Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai Chương 6


Chương 6
Lúc đầu, những con số làm cho các thành viên của gia đình Cleary sững sờ.

 Drogheda có một diện tích cả trăm ngàn hectạ Đường ranh dài nhất có tới 130 kilomet. Sáu mươi lăm kilomet và 27 cái cổng rào ngăn cách căn nhà chính với Gillabone, điểm dân cư duy nhất nằm trong vòng 150 kilomet.

Pađy và các con trai như ở trên mây. Có khi họ ở trên lưng ngựa nhiều ngày liền cách xa nhà nhiều kilomet. Buổi tối, họ cắm trại dười bầu trời đầy sao khiến cho họ thỉnh thoảng tưởng như mình đã hòa nhập cùng Chúa.

Nhưng phụ nữ ở cái xứ này lại bị buộc chân ở nhà, họ thấy cuộc đời không có gì thích thú. Họ không có điều kiện giải trí và cả lý do để leo ngồi lên lưng ngựa. Vẫn là những công việc nhàm chán, dai dẳng như nấu nướng, giặt đồ, quát lau, ủi quần áo, lo cho con nhỏ... Họ phải chịu đựng cái nóng bức, bụi bặm, luôn thiếu người đàn ông để chở và bửa củi, bơm nước, mổ gà. Trời nóng bức đến nghẹt thở, dù rằng còn đang ở đầu mùa xuân, hàn thử biểu trong mát lên đến 30 độ Trong nhà bếp nhiệt độ lên đến 47.

Quần áo mặc nhiều lớp, may bó chặt, trước đây để sử dụng ở Tây Tây Lan, nơi mà nhà luôn mát lạnh. Mary Carson đến thăm căn nhà của cô em dâu mình với mục đích quan sát coi có được vệ sinh không. Chiếc áo dài vải trúc bâu mà Fiona mặc bó sát lên đến cổ, đường viền phía sau phết dưới đất. Trong khi Mary Carson thì mặc theo mốt mới. Chiếc áo xoa màu kem chỉ dài đến bắp chân, tay rộng, thân không bó và cổ hở thấp.

- Fiona ơi, cô thật là cũ rích - Mary Carson nhận xét.

Bà ta liếc nhìn phòng khách, các bức tường được sơn lại màu kem; sàn nhà lót bằng những tấm thảm Ba Tư, đồ đạc bày biện đắt tiền và tinh tế, khiến cho bà phải chú ý.

- Tôi không có thì giờ để có thể làm khác hơn - Fiona trả lời bằng giọng khô khan.

- Cô có nhiều thời giờ hơn ở đây, vì đàn ông thường vắng mặt. Hãy cắt ngắn chiếc áo lại, vất đi những cái váy và cả coocxê, nếu không cô sẽ chết ngạt thở khi mùa hè đến. Nhiệt độ có thể tăng lên khoảng một chục độ, cô có biết không? Mắt bà Mary dừng lại bức chân dung của một phụ nữ đẹp, tóc vàng, ăn mặc mốt của Nữ hoàng Engénie - Ai đây? - Bà vừa hỏi vừa đưa tay chỉ về bức vẽ.

- Bà ngoại tôi.

- Ồ, thật à? Còn bàn ghế, các tấm thảm này ở đâu rả

- Của bà ngoại tôi.

- Ồ, thật à? Fiona thân mến của tôi, hình như cô vỡ mộng?

Fiona vẫn bình tĩnh, hai môi mím lại.

- Tôi không nghĩ như vậy. Tôi đã lấy được một người chồng đôn hậu, chị cũng cần biết điều đó.

- Nhưng không có một đồng xụ Họ riêng của em là gì?

- Armstrong.

- Ồ, thật à? Có phải là bà con phía Roderick Armstrong?

- Roderick là tên của anh cả tôi.

Mary Carson đứng dậy, tay chạm mạnh vào chiếc nón rộng vành để xua đuổi những con ruồi không biết kiêng nể bất cứ ai.

- Quả thật, cô sinh ra trong một gia đình khá hơn dòng họ Cleary, tôi phải nhìn nhận điều này. Cô yêu Pađy đến mức nào mà bỏ tất cả như thế?

- Điều đó chỉ liên quan đến tôi - giọng Fiona nói đều đều - Nói không liên quan đến chị. Tôi tránh nói về chồng tôi, kẻ cả với chị ruột anh ấy.

Nếp nhăn hai bên mũi Mary Carson càng rõ nét, bà trố mắt.

- Cô dễ bị tự ái quá.

Sau này Mary Carson không đến nhà em dâu nữa nhưng bà Smith, quản gia của Mary Carson lại đến thường xuyên và khuyên Fiona nên đổi thay cách ăn mặc.

Trước khi chia tay, Mary Carson nói:

- Trong phòng tôi có một chiếc máy may ít khi sử dụng. Tôi sẽ bảo hai người khiêng qua cho cộ Khi nào tôi cần, tôi đến đây sử dụng (Mắt của bà nhìn về phía bé Hal đang nằm chơi trên sàn nhà). Tôi rất thích nghe tiếng trẻ con líu lo, bà Cleary ạ.

Meggie sống khá cô độc. Bọn con trai chỉ còn lại có Stuart ở nhà. Jack và Hughie theo cha để học nghề chăn cừu, Stuart không có nhiều thì giờ ở bên cạnh Meggie như những anh trai khác. Cậu ta sống với thế giới riêng vốn không ồn ào, thích ngồi hàng giờ quan sát đàn kiến nối đuôi nhau hơn là leo trèo trên cây, trò chơi mà Meggie rất thích, nhất là trèo trên những cây bạch đàn úc châu đẹp tuyệt.

Tuy nhiên Meggie và Stuart không phải lúc nào cũng có thì giờ dư dả để nhìn kiến và leo cây, cả hai phải làm việc rất dữ: bửa củi và khiêng củi, đào hố rác, trồng rau trong vườn, chăm sóc gà vịt và heo. Cả hai cũng được học được biết cách giết rắn mặc dù vẫn rất sợ chúng.

Mấy năm gần đây mưa rất ít, suối cạn nước, những bồn chứa chỉ còn phân nửa. Cỏ còn đẹp nhưng không thể so sánh với lúc hoa lá xanh tươi.

- Có lẽ tình hình sẽ tệ hơn - Mary Carson nói với giọng chán nản.

Những người dân ở đây phải trải qua nạn lụt trước khi đối đầu với nạn hạn hán dữ dội. Vào giữa tháng giêng, cái gió mùa hướng Bắc - Tây thổi qua vùng này. Những ngọn gió lớn đổi hướng bất thường mặc sức hoành hành. Có khi chỉ những điểm xa nhất phía Bắc của lục địa chịu những trận mưa hè như thác; có khi, những trận mưa ấy tràn xuống phía dưới, làm cho mùa hè trở nên ẩm ướt. Năm đó, vào tháng giêng, mây đen nghịt bị những cơn gió xé toạc ra từng mảnh. Mưa bắt đầu đổ xuống, hồng thủy, trời đất gầm rú liên tục.

- Gió mùa tới. Blue Williams, người chở mướn qua nhiều vùng ghé lại Droghela, vừa vấn thuốc hút vừa nói - Sông Cooper, sông Barcoo, và sông Diamantia phình to ra, còn sông Overflow vỡ bờ. Cả vùng bên trong Queensland sẽ ngập dưới 60 centimet nước; phải rất khó khăn nếu muốn tìm ra một nơi cao để bảo vệ đàn cừu.

Bỗng chốc mưa đến. Pađy và các con trai làm việc thật vất vả để đưa các đàn cừu rời khỏi những vòng rào phía dưới. Cha Ralph đến tiếp tay rất nhiệt tình. ông thắng yên ngựa và đi cùng Frank, với những đàn chó săn giỏi nhất để di chuyển đàn súc vật về những khu đất rào kín gần rìa con sông Barwon. Trong khi đó Pađy và hai người làm công, mỗi người có một cậu con trai đi theo lại chạy về hướng khác.

Cha Ralph trông chẳng khác một nhà chăn nuôi sành sỏi. ông cỡi con ngựa sắc hồng thuần chủng - quà tặng của bà Mary Carson - mặc quần da, chân mang giày bốt bóng loáng, thân người chắc nịch bó sát trong chiếc áo màu trắng tinh, tay áo sắn lên cao, cổ áo mở rộng để lộ ra phần ngực rám nắng. Còn Frank thì mặc quần dài bạc màu, ở phía dưới đầu gối được bó lại bằng những mảnh da cănguru, người anh mặc một chiếc áo ngắn sát nách bằng nỉ mỏng màu xám, khiến Frank trở nên nghèo nàn bên cạnh cha Ralph.

Quả thật là thế - Frank, nhếch mép nghĩ thầm - nhìn theo cái dáng người thẳng của cha Ralph trên lưng con ngựa cái nhanh nhẹn xuyên qua cây thông và hoàng dương bên kia con suối nhỏ. Con ngựa của cha Ralph lông đốm, một con vật tính khí dữ dằn, bướng bỉnh, luôn tỏ ra căm ghét đồng loại. Được kích động, bầy chó chạy tứ tung, sủa loạn lên và cắn lẫn nhau. Răng nanh của chúng nhe ra bắt buộc cha Ralph phải vung những đường roi để trấn áp. Không có gì là không thể làm được ở con người này. ông biết cả huýt gió để ra lệnh đàn chó trở lại nhiệm vụ và sử dụng ngọn roi khéo léo hơn cả Frank.

Khi trời nhá nhem tối, cha Ralph và bầy chó, với sự tiếp sức không có hiệu quả mấy của Frank đã đưa được đàn cừu đến bãi đất thứ nhất, thường thì công việc ấy phải mất nhiều ngày. Linh mục vừa tháo yên ngựa ở một lùm cây gần bãi đất thứ hai, hào hứng cho rằng họ có thể lập lại thành tích đưa đàn cừu đến một bãi khác trước khi trận mưa ào tới. Mấy con chó nằm trên cỏ, lưỡi thòng ra, tìm cách ve vãn cha Ralph. Frank kéo ra từ trong túi trên lưng ngựa những miếng thịt cănguru bầy nhầy và quẳng cho nó. Chúng cắn nhau giành giật.

- Đồ súc vật! Frank nói lầm bầm. Chúng nó không như loài chó nhà. Đúng là những con chó rừng.

- Theo tôi nghĩ có lẽ chúng gần gũi với điều Chúa muốn hơn so với chó nuôi trong nhà. Cha Ralph nói lại nhẹ nhàng. Nhanh nhẹn, thông minh, hung hăng, phần nào thuần hóa. Tôi vẫn thích chúng hơn là chó nuôi làm bạn. Mèo cũng thế - Anh có nhận thấy, những con mèo lảng vảng xung quanh nhà? Hoang dại và hung dữ không thua những con beo; chúng không cho người đến gần. Nhưng chúng săn chuột tuyệt vời và không cần ai nuôi.

Cha Ralph lấy ra từ trong túi đặt trên lưng ngựa một miếng thịt cừu đông lạnh và một gói bánh mì, bợ Cắt một miếng thịt trao cho Frank, ông để bánh mì và bơ giữa hai người, trên một khúc cây đốn ngã. ông cắn vào miếng thịt ngon lành. Cả hai cùng uống nước trong một túi da và vấn thuốc hút.

- Này Frank, hình như anh không vui?

Cha Ralph hỏi với một tiếng thở ra, tay vấn điếu thuốc thứ hai.

Frank ngồi cách linh mục khoảng một mét rưỡi; anh quay phắt đầu lại, nhìn cha Ralph với vẻ dò xét.

- Hạnh phúc là thế nào?

- Anh có thể tìm ra một thí dụ. Cha và các em của anh đều rất hạnh phúc, ít ra lúc này. Nhưng anh thì lại khác. Mẹ anh cũng thế và cả em gái Meggie của anh đều không thích úc châu?

- Tôi không thích vùng này. Tôi muốn đi Sydney; ở đó tôi hy vọng có lối thoát.

- Sydneỵ Đó là một nơi dễ sa ngã - Cha Ralph cười nói.

- Tôi cóc cần! Ở đây tôi cũng lại bị kẹt cứng như ở Tây Tây Lan. Tôi muốn trốn khỏi ông ấy.

- ông ấy?

Frank nói một cách đột ngột và từ chối nói thêm. Nằm ngửa, Frank ngước mắt nhìn lên tán cây.

- Anh bao nhiêu tuổi, Frank?

- Hai mươi hai.

- à, tức nhiên! Có lần nào anh xa gia đình chưa?

- Chưa.

- Anh có đi khiêu vũ lần nào chưa? Chắc đã có?

- Chưa.

- Thế thì ông ấy sẽ không giữ được anh lâu.

- ông ta sẽ giữ tôi đến chết.

Cha Ralph ngáp dài và chuẩn bị ngủ.

- Chúc ngủ ngon - ông nói trong miệng.

Hôm sau dù mây vần vũ nhưng trời vẫn chưa mưa và hai người đã giải tỏa được bãi chăn thứ hai.

Mưa bắt đầu đổ xuống và buổi chiều lúc Frank và linh mục phi ngựa đến chỗ cạn của đoạn suối gần nhà.

Nhưng khi qua bên kia bờ thì người và ngựa không thể lên cùng lúc vì dốc đứng và trơn trợt. Họ phải để ngựa lên trước, cả hai còn lại leo lên tuột xuống mấy lượt.

Nhờ thấy hai con ngựa không có chủ về nhà, Pađy đoán ra chuyện không hay của hai người. ông đến bên bờ suối với dây thừng kéo cha Ralph và Frank lên.

Pađy mời cha vào nhà thay quần áo ấm nhưng cha cười lắc đầu từ chối.

- Mọi người đang chờ tôi ở Nhà Lớn - ông nói. Mary Carson nghe tiếng cha Ralph gọi cửa trước khi đám gia nhân nghe thấy. ông đã đi vòng ra phía trước tòa nhà dự tính đi thẳng vào phòng.

- Cha không thể vào nhà trong tình trạng này, người lấm bê lấm bết - Bà Mary Carson đứng trong hiên nói với Ralph.

- Vậy xin bà đưa giúp tôi mấy cái khăn và chiếc valị

Không chút ngượng nghịu, bà quan sát cha Ralph trong khi ông cởi áo, cởi giày bốt. ông tựa vào cửa sổ phòng khách dùng khăn để lau bùn.

- Cha là người đàn ông đẹp nhất mà tôi được nhìn, Ralph ạ - Tại sao có lắm linh mục đẹp như thế. Phải chăng vì có dòng máu ái Nhĩ Lan. Tất nhiên, đó là một dân tộc đẹp, những người ái Nhĩ Lan. Có phải những đàn ông đẹp đi làm linh mục để thoát khỏi sự quyến rũ của chính họ. Tôi đánh cuộc với cha rằng tất cả thiếu nữ ở Gilly đều ao ước chạ

- Từ lâu tôi có thói quen không để ý đến các cô gái si tình - ông trả lời vui vẻ - Bất cứ linh mục nào dưới 50 tuổi đều co thể là mục tiêu của một số các cô và một linh mục dưới 35 thì dứt khoát các cô phải mê rồi. Nhưng chỉ có các cô gái theo đạo Tin lành là muốn chinh phục tôi một cách công khai.

- Cha không trả lời thẳng câu hỏi của tôi.

Mary Carson đứng thẳng người lên, đến sát cha Ralph đặt lòng bàn tay của mình lên ngực linh mục và giữ nguyên ở đó.

- Sự đòi hỏi của phụ nữ có làm cha ray rứt không, cha Ralph?

- Không, ông trả lời, đầu ông ngả về phía sau trong một động tác bày tỏ sự khinh miệt.

- Với đàn ông thì có lẽ?

- Còn tệ hơn phụ nữ. Không, không có đòi hỏi nào giày vò tôi. - Hay cha chỉ yêu chính cha mà thôi?

- Càng ít hơn bất cứ ai.

- Thật lý thú. Bà đi vòng quanh cha Ralph và quan sát linh mục. Ralph, Hồng Y De Bricassart - giọng Mary Carson mỉa mai.

Đầu tháng hai, cuộc sống thay đổi đột ngột với Meggie và Stuart. Cả hai được gởi đi học nội trú ở tu viện Gillabone vì không có trường nào gần hơn. Pađy cho biết khi tới tuổi, Hal sẽ học theo phương pháp hàm thụ của trường trung học Blacfriard ở Sydneỵ Còn bây giờ vì Meggie và Stuart quen học với thầy nên phải gởi đi học ở tu viện Saint Croix, tiền nội trú được bà Mary Carson chi rộng rãi. Còn Jack và Hughie sẽ không đi học nữa, Drogheda cần chúng và cả hai đều thích sống với đất đai.

Meggie và Stuart trải qua một cuộc sống êm đềm ở tu viện Saint Croix, rất khác so với những ngày chúng học Trường Thánh Tâm ở Wahinẹ Cha Ralph đã tế nhị cho các nữ tu biết ông bảo trợ cho hai đứa bé và khéo léo nhắc đến người cô của chúng là một phụ nữ giàu nhất ở New South Wales. Do đó mà sự rụt rè của Meggie được xem như một đức tính tốt và cuộc sống tách rời, cô độc của Stuart, thói quen nhìn vào khoảng không, giờ này sang giờ khác, lại được coi là thánh thiện.

Cha Ralph thường đến thăm Meggie và Stuart, đón cả hai về nhà xứ đều đặn đến nỗi ông quyết định cho sơn căn phòng được dành cho Meggie - bằng màu xanh dịu - ông cho treo màn mới và thay khăn trải giường. Stuart thì tiếp tục ngủ trong căn phòng trước đây sơn màu kem bây giờ ngả sang màu nâu. Cha Ralph không hề tỏ ra quan tâm Stuart ở đây có vui không. Sự hiện diện của Stuart là phụ thuộc, cậu ta được mời về chỉ do sự tế nhị bắt buộc mà thôi.

Cha Ralph cũng không biết tại sao ông lại mến Meggie đến thế, và trong thâm tâm ông cũng không khi nào tự hỏi về điều này. Đầu tiên ông cảm thấy thương hại cô bé khi nhìn thấy lần đầu ở sân ga đầy bụi, Meggie đứng tách riêng một mình, có lẽ vì là con gái duy nhất trong gia đình. ông kết luận như vậy. Nhưng ngược lại, linh mục không lưu tâm đến Frank cũng đứng một mình ngoài vòng gia đình; ông không hề thương hại cậu thanh niên ấy. Còn Meggiẻ Cô bé làm cho linh mục xúc động sâu xa mặc dù ông không biết tại sao. Màu tóc của Meggie khiến cho ông bị mê hoặc. Màu và hình dáng của đôi mắt làm nhớ đến đôi mắt rất đẹp của Fiona, nhưng dịu dàng gấp bội và đáng yêu hơn. Và tính tình của Meggie theo ông đó là cái tính lý tưởng của người phụ nữ: thụ động, nhưng kiên quyết trước mọi thử thách. Không có sự nổi loạn ở Meggie, trái lại, cả đời Meggie sẽ khuất phục, chấp nhận sống bên trong những ranh giới của số phận người phụ nữ.

Tuy nhiên, không phải chỉ có những điều đó làm Ralph quý mến Meggie; mà trong sâu xa, tình cảm đối với cô bé này xuất phát từ một pha trộn của thời gian, nơi chốn và cá tính. Không ai coi cô bé ra gì, điều đó gây nên một khoảng trống trong cuộc đời của Meggie, cái khoảng trống ấy ông có thể làm đầy và chắc chắn sẽ nhận được tình thương của cô bé. Meggie lại là một đứa trẻ con và như thế không gây nên lời ra tiếng vào nào cho lối sống và tiếng tăm của linh mục. Cô bé rất đẹp và ông say mê với cái đẹp ấy. Điều đó khó có thể chấp nhận, cô bé đã lấp cai khoảng trống của cuộc đời ông, cái khoảng trống mà Chúa của ông không thể lấp được, vì rằng cô bé có một sức hấp dẫn và một nhân cách rõ nét. Để không gây sự khó chịu cho gia đình Cleary khi ông thường xuyên tặng quà cho Meggie, ông đã dành tất cả thời gian mà ông có thể có được - thời giờ và cả tâm trí - để trang hoàng căn phòng của Meggie ở trong nhà xứ, với mục đích được thấy cô bé vui, hơn là để có một nơi để đặt viên ngọc quí Meggie.

Hết chương 6

 

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/13900


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận