Trốn Chạy Truyện 8


Truyện 8
Thần lực

Để dante nghỉ giải lao đi

13 tháng Ba, 1927. Giờ thì ta lại có mùa đông, đúng lúc lẽ ra ta phải được thấy mùa xuân. Bão lớn chặn kín những nẻo đường, trường học đóng cửa. Có tin vài người già ra đường đi dạo suýt nữa thì bị đông cứng. Hôm nay mình xồ giày đi tuyết vào rồi bước giữa phố, chẳng thấy dấu chân ai khác ngoài dấu giày của chính mình in trên tuyết. Đến lúc mình từ cửa hàng quay về thì những dấu chân của mình đã bị phủ lấp hoàn toàn. Sờ dĩ như vậy là do hồ không đóng băng như thường lệ và gió Tây chở theo biết bao hơi ẩm, trút xuống ta thành tuyết. Mình đi mua cà phê với vài ba món đồ thiết yếu khác. Người mình chạm trán trong cửa hàng không phải ai khác mà chính là Tessa Netterby, con bạn mình chưa gặp có đến cả năm nay rồi. Mình thấy có lỗi vì chưa bao giờ cất công đi thăm nó, bởi mình từng cố duy trì một thứ gần như tình bạn với nó sau khi nó bỏ học. Mình nghĩ mình là đứa duy nhất làm thế. Người nó quấn sù sụ ưong chiếc khăn lớn, nhìn cứ như từ sách truyện bước ra. Nửa trên to hon nửa dưới, thật đấy, bởi lẽ nó sở hữu gương mặt rộng với mái tóc đen quăn lọn như mớ giẻ trên đôi vai rộng, trong khi nó chỉ cao mấp mé một mét rưỡi. Nó chỉ cười, đúng kiểu con bé Tessa ngày xưa. Mình hỏi thăm nó dạo này ra sao - ta luôn luôn thăm hỏi nó như thế mỗi khi gặp nó, một cách nghiêm túc, bới vì hoàn cánh khó khăn chi đó đã vây hãm nó lâu lắc đến nỗi đẩy nó khỏi trường học khi mói mười bốn tuổi. Nhưng ta hồi thế cũng là vì ta chẳng nghi ra được gì khác mà nói, nó đâu có ớ crong cùng thế giới với những người còn lại chúng ta. Nó không vào bất cứ câu lạc bộ nào, cũng không thể tham gia bất kỳ môn thể thao gì, nó chả có đời sống xâ hội bình thường. Đúng là cuộc sống của nó cũng liên quan dính líu tới con người và không có mắc mứu gì trong đấy cả, nhưng mình chả biết mô tả thế nào về cuộc đòi nó, mà hình như bản thân nó cũng chả biết mô tả làm sao luôn.

Ông McWilliams ở ngoài cửa hàng trông giúp bà McWilliams bởi vì các nhân viên không tới được chỗ làm. Lão này hay trêu ghẹo rất kinh, và lúc này lão bắt đầu bỡn cọt Tessa, hỏi nó có biết tin ccm bão đang xộc tói hay không mà sao không cho đám thiên hạ còn lại biết, vân vân, rồi bà McWiIliams quát lão im mồm đi. Tessa tỏ vẻ như nó chưa bao giờ nghe thấy gì, chỉ hỏi mua một hộp cá. Mình đột nhiên cảm thấy không thoải mái khi hình dung tói cảnh nó ngồi ăn tối bằng cá hộp. Một chuyện hầu như không thể xảy ra, vì mình thấy không lý gì mà nó không thể tự nấu ăn như bất cứ ngưòi nào khác.

Tin sốt dẻo mình nghe được tù cửa hàng là mái trần Sảnh Hiệp sĩ Đền thờ mới bị sập. Vậy là đi tong luôn sàn khấu diễn vở Những kẻ chèo thuyềri[1], đã ấn định sẽ trình làng vào cuối tháng Ba này. Sản khấu tòa thị chính không lớn đủ, còn nhà hát lớn hiện đang được trưng dụng để chứa quan cài của xưởng mộc Hay’s Furniture. Cho nên tối nay chúng mình đáng ra có buổi tổng diễn tập, nhưng mình không biết có ma nào tới được không, hoặc kết quả sẽ ra sao.

16 tháng Ba. Quyết định xếp xó Những kẻ chèo thuyền trong năm nay, chỉ có sáu mống tới tổng duỵệt trong sảnh trường đạo cho nên chúng minh bỏ cuộc và kéo nhau tới nhà Wilf uống cà phê. Wilf cũng thông báo rằng anh dự định đây sẽ là buổi diễn cuối cùng của mình, bởi vì công việc của anh đang quá bù đầu, và chúng mình sẽ phải đi tìm một giọng tenor khác. Đó quả là một cú đấm trời giáng bỏi vì anh là người giỏi nhất.

Mình vẫn cảm thấy tức cười khi gọi một ông bác sĩ bằng tên cho dù anh ta chí mới rròm trèm ba mươi. Nhà anh đã từng là nhà của bác sĩ Coggan và đến nay nhiều người vẫn gọi nó như vậy. Nó được chú ý xây thành nhà của bác sĩ, vói chái phòng khám chếch một bên. Nhưng Wilf đã cho làm lại hết, một số bức ngăn được dỡ xuống cho không gian rộng hơn và sáng sủa hơn, thành thử Sid Ralston trêu rằng anh chàng đang chuẩn bị sẵn sàng để lấy vợ. Mà đề tài vợ chồng này là cực kỳ nhạy cảm đối vói Ginny, cũng đang có mặt trong đám, nhưng có lẽ Sid không biết. (Ginny vị chi đã có tới ba lời cầu hôn. Thứ nhất là của Wilf Rubstone, sau đó đèn Tommy Shuttles, rồi sau đó nữa là Euan McKay. Một bác sĩ, một chuyên gia nhãn khoa, rồi đến một mục sư. Cô nàng lớn hưn mình tám tháng nhưng mình chá dám hv vọng minh sẽ chen đua kịp với cô nàng. Mình nghĩ ít nhiều chính cò nàng đã dắt mũi họ, mặc dù cỏ nàng luôn thanh minh rằng cô nàng không thể hiểu nổi tại sao lại thế, và rằng lần nào họ ngỏ lời xin cưới cô nàng cũng đều bất thình lình như sét đánh giữa ban ngày. Còn mình thì nghĩ thiếu gì cách biến mọi chuyện thành trò đùa và để cho họ biết là ta không đón chào một lời cầu hôn, trước khi ta bật đèn xanh cho họ rồi để họ tự biến mình thành thằng hề.)

Nếu có bao giờ bị bệnh thập tử nhất sinh thì hy vọng mình có thể hủy cuốn nhật ký này đi, hoặc đọc một lượt và dập đi tất cả những chi tiết đáng xấu hổ trong đây, phòng khi mình chết.

Cả bọn chúng mình đã chuyện trò vói nhau khá nghiêm túc, mình không biết tại sao lại thế, nội dung xoay quanh những thứ chúng mình đã học ở trường và về việc chúng mình đã quên mất bao nhiêu rồi. Có người nhắc tới Câu lạc bộ Hùng biện từng tồn tại trong thị trấn, nó đã bị đào thải như thế nào sau chiến tranh, khi mà ai nấy đua nhau mua xe hơi vi vu đó đây, đi xem phim và bắt đầu chơi gôn. Các thành viên câu lạc bộ đã từng tranh luận những đề tài nghiêm túc đến thế nào. “Khoa học hay văn chương, cái nào quan trọng hơn đối vói sự hình thành nhân cách của con người?” Ai ơi thử tướng tượng xem ngày nay có thể bắt thiên hạ đi ra ngoài dỏng tai lên nghe những thứ đó được không? Ngay như ngồi túm tụm lộn xộn mà nói chuyện về nó, chúng mình cũng cảm thấy ngớ ngẩn ấy chứ. Bỗng Ginny náy ra ý kiến rằng ít nhất hãy thành lập Câu lạc bộ Đọc sách, như chế sẽ khuyến khích chúng mình đọc những quyển sách quan trọng chúng mình luôn muốn đọc nhưng chưa bao giờ giở ra. Cuốn văn hóa La Mã và Hy Lạp cổ của Harvard vẫn ngồi nguyên trên kệ đằng sau cánh của kính trong phòng khách năm này qua năm khác. Tại sao không là Chiến tranh và hòa bình, mình nói, nhưng Ginny tuyên bố cô nàng đã đọc nó rồi. Vì vậy nên có màn bỏ phiếu chọn giữa Thiên đường đã mấtyiÁ Thần khúc, với phần thắng nghiêng về Thần khúc. Tất cả những gì chúng mình biết về quyển này là nó không phải hài lặch[2] và được viết bằng tiếng Ý, dẫu rằng dĩ nhiên chúng mình sẽ đọc nó bằng tiếng Anh. Sid tưởng nó viết bằng tiếng Latin và bảo cậu ta đã đọc nó trong lóp cô Hurt đủ để dùng suốt cuộc đời rồi, cả đám chúng mình cười phá lên, thế là cậu ta bèn giả vờ như đã biết từ đầu rồi. Dù sao thì giờ đây khi Những kẻ chèo thuyền đã hoãn, chúng mình cũng phải tìm thời gian gặp hai tuần một lần để khích lệ tinh thần cho nhau.

Wilf dẫn chúng mình đi xem nhà anh. Phòng ăn ở một bên hành ỉang và phòng khách ở bên kia, nhà bếp có chạn

âm tường, có bồn rửa đôi và lò điện đời mới nhất. Có phòng vệ sinh mới ở cuối hành lang, một phòng tắm tiện nghi hiện đại, tủ âm tường rộng đủ để bước cả người vào, với nhiều tấm gương lớn gắn trên cửa. Sàn nhà lát gỗ sồi vàng óng khắp noi. Khi về mình thấy nhà mình sao mà chật chội thảm hại, ván ốp tường sao mà xỉn đen và lỗi thòi đến thế Trong bữa sáng mình bàn với ba xây phòng tắm nắng sát bên phòng ăn để ít nhất nhà mình cũng có một căn phòng sáng sủa hiện đại. (Mình quên không kể nhà Wilf có phòng tắm nắng xây từ nguyên cả chái nhà đối diện phòng khám của anh, tạo nên một sự cân bằng rất hài hòa.) Ba bảo cần thứ đó để làm gì trong khi nhà ta đã có hai mái hiên đón nắng buổi sáng và buổi tối rồi? Vì vậy mình thấy xem ra kế hoạch cải tạo cơ ngơi này của mình sẽ chẳng đi đến đâu.

làm gì bây giờ? Tóc tớ rụng khắp gối luôn, những lọn tóc đẹp của tớ rải khắp gối nên giờ tớ sắp hói rồi, tớ không bao giờ dám ra khỏi nhà nữa, cậu chạy qua đây ngay xem tụi mình có thể nhặr nhạnh làm thành một bộ róc giả được không?”

Thế là mình nói điềm nhiên, “Thì cứ trộn bột với nước rồi quết lên dán vào là xong chứ gì. Mới lại cậu có thấy tức cười không khi chuyện ấy xảy ra vào đứng sáng ngày Cá Tháng Tư?”

Giờ đến sự kiện mà mình chẳng muốn ghi lại cho lắm.

Mình rảo bộ tới nhà Wilf mà không đợi ăn sáng bởi vì mình biết anh hay tói bệnh viện sớm. Đích thân anh chàng ra mở cửa trước, áo gi lê và sơ mi chỉnh tề. Mình không để tâm tói phòng khám vì cho rằng nó vẫn còn đóng. Bà già anh thuê làm quản gia - mình thậm chí còn không biết tên bà ta

-   đang dộng rầm rầm trong nhà bếp. Mình đinh ninh người ra mở cửa là bà ta, nhưng đúng lúc đó anh đang ở tiền sảnh chuẩn bị đi, “Có gì đó Nancy?” anh nói.

Mình không nói không rằng, cứ mặr nhăn mày nhó ôm chặt cái cổ.

“Em làm sao vậy, Nancy?”

Túm chặt cổ hơn nữa, ho khọc khọc khổ sở, lắc đầu lia lịa ra dấu tỏ ý mình không thể nói được. Ôi chao, thương tâm quá.

“Vào đây,” Wilf nói, đoạn dẫn mình qua hành lang bên hông, qua của nhà vào phòng khám. Mình thấy bà già kia hé nhìn ra nhưng mình ra điều không nhìn thấy bà ta, cứ tiếp tục ưò vờ vịt của mình.

“Xem nào,” anh nói, ấn mình vào ghế bệnh nhân và bật hết các bóng đèn lên. Những tấm mành vẫn chưa cuốn lên khỏi các ô cửa sổ và cả phòng sặc sụa mùi thuốc sát trùng hay mùi gì đó. Anh lấy ra một cây đè lưỡi cùng dụng cụ dùng để soi sáng nhìn sâu vào cổ họng.

“Nào, há miệng ra hết cỡ coi.”

Mình há mồm ra, nhưng ngay khi anh định đè lưỡi minh xuống ứù minh kêu lên, “Cá Tháng Tư!”

Không một nhíu cười trên mặt. Anh vứt cây đè lưỡi đi và tắt phụp đèn trên dụng cụ, không hé một lòi cho tới khi anh giật phắt cửa ngoài phòng khám. Rồi mới nói, “Anh còn phải khám cho bệnh nhân nữa, Nancy. Sao em không học cách cư xử cho đúng tuổi của mình?”

Vậy nên mình vụt gấp ra khỏi nơi đó như con chó cụp đuôi. Mình chả có bụng dạ nào mà hỏi anh tại sao không hưởng ứng trò đùa. Khỏi nói cũng biết, thể nào cái bà già tọc mạch trong bếp cũng sẽ đồn ầm vụ này ra khắp thị trấn, anh đã nổi khùng như thế nào và mình đã phải nhục nhã cút thẳng ra sao. Mình cảm thấy bứt rứt kinh khủng suốt ngày hôm đó. Thêm sự trùng hợp ngu ngốc nhất là mình thậm chí phát bệnh, phát sốt, rồi đau râm ran cổ họng, chỉ còn biết ngồi ở phòng trước đắp chăn lên đùi mà đọc lão Dante già. Tối mai mói là buổi gặp gỡ của Cảu lạc bộ Đọc sách, vì vậy chắc là mình đã đi trước bọn họ một quãng xa. Rắc rối ở chỗ không chữ nghĩa gì chui (lược vào đầu mình, bới mình cứ vừa đọc vừa suy nghĩ lan man rằng cái trò mình mới làm nó vô vị làm sao, trong tai cứ âm âm giọng nói sắc như dao của anh bảo mình phải cư xử cho đứng tuổi. Nhưng sau đó minh thấy mình trả treo vói anh trong đầu rằng đi tìm chút niềm vui bé tẹo trong đòi đâu có gì mà gớm ghiếc. Minh tín chắc ba của anh là mục sư, phải chăng việc ấy đã ảnh hưởng tới anh? Gia đình mục sư chuyển chỗ ở nhiều đến nỗi anh không bao giờ có thòi gian giao du với một nhóm bạn lớn lên cùng nhau, để hiểu nhau và chọc ghẹo nhau.

Mình hình dung anh lúc giữ cánh cửa mở với áo gi lê và sơ mi hồ cứng. Cao và mỏng tựa dao. Tóc rẽ ngôi thẳng thớm và ria mép tỉa nghiêm ngặt. Giời oi, thảm họa.

Mình phân vân không biết có nên viết cho anh một lá thư giải thích rằng đùa vui không phải là xúc phạm, theo quan điểm của mình? Hay là nên viết một lá thư xin lỗi hẳn hoi?

Mình không thể hỏi ý kiến Ginny được vì anh đã cầu hôn cô nàng, như vậy có nghĩa anh nghĩ cô nàng là người có giá trị hơn mình. Và mình đang roi vào rình trạng thiểu não đến nỗi mình tự hỏi liệu nói ra thì cô nàng có bí mật dùng chuyện này để điều khiển mình không. (Thậm chí không biết cò nàng đã gạt bỏ anh thật hay chưa.)

4 tháng Tư. Wilf không đến Câu lạc bộ Đọc sách vì có người già nào đó bị đột quỵ. Bởi vậy mình viết cho anh một mẩu nhắn. Cố tỏ ý xin lỗi trong đó nhưng cũng kliông quá nhún nhường. Cái này cũng dằn vặt mình không yên. Không phải mẩu giấy nhắn mà là việc mình đã viết nó.

12 tháng Tư. Mình nếm trải cảm giác ngạc nhiên tột độ trong cuộc đòi trẻ trung ngờ nghệch của mình khi ra mớ của vào trưa nay. Ba vừa về nhà và mói ngồi xuống ăn thì đó kìa, Wilf. Anh không bao giờ trả lời mẩu thư nhắn mình viết cho anh và mình đã đinh cam chịu rằng anh có ý ghê tởm mình mãi mãi, và sau này tất cả những gì mình có thể làm là khiến anh nhăn mặt bới vì mình đâu có quyền lựa chọn.

Anh hỏi anh có làm gián đoạn bữa ăn của mình không.

Anh không lầm gián đoạn gì hết bởi vì mình đã quyết định không ăn cho tới chừng nào tiêu bót đi hai ký rưỡi Trong khi ba và bà Box ăn thì mình ngậm chặt miệng lại và thả mình vào Dante.

Mình đáp, không.

Anh bảo, thế thì, đi với anh một chút nhé? Chúng ta có thể ngắm băng tan trên sông, anh nói. Anh riếp tục giải thích rang anh đã thức gần như suốt đêm và phải mở cửa phòng khám lúc một giờ, thành ra anh không có thời gian chợp mắt, và không khí trong lành sẽ làm anh hồi sức mau hơn. Anh không nói tại sao anh phải thức cả đêm cho nên mình đoán chắc là có một đứa bé chào đời và anh nghĩ anh sẽ làm mình bối rối nếu anh nói điều đó.

Mình nói mình đang định bắt đầu hoàn thành chỉ tiêu đọc sách trong ngày của mình.

“Đế cho Dante nghi giải lao chút đi,” anh bảo.

Thế là mình khoác áo vào, đánh tiếng cho ba biết rồi chúng mình chui tọt lên xe của anh. Chúng mình khỏi hành về hướng Cầu Bắc, ở đó có vài người, phần lớn là đàn ông

và trai trẻ đang nghỉ ăn trưa, tụ tập xem băng tan. Năm nay không có những tảng băng lớn do mùa đông bắt đầu muộn. Dù vậy, băng vẫn tông vào các trụ cầu, vỡ ra, hình thành một quanẹ cảnh hỗn độn như thường lệ vói những dòng nước nhỏ chạy xen giữa. Chẳng có gì làm ngoài việc đứng trố mắt nhìn cảnh này như thể ta bị thỏi miên, hai bàn chân tê cóng. Dẫu rằng băng đang tan nhirng xem ra mùa đông chưa chịu bỏ cuộc và mùa xuân dường như còn ở rất xa. Mình tự hỏi làm thế quái nào mà có những người có thể tìm thấy ở cảnh tượng này thú tiêu khiển đến nỗi có thể đứng đó xem hàng nhiều giờ liền.

Chẳng bao lầu sau Wilf cũng chán xem băng. Chúng mình trở lại xe và khống biết phải nói gì với nhau, cho tới khi mình đánh liều hỏi anh có nhận được mẩu thư của mình không?

Anh đáp, có.

Mình nói mình thật sự thấy mình như con ngốc vì những gì đã làm (đúng vậy, nhưng có lẽ những lòi mình nói nghe ăn năn hối hận hơn dự định).

Anh nói, “Ô, không sao.”

Anh lùi xe, chúng mình hướng vào thị trấn và rồi anh nói, “Anh đã hy vọng hỏi cưới em. Có điều anh không định thực hiện nó như thế này. Anh đã định sẽ chuẩn bị kỹ hơn nữa. Trong một hoàn cảnh thích họp hơn.”

Mình nói, “Ý anh là anh đã Ky vọng nhưng giờ thì không còn hy vọng nữa? Hay ý anh là bây giờ anh vẫn đang hy vọng?”

Mình thề là khi nói thế mình không hề có ý dồn ép anh. Mình thật sự chỉ muốn làm cho rõ sự việc mà thỏi.

“Anh vẫn đang,” anh nói.

Tiếng “vâng” vuột ra khỏi miệng mình trước khi mình kịp định chần khỏi cơn sốc Mình không biết giải thích nó làm sao. Mình nói vâng theo kiểu ngoan hiền dễ thương nhưng khòng qud sốt sắng. Giống kiểu vâng, tôi muốn uống một tách trà hơn. Minh thậm chí không tỏ vẻ ngạc nhiên. Cứ như mình cần phái đưa cả hai ra khỏi khoảnh khắc này thật nhanh rồi sau đó chúng mình mới thư giãn và trở về bình thường được. Trong khi kỳ thực còn lâu mình mói thư giãn và bình thường theo đúng nghĩa được với Wilf. Đã có lúc minh thấy anh thật bí ẩn và nghĩ anh vừa đáng sợ vừa buồn cưòi, thế rồi kể từ sau trò Cá Tháng Tư xui xẻo kia mình lại ngượng ngùng đến chết. Mình hy vọng minh không trả lòi vâng, em sẽ lấy anh để vượt qua cảm giác ngượng ngùng đó. Mình còn nhớ rõ là mình đã nghĩ nên rút lại từ vâng để nói em cần thời gian suy nghĩ chêm, nhưng mình hầu như không thể làm thế mà không quăng cả hai xuống vũng lầy của sự ngượng ngùng còn kinh khúng hơn bao giờ hết. Với lại mình cũng chẳng biết mình có gì để phải suy nghĩ thêm nữa.

Thế là mình đã đính hôn với Wilf. Mình không thể tin nổi. Phải chăng chuyện đính hôn xảy ra với tất cả mọi người theo cách đó?

14 tháng Tư. Wilf tới nhà để thưa chuyện với ba còn mình

đến nhà Ginny để kể chuỵện vói cô nàng. Mình vào thẳng vấn đề và thú thật rằng mình cảm thấy kỳ cục khi nói với có nàng, rồi bảo mình hy vọng cô nàng không thấy kỳ cục khi làm phù dâu cho mình. Cô nàng nói dĩ nhiên là không rồi, thê là cả hai chúng mình dàng trào cảm xúc, vòng tay òm nhau, và hơi chút thít, sụt sịt.

“Bọn con trai thì là gì so vói rình bạn bè chứ?” cô nàng nói

Thế rồi mình tự nhiên nổi hứng vô tư lự và bảo cất cẩ là lỗi của cô nàng.

Mình nói mình không thể chịu nổi cảnh người đàn ống tội nghiệp ấy bị tới hai cô gái khước từ.

30 tháng Năm. Đã rất lâu rồi mình chua viết gì vào đây bởi vì mình mải quay cuồng trong bao nhiêu việc phải làm. Đám cưới được lên lịch là ngày mùng 10 tháng Bảy. Mình sẽ diện chiếc váy do bà Cornish may - bà này đã quay mình một trận phát điên, đứng đó trong bộ đồ lót ghim cả đống kim trong khi bà ta thì luôn miệng quát mình đứng im. Đó là chiếc đầm vải voan màu trắng, mình không chịu may đuôi váy vi e rằng mình sẽ giẫm lên nó mà vấp ngã mất. Tiếp đến là sắm sửa quần áo tư trang, bao gồm nửa tá váy ngủ mùa hè, một chiếc kimono Nhật bằng lụa mềm như nước in hình hoa huệ tây và ba bộ pyjama mùa đông, tất cả đều được mua tại cửa hàng Simpson tận Toronto. Có vẻ như pyjama không phải tư trang lý tưầng để đem về nhà chồng, nhưng váy ngủ

thì không đủ giữ ấm cho ta, và đằng nào mình cũng ghét chúng bới vì kiểu gì chúng cũng sẽ nhăn rúm ở bụng. Cộng thêm đông xi líp lụa và các món linh tinh khác, toàn màu hồng đào hoặc màu “nude”. Ginny bảo mình nên tích cóp chúng trong khi còn có cơ hội, chứ nếu lỡ nổ ra chiến tranh ớ Trung Quốc thì rất nhiều đồ lụa sẽ trở nên khan hiếm. Cô nàng vẫn chăm cập nhật tín tức như thường lệ. Váy phù dâu của cô nàng màu xanh đậm.

Hôm qua bà Box làm bánh cuói. Tính ra phải mất sáu tuần bánh mới ráo cho nên chúng mình dự định sẽ xong mọi việc đúng duýt thòi hạn. Phải tự tay mình đánh bột mới được may mắn, mà khối bột rhì nặng nhóc nhách trái cày đến nỗi cánh tay mình muốn rụng ra luôn. OUie có mặt ở đó, thành thử anh thay mình đánh bột một chút nhân lúc bà Box không canh chừng. Chả biết điều đó sẽ mang tới loại may mắn nào.

Ollie là em họ của Wilf, đang ở đây thăm anh mình vài tháng. Do Wilf không có anh em nào khác nên Ollie sẽ là phù rể. Anh ấy hơn mình bảy tháng, vậy xem ra mình với anh ấy vẫn là trẻ con, không giống như Wilf (mình không thể tưởng tượng được Wilf từng bao giờ là trẻ con). Anh ấy - tức Ollie - đã phải nằm viện lao những ba năm, nhưng giờ sức khỏe có khá hơn. Lúc anh ấ.y nằm đó người ta đã xì mất của anh ấy một trong hai lá phổi. Mình từng nghe nói về chuyện này và tin rằng như thế rhì người ta phải hít thở chỉ bằng một lá phổi thôi, nhưng hóa ra không phải. Người ra chỉ xì nó đi để nó ngừng hoạt động trong khi họ chữa trị nó bằng thuốc và bao bọc (không bắt buộc) chỗ nhiễm trùng vào nang cho nó ngủ yên. (Thấy chưa, bây giờ mình đã là mộr chuyên gia y học lão luyện rồi, đính hôn với một bác sĩ có khác!) Trong khi Wilf giải chích điều này, Ollie bịt hai tai lại. Anh ấy nói anh ấy không thích nghĩ về những gì đã xảy ra rồi, anh ấy giả vờ với bản chân rằng bên trong mình rỗng tuếch như con búp bê bằng nhựa déo. Anh ấy là 'người trái ngược hẳn với Wìlf nhưng xem ra họ khá là hòa thuận.

ơn Chúa, chúng mình sẽ thuê tiệm bánh trác kem cho cái bánh cưới một cách chuyên nghiệp. Mình nghĩ nếu không thế thì bà Box làm sao mà chịu nổi sự căng thắng.

Mình vẫn tới xưởng cưa hai ngày một tuần. Mình có phần mong sẽ vẫn duy trì nếp này ngay cả sau đám cưới, nhưng ba nhất quyết bảo không. Ba cứ nói mãi, làm như người ta thuê mướn mộr phụ nữ có chồng là bất hợp pháp không bằng, trừ phi cô ta góa bụa hoặc làm vào cảnh túng bấn ngặt nghèo, nhưng mình chí ra rằng đây đâu phải là thuê mướn bỏi vì dù sao ba có trả tiền công cho minh đâu. Thế là ba nói luôn ra cái điều ban đầu ba ngại ngùng không nói, rằng khi mình lấy chồng thì thể nào cũng sẽ có nhiều gián đoạn.

“Sẽ có những lúc con không chường mặt ra ngoài được,” ba nói.

“Ồ, con không biết điều đó,” mình nói, mặt đỏ lên như con khùng.

Thì ra ông cụ (ba mình ấy) đã định trong đầu rằng sẽ hay biết bao nếu Ollie quán xuyến những việc hiện nay minh đang làm và ông cụ (tức ba mình) còn thật lòng hy vọng Ollie có thể làm quen dần vói công việc kinh doanh để cuối cùng còn tiếp quản toàn bộ. Có lẽ ba đã ước mình lấy một người chồng có thể đảm đương việc này - mặc dù ba nghĩ Wilflà tuyệt nhất rồi. Là kẻ đang rỗi rãi, lại thông minh và có học vấn (mình không biết chính xác anh ấy học cao đến mức nào và ở đâu, nhưng rõ ràng anh ấy hiểu biết hơn hẳn bất kỳ ai ở quanh vùng), Ollie có thể được xếp vào sự chọn lựa đầu bảng. Cũng vì lý do này mà hôm qua mình phải đưa anh tới văn phòng chỉ cho anh xem sổ sách, vân vân.. xong ba dẫn anh đi giới thiệu vói cánh đàn ông cúng như bất cứ ai tình cờ có mặt ở đó, và có vẻ như hết thảy mọi thứ đều mỹ mãn.

Ollie tỏ ra rất chăm chú và mang về mặt nghiêm túc công việc khi ở trong văn phòng, sau đó anh vui vẻ và bông đùa (nhưng không đùa quá lố) với các ông - anh thậm chí còn thay đổi phong cách nói chuyện đúng liều lượng, khiến ba rất hài lòng và phân chấn. Khi mình vào chúc ba ngủ ngon thì ba bảo, “Ba thấy thật may mắn khi chàng trai trẻ đó xuất hiện ở đây. Anh ta là người đang tìm kiếm tương lai và một noi chốn có thể khiến anh ta cảm thấy như ớ nhà.”

Mình không cãi lại, nhưng mình tin chắc chắn rằng khả năng Ollie an cư lạc nghiệp ở đây và điều hành một xưởng cưa cũng ít như khả năng minh được diễn trong Ziegfeld Follies

Chi là anh chàng không thể không tỏ ra lịch sự mà thôi.

Có lúc mình đã nghĩ Ginny sẽ nẫng anh chàng khỏi tay mình. Cô nàng đọc nhiều hiểu rộng, hút thuốc, và mặc dù cô nàng chăm đi lễ nhưng nhiều quan điểm của cô nàng thuộc loại có người sẽ cho là thuyết vô thần. Cô nàng bảo mình rằng cô nàng nghĩ trông Ollie cũng khống đến nỗi, tuy có thuộc vào dạng hơi thấp (mình ước chừng tầm mét bảy hai hoặc bảy lăm). Anh chàng có đôi mắt xanh da trời mà cô nàng thích, thêm mái tóc màu kẹo bơ với một mảng lượn sóng rủ xuống trước trán, trông quyến rũ một cách cố tình. Lẽ dĩ nhiên anh chàng rất tủ tế vớì cô nàng khi họ gặp nhau và nhường cho cô nàng nói suốt, sau đó khi cô nàng đã về nhà thì chàng ta bảo, “Cô bạn nhỏ của em thông minh thật nhỉ?”

“Bạn nhỏ.” Ginny ít nhất cao bằng chàng ta và đương nhiên mình rất muốn nói với chàng ca điều đó. Nhưng thậr xấu tính khi nói gì đó liên quan đến chiều cao vói một người đàn ông hơi thiếu tấc, do vậy mình ráng ngậm miệng lại. Mình khòng biết phái nói gì về khía cạnh “thông minh” trong câu nhận xét của chàng ca. Theo mình, Ginny là người thông minh (chẳng hạn Ollie đã đọc Chiến tranh và hòa bình chưa?), nhưng mình không thể hiểu nổi, căn cứ theo giọng nói của chàng ta, thì chàng ta ngụ ý cô nàng thông minh hay là không. Mình chỉ dám chắc là nếu cô nàng thông minh thật thì đó cũng chẳng phái điều chàng ta quan tâm, còn nếu không thì cô nàng đã hành xử ra điều mình thông minh, mà điều này chàng ta cũng chẳng quan tâm nốt. Lẽ ra mình nên nói gì đó hay ho và bất đồng, kiểu như, “Anh quá uyên thâm đối với em,” nhưng dĩ nhiên mãi về sau mình mói nghĩ ra. Tệ nhất là ngay khi anh chàng vừa nói như thế xong, mình đã, một cách bí mật, nghi nghi hoặc hoặc về Ginny trong lòng, và mặc dù đang ra sức bảo vệ cô nàng (trong ý nghĩ) mình cũng ngấm ngầm đồng ý với anh. Mình không biết liệu tới đây cô nàng có còn thông thái trong mắt mình nữa hay không.

Wilf cũng ở đó và hẳn là có nghe đầy đủ mẩu đối đáp ấy nhưng không nói gì. Suýt nữa minh đã hỏi chẳng nhẽ anh không muốn biện hộ cho cô gái anh cầu hôn sao, nhưng mình chưa bao giờ để lộ cho anh biết rằng mình biết điều đó. Thường thì anh chỉ lắng nghe mình và Ollie nói chuyện với nhau, đầu chúi về trước (anh làm thế với hầu hết mọi người, vì anh rất cao), mặt thoáng nét cười. Mình thậm chí không dám chắc đó là nụ cười hay chẳng qua miệng anh nó thế. Vào buổi tối, cá hai anh em họ hay tới nhà mình chơi, rồi rốt cuộc lại thành ra ba với Wilf choi bài kipbi còn Ollie với minh nói chuyện nhăng cuội. Hoặc không thì Wilf, Ollie và mình chơi bài brít tay ba (ba chưa bao giờ thích bài brít vì ba nghĩ nó là trò của lũ trưởng giả học làm sang). Thỉnh thoảng Wilf nhận được cuộc gọi từ bệnh viện hay từ Elsie Bainton (bà quán gia của anh mà mình không thể nhớ tên - mình vừa phái hét lên hỏi bà Box), thế là anh phải quầy quả rời đi. Hoặc đôi khi, lúc trò choi bài kipbi kết thúc, anh ra ngồi vào cây đàn piano và chơi ngay một bài mà không cần nhìn bản nhạc Trong bóng 10000 tối, có lẽ vậy. Ba thơ thẩn ra ngoài hiên, ngồi xuống cùng Ollie và mình, rồi tất cả cùng lắc lư người lắng nghe. Những lúc đó dường như Wilf chí chơi piano cho riêng anh, không phái biểu diễn cho chúng mình. Chúng mình có lắng nghe hay bắt đầu tán gẫu anh cũng chẳng bận tâm. Đôi khi chúng mình cũng tán gẫu thật, bởi vì anh chuyển sang chai một bài nào đó hơi quá cổ điển đối với ba - bài tủ của ba là “Ngôi nhà Kentucky xa xưa của tôi”. Ta có thể thấy ba bồn chồn ahấp nhỏm, loại nhạc Wìlf đang choi khiến ba cảm thấy chế giới quay cuồng xung quanh ba, cho nên để chiều lòng ba chúng mình đành nói chuyện. Sau đó chính ông - tức ba - sốt sắng nói cho Wilf biết chúng tôi thích anh choi đàn đến thế nào, và Wilf cảm ơn bằng phong thái lịch sự lơ đãng. Ollie và mình biết không nên nói gì cả, bới vì chúng mình quá rõ trong trường họp này Wilf không quan tâm tới ý kiến của bất cứ ai, cách này hay cách khác.

Có lần mình bắt gặp Ollie hát lẩm nhẩm theo bài nhạc Wilf đang chơi.

“Bình minh sắp lên và Peer Gynt đang ngáp..”

Minh thi thào, “Cái gì?”

“Không có gì,” Ollie nói. “Anh ấy đang chơi bài đấy đấy.”

Mình bắt anh đánh vần. P-e-e-r G-y-n-t.

Chắc mình phải học thêm âm nhạc quá, để Wilf và mình có điểm chung gì đó.

Thòi tiết đột nhiên chuyển nóng. Hoa mẫu đơn nở to xòe như mông em bé và hoa trên những bụi mơ trân châu rủ xuống như tuyết Bà Box đi qua đi lại lầm bầm rằng nếu cảnh này cứ kéo dài mãi thì cho đến ngày cưói tất cả mọi thứ sẽ khô cạn hết.

Trong khi viết những dòng chữ này mình đã uống cạn ba tách cà phê và thậm chí còn chưa chải tóc. Bà Box nói, “Rồi cô sẽ buộc phải thay đổi cung cách của cô mau thôi.”

Bà ngụ ý rằng Elsie Gì Gì Đó đã bảo với Wilf rằng bà ta sẽ nghỉ hưu, vì vậy mình phải tiếp quán việc chăm lo nhà của.

Vậy nên từ giờ mình sẽ dần thay đổi nếp sống, phải Vĩnh Biệt Nhật Ký ít nhất ở hiện tại. Mình từng có cảm giác rằng sẽ có một điều gì đó thật bất thường xảy ra trong đời mình, vậy nên mình thấy việc ghi lại tất cả mọi thứ là cực kỳ quan trọng. Liệu đó chỉ là cảm giác?

CÒ GÁI MẶC ÁO LÍNH THÚY

“Đừng tưởng là được quanh quẩn ở đây nhé,” Nancy nói. “Em có một bất ngờ cho anh đây.”

Ollie nói, “Em thì lúc nào chả đầy bất ngờ.”

Hôm ấy là một ngày Chủ nhật, và Ollie đã mong được thơ thẩn một chút. Có một điều mà không phải lúc nào anh cũng đánh giá cao ở Nancy, đó là bầu nhiệt huyết quá dồi dào ở nàng.

Ollie nghĩ nàng sắp cần tới nó ngay thôi vì công việc nhà mà Wilf - theo cách nghĩ dửng dưng thông thường - đang nhăm nhăm dồn vào vai nàng.

Sau khi đi lễ xong, Wilf hướng thẳng tới bệnh viện còn Ollie trở lại dùng bữa vói Nancy và cha nàng. Chủ nhật họ thường ăn đồ nguội - bởi vì vào ngày này bà Box đi lễ ở một nhà thờ khác và buổi chiều thì nghỉ ngoi tại nhà riêng của bà. Ollie đã giúp Nancy dọn nhà bếp xong. Những tiếng ngáy rền vang từ phòng ăn.

“Ba em,” Ollie nói, sau khi liếc vào phòng. “Bác ấy ngủ gật ưên ghế bập bênh với tờ Bưu điện chiều thứ Bảy trên đùi.” “Ba không bao giờ chịu thừa nhận mình sẽ ngủ vào chiều Chủ nhật,” Nancy nói. “Ba luôn nghĩ mình sẽ đọc cơ.” Nancy đang mặc tạp dề quấn quanh eo - không phải loại tạp dề để mặc cho công việc bếp núc nghiêm chỉnh.

Nàng cởi nó ra treo lên núm cửa và đứng trước tấm gương nhỏ cạnh cửa bếp đẩy đẩy tóc lên cho phồng.

“Em luộm thuộm quá,” nàng nói với giọng than vãn, nhưng không phải là không hài lòng.

“Đúng vậy. Anh không thể hiểu được Wilf thấy gì ớ em.

“Coi chừng kẻo em đập anh một trận bây giờ.”

Nàng dắt anh ra khói cứa, vòng qua bụi lý chua tới gốc cây thích nơi - nàng đã bảo anh hai hay ba lần - nàng đã từng có một cái xích đu. Rồi men cheo lối mòn sau nhà đi hết dãy phố. Không có ai đang cắt cỏ, vì hôm nay là Chủ nhật. Thật ra cũng không có người nào ở sân sau và mọi ngôi nhà đều đóng im ỉm đầy kiêu hãnh, trông như những nơi trú ẩn, như thể bên trong từng căn nhà ấy là những người đàng hoàng như cha của Nancy đang nằm chết tạm thời trước thế giới, thực hiện Giấc Nghỉ Ngơi Xứng Đáng của mình.

Vậy không có nghía là thị trấn hoàn toàn vắng lặng. Chiều Chủ nhật là thời gian người nhà quê và ngưòi từ những ngôi làng thôn dã tràn ra bãi tắm cách đó một phần tư dặm ở chân bờ dốc. Tiếng la hét từ ván trượt nước, tiếng chí chóe của bọn trẻ ngụp lặn té nước, trộn lẫn vào tiếng còi xe hoi, tiếng kèn từ xe bán kem, tiếng hú của lũ thanh niên đang lên cơn cuồng khoe mẽ giương vây, rồi tiếng các bà mẹ thảng thốt lo đến lạc xiêu hồn phách. Tất cả trộn nháo nhào vào nhau thành một món âm thanh nhức óc.

Ở cuối đường mòn, băng qua một con phố tồi tàn

không lát vỉa hè, là tòa nhà bỏ không mà Nancy bảo là nhà máy nước đá cũ, vượt qua nó có bãi đất trống và một cây cầu ván bắc qua con mương khô, qua cầu là họ đi trên con đường rộng vừa một chiếc xe hơi - hoặc một chiếc xe ngựa độc mã thì dễ qua hơn. Hai bên đường sừng sững những bụi gai, lá nhỏ xanh ngắt, lắc rắc những bòng hoa khò màu hồng. Chúng đã chắn không cho gió lọt qua rồi mà lại còn chẳng cung cấp chút bóng mát nào, cành nhánh thi vươn ra chỉ chực cào lấy ông tay áo Ollie.

“Hoa hồng dại,” Nancy đáp, khi anh hỏi cái giống hoa chết tiệt này là hoa gì.

“Chắc bất ngờ là đây à?”

“Cứ chà xem.”

Anh mồ hôi mồ kê nhễ nhại trong đường hầm này và ước gì nàng đi chậm chậm lại. Anh hay ngạc nhiên trước lượng thòi gian mình dành ra để quanh quẩn bên cô gái này, một người không có bất kỳ điểm gì nổi bật, có lẽ ngoại trừ tính ương bướng, chanh chua và tự cao. Hình như anh thích phá bĩnh nàng. Nàn^ đủ thông minh hơn hàng đống những cô gái khác cho anh đáng công làm điều đó.

Thứ anh nhìn thấy, từ đằng xa, là mái của một ngôi nhà trong bóng cây, và do không hy vọng moi thêm bấr kỳ thông tin nào từ Nancy nên anh hài lòng với hy vọng rằng họ có thể ngồi nghỉ khi tói đó, ở nơi mát mẻ.

“Có khách,” Nancy lẩm bẩm. “Lẽ ra mình phái biết trước điều này chứ nhỉ.”

Một chiếc Model T cà tàng đang đậu ở ngâ rẽ cuối đường.

“Dù sao cũng chỉ một chiếc,” nàng nói. “Mong là họ sắp xong rồi.”

Nhưng khi họ đi tới chiếc xe thì vẫn chưa có ai ra khỏi ngồi nhà một tầng lửng tươm tất kia - xây bằng gạch được gọi là “trắng” ớ vùng này và “vàng” ở quê Ollie. (Thực ra nó mang màu nâu nhạt cáu bụi). Không có bờ giậu - chỉ có hàng rào thép gai kéo lê quanh mảnh sân mọc kín cỏ chưa được xén. Không có lối đi lát xi măng dẫn từ cổng tói cửa vào, chỉ có con đường đất. Nói vậy không có nghĩa những điều này có gì bất thường ớ một nơi ngoài rìa thị trấn - chẳng có mấy nông dân xây lối đi vào nhà hoặc sắm máy cắt cỏ cả

Có lẽ nơi này đã từng có những luống hoa - ít nhất đó đây còn vài bông hoa trắng và vàng vươn lên trong đám cỏ cao. Đấy ià hoa cúc, anh chắc chắn, nhưng không buồn hỏi Nancy để rồi thể nào cũng phải nghe lời chế giễu sửa lưng của nàng.

Nancy dẫn anh đi qua một dấu tích xác thực của những ngày phong lưu hoặc nhàn rỗi - một chiếc xích đu không sơn mà bằng gỗ, kiểu hai băng ghế đâu mặt vào nhau, cỏ gần đó không hề bị giẫm nát - chứng tỏ nó ít được sử dụng. Chiếc xích đu treo trong bóng râm của hai cái cây rậm lá. Nancy vừa đặt mông xuống liền bật người dậy, rồi đứng giữa hai băng ghế, cỏ bắt đầu vận hết sức bình sinh đẩy cho cái vật kỳ quặc kẽo kẹt này chuyển động tới lui.

“Vậy để báo cho cô ấy biết chúng ta tới đây,” nàng nói.

“Báo cho ai?”

1 essa.

“Bạn em à?”

“Dĩ nhiên.”

“Bạn già ư?” Ollie nói, không chút hào hứng. Anh đã có nhiều cơ hội chứng kiến Nancy hào phóng phân phát cái gọi là - như vẫn được gọi trong quyển sách nào đó dành cho con gái mà có thể nàng đã đọc và ghi nhớ - niềm hàn hoan hớn hớ trong tính cách của cô nàng. Những trò trêu chọc vô tư của nàng với mấy bác già trong xưởng cưa hiện ra trong tàm trí anh.

“Rọn em học cùng trường. Tessa và em. Em và Tessa.” Câu đó dây dắt anh đến một ý nghĩ khác - cái cách nàng cố gán ghép anh vói Ginny.

“Cô ta thì có gì hay ho?”

“Rồi anh sẽ thấy. Ói!”

Nàng nhảy khỏi chiếc xích đu đang bay giữa chừng và chạy tới một cái giếng bơm gần ngôi nhà. Bắt đầu bơm cật lực. Nàng phải bơm rất mạnh và lâu mới có nước phọt ra. Dù vậy xem ra nàng không hề mệt, cứ bơm tiếp một lúc nữa rồi mới hứng nước vào cái ca thiếc đang chờ sẵn trên móc, xong bưng nó ra chỗ xích đu, sóng đổ cá nước ra ngoài. Anh nghĩ, bằng vào vẻ mặt hăm hở của nàng, là nàng sẽ mời mình uống ngay tắp lự, nhưng kỳ thực nàng đưa nó lên môi và sung sướng tu ừng ực.

“Không phải nước thị trấn đâu,” nàng nói, trao nó cho anh. “Nước giếng đó. Ngon lắm.”

Nàng là cô gái uống nước không đun sôi từ bất kể cái ca thiếc cũ nào treo trên một cái giếng. (Những bệnh tật hiểm

nghèo từng diễn biến trong chính cơ thể anh khiến anh nhận thức được những rủi ro đó hơn hẳn gã trai crẻ nào khác). Dĩ nhiên nàng có đôi chút màu mè, phô trương. Nhưng nàng táo bạo một cách thật tình tự nhiên, và một mực tin tướng rằng mình đang sông một cuộc đời đầy hấp lực.

Có lẽ anh không thể nói thê về chính mình. Tuy nhiên anh tin - anh không thể nhắc đến việc này mà không đùa cợt về nó - rằng mình được sinh ra để làm một việc phi rhưòng nào đó, rằng cuộc đời anh mang một ý nghĩa nhất định. Có lẽ điều này kéo họ xích lại bên nhau. Nhưng sự khác biệt là anh sẽ đi tiếp, anh sẽ không chịu an cư rồi thôi. Do nàng cần phải thực hiện - như nàng đã thực hiện - bổn phận của một người con gái. Anh thấy mình được hưởng cái quyền thoải mái chọn lựa mà không mấy cô gái từng biết đến, ý nghi đó bất giác khiến anh thả lỏng, khiến anh cảm thấy động lòng thương nàng, và cảm thấy muốn đùa nghịch. Có những lúc anh không cần phải hỏi tại sao anh ở bên nàng, ấy là khi anh trêu ghẹo nàng, hoặc bị nàng trêu chọc, khiến cho thòi gian thấm thoắt thoi đưa.

Nước quả là ngon và mát rượi.

“Người ta tới gặp Tessa,” nàng nói, đoạn ngồi xuống đối diện anh. “Anh không bao giờ biết khi nào sẽ có người ở đây.”

“Vậy sao?” anh nói. Anh chọt nảy ra ý nghĩ điên rồ rằng nàng là cô gái đủ ngang bướng, đủ độc lập để kết bạn với một gái đĩ bán chuyên, một loại gái điếm vùng quê tùy hứng. Nàng vẫn duy trì chỗ bạn bè với một cô gái đã trở nên hư hỏng.

Nàng đọc được ý nghĩ của anh - đôi lúc nàng rất thông minh mà.

“Ấy, không,” nàng nói. “Em không có ý thế chút xíu nào. Ôi, đó là ý nghi xấu xa nhắt em từng nghe nói tới. Tessa sẽ không bao giờ... Thật ghê tởm. Anh phải xấu hổ về chính anh. Cô ấy sẽ không đời nào... Ôi, rồi anh sẽ thấy.” Mặt nàng đỏ lừ lự.

Cứa mớ, không có bất kỳ phép từ biệt lằng nhằng thông thường nào - cả lời chào tạm biệt cũng không nghe thấy - một ỏng và một bà, tuổi trung niên, quần áo cũ nhưng không sờn, như chiếc xe của họ, hướng ra lối đi, nhìn về phía chiếc xích đu, tròng thấy Nancy và Ollie nhưng không nói gì. Quái lạ là cả Nancy cũng không nói gì luôn, không hề cất tiếng chào hoạt bát. Cặp vợ chồng đi tới xe của mình, mỗi người lên xe ở một bên khác nhau, và lái đi khỏi.

Sau đó một người nữa hiện ra nơi bóng râm ngưỡng cửa, lúc này Nancy mới gọi to.

“Ê. Tessa.”

Người phụ nữ này trông như một đứa trẻ to chắc. Cái đầu lớn tướng phủ mớ tóc quăn đen, vai rộng, đôi bắp chân mập bè. Chân để trần, cô ta mặc một bộ đồ kỳ dị - áo và váy nữ sinh, kiểu lính thủỵ. It nhấr là kỳ dị đối với một ngày nóng nực, lại xét thêm sự thể rằng cô không còn là nữ sinh nữa. Rất có thể đó là bộ trang phục cô từng mặc hồi phổ thông, và thuộc típ người tiết kiệm nên bây giờ cô mặc nó ở nhà. Kiểu quần áo như thế không bao giờ sờn rách, và theo

Ollie thì chúng cũng không bao giờ xu nịnh dáng dấp của các cô gái. Trông cô lóng ngóng vụng về trong bộ đồ ấy, khône; hon không kém hầu hết các nữ sinh.

Nancy dẫn anh tới giới thiệu, và anh nói vói Tessa - bằng kiểu cách bóng gió thường dễ được các cô gái chấp nhận - rằng anh đã nghe nói rất nhiều về cô.

“Không phải đâu,” Nancy đốp liền. “Đừng tin lỏi nào của anh ta. Nói cho ngay, tớ cho anh ta đi cùng tới đây chỉ bới vì tớ không biết phải làm gì vói anh ta.”

Đôi mắt Tessa có mí dày bụp, không quá to nhưng màu mắt lại thăm thẳm đến sững sờ như màu xanh nước biển. Khi cô nhướng lên nhìn Ollie, chúng chiếu vào anh ánh nhìn không rõ hẳn ra là thân thiện, hay hằn học, hay thậm chí là tò mò. Chỉ là đôi mắt soi thấu, không nao núng, khiến anh không thể tiếp tục buột ra bất kỷ câu nói ngớ ngẩn ra điều lịch thiệp nào.

“Hai người vào đi thì hơn,” cô nói và đi trước vào nhà. “Tớ hy vọng hai người không phiền để tớ đánh nốt chỗ bơ. Tớ đang đánh bơ thì vị khách vừa rồi tói khiến tớ phải ngùng tay, bây giờ nếu không đánh tiếp thì bơ sẽ hỏng mất.”

“Đánh bơ vào Chủ nhật, một đứa con gái mói thiếu khuôn phép[4] làm sao,” Nancy nói. “Hiểu không, Ollie. Đấy là cách làm bơ. Em cược là anh nghĩ nó tòi thẳng ra từ con bò, đóng gói rồi đem tới cửa hàng. Cứ tiếp đi,” nàng nói với

Tessa. “Nếu cậu mệt thì cứ để tớ thử thay cậu một lát. Thật ra, tớ chỉ định đến để mòi cậu đi đám cưới tớ.”

“Tớ cũng có nghe về nó,” Tessa bảo.

“Tớ định gửi thiệp mòi cho cậu, nhưng tớ không biết cậu có thèm để mắt tới nó hay không. Tớ nghĩ tốt hơn tớ nên tới tận đây đế vịn cổ cậu xuống cho tới khi cậu bảo đi mới thôi.”

Họ đi tuột vào bếp. Những tấm mành che cửa sổ thả xuống tận bậu, một cái quạt trần quét không khí trên đầu. Căn phòng sực mùi thức ăn, mùi đĩa đựng thuốc diệt ruồi, mùi dầu hỏa, mùi khăn lau bát. Xem ra tất cả các mùi này đã trày trét hẳn lên tường và ván sàn hàng bao thập kỷ rồi. Nhưng ai đó - hẳn là cô gái đang vừa đánh bơ vừa thở hì hụi, gần như gầm gừ kia - đã chịu khó cất công sơn hết tủ bếp và cánh của thành màu xanh trứng sáo.

Báo trải kín quanh khu vực đánh bơ để bảo vệ sàn nhà, vốn đã mòn lõm xuống tại những lộ trình chuyển động thường xuyên từ chiếc bàn ra tói bếp lò. Ollie vốn quen ga lăng với hầu hết các cô gái nông dân nên lẽ ra đã đề nghị giúp đánh bơ, nhưng trong trường họp này anh cảm thấy không chắc lắm. Dường như cô không phải kiểu con gái ủ rũ, cái cô Tessa này, cô chỉ già trước tuổi, bộc trực một cách dễ gây nhụt chí, lại độc lập ít nhờ vả ai khác. Thậm chí cá Nancy sau một hồi cũng im lặng hẳn đi trước sự hiện hữu của cô.

Bơ hiện ra. Nancy xồ tới để nhìn cho rõ rồi gọi anh cùng tói xem. Anh ngạc nhiên trước cái màu nhàn nhạt của nó, hầu như không phải là màu vàng, nhưng anh không nói

gì, ngại Nancy sẽ chê trách anh dốt nát. Tiếp theo hai cô gái đổ khối dính nhờn nhợt đó vào một tấm vải trải sẵn trên bàn, đập nó bằng những thanh gỗ dẹt và quàn tấm vái gói chặt nó lại. Tessa nâng một cánh cửa dưới sàn lên, rồi hai cỏ gái khiêng nó xuống mấy bậc thang tầng hầm mà lúc nãy anh không biết có ở đấy. Nancy thét lên một tiếng khi nàng suýt bước hụt chân. Anh có cảm giác để Tessa tự làm một mình hẳn sẽ tốc hơn, nhưng cô không phiền ban cho Nancy chút đặc quyền, kiểu như ta cho phép một đứa tré dễ thương quấy rầy. Cô để Nancy dọn đống giấy báo dưới sàn, trong khi cô mở chai nước chanh vừa mang từ dưới hầm chứa lên. Cô lấy một tảng nước đá từ góc thùng ủ đá, rửa mùn cưa đi và dùng búa đập vụn ra trong bồn rửa để có rhể lấy một ít thả vào ly của họ. Một lần nữa anh không đề nghị giúp.

“Nào Tessa,” Nancy nói, sau khi nhấp một ngụm nước chanh. “Đến lúc rồi. Giúp tá một việc nhé. Đi mà.”

Tessa uống nước chanh trong ly của mình.

“Nói cho Ollie biết đi,” Nancy nói. “Nói xem anh ấy có gì trong túi quần. Bắt đầu từ túi bên phải nào.”

Tessa nói mà không ngước lên. “A, tớ nghĩ anh ấy có cái ví.

“ừ, tiếp đi,” Nancy khuyến khích.

“Ưm, cô ấy nói đúng,” Ollie nói. “Anh có ví. Giờ chắc cô ấy phải đoán có gì trong ví chứ gì? Bởi vì không có nhiều thứ trong đó đâu.”

“Kệ anh ta,” Nancy nói. “Nói tiếp cho anh ấy đi, Tessa. Trong túi bên phải của anh ấy.”

“Đây là trò gì vậy?” Ollie hồi.

“Tessa,” Nancy thỏ rhẻ. “Đi mà, Tessa, cậu biết tớ mà. Nhớ đi, tụi mình là bạn lâu năm, tụi mình là bạn ngay từ ngày đầu tiên vào lóp học. Hăy làm vì tớ đi.”

“Đây chắc là một trò chơi gì đó?” Ollie nói. “Đây là trò chơi do hai bọn em nghĩ ra vói nhau hả?”

Nancy cười nhạo anh.

“Sao thế hả,” cô nói. “Chắc là có gì trong ví khiến anh xấu hổ? Anh đựng vớ cũ bốc mùi à?”

“Một cái bút chì,” Tessa nói, rất khẽ. “Một ít tiền. Tiền xu. Tớ không thể nói mệnh giá. Một tờ giấy có chữ gì đó. Một tờ giấy có chữ in?”

“Ollie, lột ra,” Nancy thét. “Dốc ví ra mau.”

“À, và một thanh xinh gôm,” Tessa nói. “Tớ nghĩ là một thanh xinh gôm. Thế thôi.”

Thanh xinh gôm đã bị tróc giấy gói và dính đầy xơ vải. “Anh quên mất đã để nó ưong ví,” Ollie nói, mặc dù không phải vậy. Tiếp đến là một mẩu bút chì, vài đồng xu và một bài báo nhàu nhĩ gập lại cắt ra từ một tờ báo.

“Có người đưa anh cái này,” anh nói, khi Nancy giằng lấy và mở ra xem.

“Chúng ta đang ổ trong thị trường cần bản thảo gốc chất lượng cao, cả về thơ ca lẫn văn xuôi, cần có sự quan tắm lưu ý nghiêm túc... ”

Ollie giật nó khỏi tay nàng.

“Có người đã diM anh cái này. Họ muốn anh cho ý kiến xem nó có nguồn họp lệ không.”

“Ói, Ollie.”

“Anh thậm chí còn không biết nó vẫn ớ đó. Cùng với thanh xinh gôm.”

“Anh không ngạc nhiên à?”

“Có chứ. Anh đã quên mất.”

“Anh không ngạc nhiên về Tessa sao? về cái cô ấy đã biết ấỷ."

Ollie cố nặn ra một nụ cười vi Tessa, dù anh đang vò cùng bực bội. Đó không phải là lỗi của cô ấy.

“Đó là những thứ rất nhiều anh chàng có trong túi quần cúa họ,” anh nói. “Tiền xu? Tự nhiên thôi Bút chì...”

“Cả xinh gôm?” Nancy nói.

“Có thể.”

“Và bài báo in. Cô ấy đã nói là chữ in”

“Cô ấy nói một mẩu giấy. Cô ấy không biết có gì trên đó. Em đã không biết, phải không?” anh nói với Tessa.

Cô lắc đầu. Cô nhìn ra cửa, lắng nghe.

“Tớ nghĩ có xe hcxi rẽ vào lối đi.”

Đúng vậy. Giờ thì cả ba người đều nghe thấy. Nancy ra nhìn Ké qua màn gió và đúng khoảnh khắc ấy Tessa nhoẻn vói Oilie một nụ cười bất ngờ. Đó không phái là nụ cười đồng lõa hay xin lỗi hay làm đồm thông thường. Hẳn nó là nụ cưòi chào đón, nhưng không phải lời mời dứt khoát. Nó như ban phát một chúc nồng hậu, một chút giản dị trong cô. Đồng thòi bờ vai rộng của cô chuyển động, một dáng vẻ yên bình đậu lại ở đó, như thể nụ cười đang lan rộng khắp bản ngã của cô.

“Ôi, trúng phóc,” Nancy nói Nhưng nàng buộc phải kiểm soát sự phấn khích của mình, cũng như Ollie buộc phái kiểm soát nỗi kinh ngạc và vẻ quyến rũ bị trệch khỏi trật tự cúa anh.

Tessa mớ cứa nhà đúng lúc một người đàn ông bước xuống xe. Ông ta chờ gần cổng để nhường đường cho Nancy và Ollie ra lối đi. Ông ta chừng sáu mươi tuổi, vai u, sắc mặt nghiêm nghị, mặc com lô mùa hè màu nhạt và đội mũ phớt. Xe của ông thuộc kiểu xe hai cửa đòi mới. Ồng ta gật đầu nhanh với Nancy và Ollie với một thoáng tôn trọng và vẻ tò mò cố che giấu như thể ông ta đang giữ của cho họ khi họ ra khỏi một phòng khám tư.

Không lâu sau khi tiếng cửa nhà Tessa đóng sập đằng sau ông ta, một chiếc xe khác hiện ra ở đầu kia con hẻm.

“Xếp hàng nối đuôi,” Nancy nói. “Chiều Chủ nhật thường rất nhộn nhịp. Mùa hè có khác. Người ta lặn lội hàng dặm đến gặp cô ấy.”

“Đế cô ấy bảo cho họ biết họ có gì trong túi à?”

Nancy phớt lờ câu hỏi này.

“Đa số hỏi cô ấy về những món đồ bị thất lạc. Những vật có giá trị. ít ra là có giá trị đối vói họ.”

“Cô ấy có lấy tiền không?”

“Hình như không.”

“Phải có chứ.”

“Sao phải có?”

“Cô ấy không nghèo sao?”

“Cô ấy không đến nỗi chết đói.”

“Có lẽ cô ấy không hay đoán đúng.”

“ừm, em cho rằng cô ấy phải đoán đúng chứ, nếu không chì người ta đâu có nườm nượp đến gặp cô ấy, đúng không?

Tinh thần cuộc chuyện trò giữa họ thay đổi khi họ bước đi giữa những khóm hồng trong đường hầm sáng sủa nhưng vếm khí. Họ lau mồ hôi trên mặt, năng lượng thấr thoát nhiều nên chẳng còn hơi sức để mà đấu chí nhau.

Ollie lầm bầm, “Anh không hiểu nổi.”

Nancy nói, “Chả biết có ai hiểu nổi không. Không chỉ những vật thất lạc đâu. Cô ấy còn định vị xác chết nữa.” “Xác chết?'

“Người ta nghĩ có một ông đã bước qua đường ray và bị kẹt trong bão tuyết rồi chết cóng, nhưng người ta không thể tìm thấy ỏng ta, cô ấy bảo họ hãy nhìn xuống cái hồ ở chân vách đá. Quả đúng vậy. Hoàn toàn không phải ở đường ray. Có lần một con bò mất tích, cô ấy bảo với mọi người rằng nó bị chết đuối.”

“Thế rồi sao?” Ollie nói. “Nếu đúng vậy thật thì sao không có ai điều tra? Ý anh là, về mặt khoa học?”

“Nó đúng tuyệt đối.”

“Ý anh không phải là anh không tin cỏ ấy. Nhưng anh muốn biết làm thế nào mà cô ấy làm được như vậy. Em không bao giờ hỏi cô ấy sao?”

Nancy làm anh ngạc nhiên khi nói, “Hỏi vậy không sợ lỗ mãng à?”

Giờ đến lượt nàng là người dường nhu đã chán ngấy cuộc đối thoại giữa họ.

“Thế,” anh gặng, “cô ấy có thấy gì hồi cô ấy còn đi học không?”

“Không. Em không biết. Hoặc lúc đó cô ấy không lộ ra.” “Cỏ ấy có giống những người khác không?”

“Cô ây không hẳn giống hệt như bao người khác. Nhưng ai chẳng vậy? Ý em là chính em không bao giờ nghĩ mình giống ai. Hay Ginny cũng khòng nghĩ cô nàng giống ai. Tessa khác chí vì nó sông ớ nơi đó và phải vắt sữa bò mỗi sáng trước khi đi học, điều mà không ai trong bọn em phải làm. Em đã luôn cố làm bạn với cô ấy.”

“Chắc chắn rồi,” Ollie khẽ nói.

Nàng tiếp tục như thể lchông nghe chấy.

“Dù vậy, em ngờ ngợ mọi việc bắt đầu... em nghĩ hẳn là sự thể bắt đầu khi cô ấy bị bệnh. Vào năm thứ hai trung học cô ấy ốm một trận, tai biến ngập máu. Cô ấy bỏ học và không bao giờ trở lại nữa, và đó là lúc cô ấy bắt đầu sống tách biệt.”

“Tai biến ngập máu,” Ollie nói. “Bị động kinh?”

“Em chưa bao giờ nghe thế. Ớ” - nàng quay ngoắt khỏi anh - “Em thật đáng tởm.”

Ollie dừng bước. Anh hỏi, “Sao vậy?”

Nancy cũng dùng lại.

“Em đưa anh tới đó với mục đích chỉ cho anh thấy ở chỗ chúng em đây cũng có thứ đặc biệt. Là cô ấy. r essa. Ý em là, để chỉ cho anh biết Tessa.”

“ừ. Thì sao?”

“Bởi vì anh cứ nghĩ chỗ này chẳng có gì đáng để ý cả.

Anh nghĩ tụi noi này chỉ đáng để bỡn cợt thôi. Tất cả chúng em quanh đây. Vì vậy em mới chỉ cô ấy cho anh. Một dị nhàn.”

“Dị nhãn khòng phải là cừ anh dùng để nói về cỏ ấy.” "Nhưng đó chính là ý định của em đấy. Em đáng bị đá vào đầu.”

“Khòng hẳn.”

“Em phải quay lại xin lỗi cô ấy mới được.”

“Anh sẽ khỏng làm thế.”

“Không á?”

“Không.”

Tôi hôm đó Ollie giúp Nancy dọn bữa nguội. Bà Box đã để sẵn gà và thạch xa lát trong tủ lạnh, Nancy đã làm một ổ bánh kem trứng từ hỏm thứ Bảỵ để ăn với quả dâu. Họ dọn tất cả ra mái hiên phía hứng bóng mát buổi chiều. Sau khi xoi xong món chính và chuẩn bị ăn món tráng miệng, Ollie mang xa lát và bát đĩa vào bếp.

Bất thình lình anh hỏi, “Chẳng hiểu có ai nghĩ đến việc mang cho cô ấy món quà bánh gì đó không nhỉ? Như gà hay dâu chẳng hạn?”

Nancy đang nhúng những quả mọng hấp dẫn nhất vào đường hoa quả. Một hồi nàng mới nói, “Sao cơ?”

«4 / 'T_______ n

Cô gái ao. 1 essa.

“Ô,” Nancy nói. “Cò ấy có gà, cô ấy có thể bắt một con nếu muốn. Em không ngạc nhiên nếu cô ấy có cả mảnh

vườn trồng quả mọng. Ở nông thôn, thường thì họ có hết mấy thứ ấy.”

Trên đường về, nỗi ăn năn hối hận bùng phát đã khiến nàng cư xử tứ tế, bây giờ thì nó chấm dứt rồi.

“Không chỉ vì cô ấy không phải dị nhân đâu,” Ollie nói. “Cái chính là cò ấy không nghĩ mình là dị nhàn.”

“Đương nhiên.”

“Cô ấy hài lòng được là chính mình, dù điều đó có nghĩa là gì đi nữa. Cô ấy có đôi mắt cực ấn tượng.”

Nancy gọi Wilf để hỏi xem anh có muốn chơi piano trong khi nàng láng cháng bưng món tráng miệng ra không.

“Em phải đánh kem, mà thời tiết này chắc còn lâu mới xong quá.”

Wilf đáp mọi người chờ đi, anh đang mệt.

Dù vậy anh vẫn chơi đàn, sau khi tất cả đâ dùng bữa xong xuòi và trời sẩm tổi Cha Nancy không đi lễ tối ở nhà thờ - ông nghĩ vậy là đòi hỏi quá mức - nhưng ông không cho phép chơi bài hay choi cờ gì vào Chủ nhật. Ông lại ngó qua tờ Bưu điện lần nữa, trong khi Wilf chơi đàn. Nancy ngồi trên bậc cấp ở hiên, khuất tầm mắt anh, và hút một điếu thuốc, nàng hy vọng cha nàng sẽ không ngửi thấy.

“Khi em cưới xong...” nàng nói với Ollie, anh đang dựa vào lan can, “khi cưới xong em sẽ hút bất kỳ lúc nào em thích.”

Ollie dĩ nhiên không hút, bởi vì anh bị bệnh phổi.

Anh cười phá lên. Anh nói, “Ôi ôi. Thế là đủ lý do để lấy chồng ư?”

Tuy nhiên anh không nghĩ về Wìlf hay về Nancy hay về cuộc hôn nhân của họ. Anh đang nghĩ về Tessa, về sự dị kỳ và phong thái điềm nhiên của cô. Tự hỏi cô đang làm gì vào buổi tối lê thê nóng bức này ớ ngôi nhà nằm phía cuối rợp đường hoa hồng dại. Cô vẫn có người đến thăm, vẫn tất bật giải quyết những vấn đề của thiên hạ? Hay cò đã ra ngoài ngồi xích đu, đưa tới đưa lui, không có ai bầu bạn ngoài ánh trăng đang lẻn?

Chẳng bao lâu sau, anh sẽ khám phá ra rằng buổi tối cô thường xách nước từ giếng bơm ra tưới cà chua, vun luống đậu và khoai tây, và rằng nếu muốn có cơ hội nói chuyện với cô thì anh cũng phải làm những việc ấy nữa.

Trong thòi gian đó Nancy càng ngày càng bị cuốn chặt vào công cuộc chuẩn bị đám cưới, không còn rảnh tí đầu óc nào mà nghĩ tói Tessa, và gần như không nghĩ tới anh, ngoại trừ một đôi lần nhận thấy anh không có mặt khi nàng cần nhờ anh gì đó.

Ngày 29 tháng Tư. Ollie mến,

Em cứ đinh ninh nghĩ là sẽ nghe được tin về anh kể từ khi chúng em từ Quebec trở về, rồi ngạc nhiên vì hóa ra chẳng nhận được tăm hoi nào của anh (thậm chí cá Giáng sinh cũng khòng!), nhưng sau đó em nghĩ mình đoán được lý do tại sao - em đã mấy lần định viết thư cho anh nhưng lại chần chừ, đợi tới khi em sắp xếp lại cảm xúc của mình đã. Em thấy bài báo, hay câu chuyện, haỵ bất kể anh gọi đó là gì, trên

Saturday Night được viết rất hay, và em chắc rằng có bài đăng lên tạp chí là niềm tự hào của anh. Ba không thích đoạn nói đến cái cảng “nhỏ” bên hồ và muốn nhắc anh đây là bến cảng nhộn nhịp nhất và tốt nhất bên bờ hồ Huron này, còn em thì không chắc mình thích cụm từ “tẻ ngắt’’ mà anh dùng để mô tả nó. Em chả Kiểu noi đây tẻ ngắt hon nơi khác ở chỗ nào và anh mong chờ gi ở nó - mong nó thơ mộng chăng?

Tuy nhiên vấn đề chính là Tessa và bài báo này sẽ có tác động thế nào tới cuộc đòi cô ấy. Em không cho là anh đã nghĩ tới điều đó. Bấy lâu nay em không tài nào gọi điện được cho cô ấy, mà em lại không thể thoải mái ngồi vào sau tay lái (lý do tại sao em để cho anh tự tưởng tượng lấy) để đi gặp cô ấy. Dù sao tù những gì em nghe nói thì cô ấy đang ngập lụt khách tới thăm, và đây là thời điểm tồi tệ nhất cho xe cộ đi tói nhà cô ấy, mấy người công nhân sửa đường cứ phải lôi người ta ra khỏi rãnh thoát nước (sau đó họ chẳng thèm cầm ơn thì chớ mà lại còn tung ra một bài diễn chuyết về điều kiện lạc hậu chỗ chúng em). Con đường bị cày xới kinh khủng, riêu ma đạc sứa chữa lần trước. Những bụi hoa hồng dại đã trớ thành quá khứ. Hội đồng thị trấn đang nhốn nháo lo ngại tình hình này rồi sẽ gây tốn kém bao nhiêu tiền bạc, rất nhiều người phát điên vì họ nghĩ Tessa đứng đằng sau toàn bộ vụ nổi như cồn này và cho rằng cô ấy phái dùng cào để hốt dền mới kịp. Họ không tin cô ấy làm tất cả không công, và nếu ai đó moi được tiền từ vụ này thì người đó chính là anh. Em trích dẫn lòi ba khi em nói thế... em biết anh không phải là kẻ hám lợi. Với anh, hào quang nằm ở chỗ bài báo được đăng. Tha lỗi cho em nếu anh cho rằng em nói thế là nhạo báng anh. Tham vọng cũng tốt thôi, nhưng còn những người khác thì sao?

Có lẽ anh mong chờ một lá thư chúc mừng anh, nhưng em hy vọng anh sẽ bỏ lỗi cho em, em buộc phải nói ra những gì đang đè nặng lòng mình.

À, còn mộr điều nữa. Em muốn hỏi anh, có phải suốt từ hồi ấy anh đã định viết bài báo đó không? Giờ em nghe nói ngày ấy anh đã mấy lần một mình đảo qua đảo lại chỗ Tcssa. Anh dã không bao giờ kể với em chuyện đó hoặc rú em đi cùng. Anh không bao giờ tỏ vẻ là đang thu thập Tư Liệu (em tin đó là cách anh gọi nó), và theo như em nhớ thì anh đã viết liến láu mộc cách khá xấc xược về sự việc đó. Và trong bài báo của anh chẳng có lấy một từ về việc em đâ đưa anh tới đó hoặc đã giới thiệu anh với Tessa ra sao. Không một chút công nhận điều đó gì hết, nói chi đến một sự ghi nhận hoặc một lòi cảm ơn cá nhân. Hơn nữa em đang tự hỏi anh đã thành thực vói Tessa tới đâu về những ý định của anh, hoặc anh đi hỏi ý kiến cô ấy về việc thực hiện - em trích lại lời anh ở đây - sự Tọc Mạch Khoa Học của anh chưa? Anh có giải thích anh định sẽ làm gì với cô ấy chưa? Hay anh chí xăm xăm đi tới và lợi dụng những kẻ dân quê Tẻ Ngắt chúng em đây để khởi sắc sự nghiệp viết lách của anh?

Um, chúc anh may măn, Ollie, em không mong chờ sẽ lại nhận được rin tức của anh nữa. (Nói vậy không có nghĩa chúng em từng vinh dự được nhận tin anh.)

Em dàu, Nancy.

Nancy mến,

Nancy à, phái nói tôi nghĩ rằng cô đã thò đuôi vào con quay chẳng vì cái gì. Tessa trước sau gì cũng sẽ được khám phá và “được viết đến” bởi ai đó, thế tại sao ai đó không phải là tôi? Ý tưởng viết một bài báo chỉ từ từ hình thành trong đầu tôi qua những lần tôi tới nói chuyện vói cô ấy. Còn côi đã hành động hoàn toàn vì sự Tọc Mạch Khoa Học của mình, đó là điều tôi không bao giờ phải hối hận từ trong bán chất của mình. Hình như cô nghĩ rằng đáng ra tôi phải hỏi xin ý kiến cô hay phái thông báo cho cô biết mọi kế hoạch và động tĩnh của tôi, trong khi cô đang chạy tít mù cho giờ phút trọng đại của cô, lo toan về váy cưới và tiệc chiêu đãi, lo sẽ được tặng bao nhiêu chén đĩa bạc hoặc những việc có Chúa mới biết là việc gi.

Về phần Tessa, cô lầm ro rồi nếu cô nghĩ rằng giờ đây tôi đã quên phéng cô ấy vì bài báo đã đăng rồi hoặc đã không xem xét đến khía cạnh nó sẽ có ảnh hưởng gì tới cuộc đời cô ấy. Thật ra tôi còn nhận được một lá thư của cô ấy, ưong đó không hề đả động tới sự xáo trộn bár nháo như cô mô rả. Dù sao cô ấy cũng không phải chịu đựng cuộc sống ở nơi ấy lâu nữa đâu. Tôi đang liên lạc vói một số người đã đọc và quan tâm tới bài báo. Có một nghiên cứu chính thống về những vấn đề này, một số ở đây nhưng hầu hết ở Mỹ. Tôi nghĩ người ta sẵn sàng chi nhiều tiền hơn vào việc nghiên cứu hiện tượng này, và ngoài biên giới thì còn nhiều mối quan tâm hơn, cho nên tôi đang điều tra một số nơi khả thi cụ thể ở đó, tức là ở Boston hay Baltimore hay có lẽ ở Bắc Carolina

-   cho Tessa với tư cách là một đối tượng nghiên cứu, và cho tôi rrên tư cách là nhà báo khoa học theo đuổi mảng này.

Tỏi lấy làm tiếc là cô đã suy nghĩ gay gắt về tôi. Cô không nhắc tới đời sống hôn nhân của cô thê nào - ngoại trừ một thông tin úp mở (hạnh phúc?). Không một tù về Wilf, nhưng tôi hình dung cô đã lôi anh ấy đi Quebec cùng cô và tồi hy vọng hai người vui vẻ. Tôi hy vọng anh ấy đang thăng hoa hơn bao giờ hết.

Thân mến, Ollie.

Tessa mến,

Có vẻ như cậu đã cắt điện thoại, một việc làm vô cùng cần thiết đối vói sự nổi danh đình đám mà cậu đang hướng thụ. Tớ không có ý nanh nọc. Dạo này những điều tớ phát ngôn ra rất hay lệch với ý tớ. Tớ đang chờ sinh em bé - chẳng rõ cậu đã biết tin đó chưa - dường như nó làm cho tớ rất nhạy cảm và bồn chồn.

Tớ mường tượng cậu lúc này đang tối mặt tối mũi, rối nhặng cả lên do bao nhiêu người tới gặp cậu. Chắc chắn là rất khó hòa nhịp được với nếp sống thường lệ của cậu. Nếu cậu có dịp thì tớ sẽ rất vui được gặp cậu. Hãy coi đây là lời mời thật sự, hãy tói thăm tớ nếu cậu có dịp vào thị trấn (tớ nghe nói ở cửa hàng rằng bây giờ cậu toàn đặt người ta giao thực phẩm đến tận nhà cho cậu thôi). Cậu chưa bao giờ thấy nội chấr cơ ngơi mới của tớ đâu - ý tớ là rớ đã bài trí mói lại hoàn toàn, vói cả nó cũng là nhà mới đối với tớ nữa. Hay ngay cả nhà cũ của tớ, bỏi vì tớ chợt nghĩ ra... rằng hồi xưa luôn luôn là tớ chạy đi thăm cậu. Và cũng không được thường xuyên như tớ muôn. Cuộc sống luôn đầu tắt mặt tối. Việc nhận và cho đi làm phung phí năng lượng chúng ta. Tại sao chúng ta lại bắt mình bận rộn thê và bỏ lỡ không làm những điều ta thích, hoặc muốn làm? Có nhớ chuyện tụi mình đánh bơ bằng thanh gỗ dẹt không? Tớ khoái thế. Đó là khi tớ đưa Ollie đến gặp cậu và tớ hy vọng cậu khỏng hối hận về việc đó.

NàyTessa, tớ hy vọng cậu không nghĩ tớ nhặng xị hoặc chĩa mũi vào chỗ không phải việc của mình, nhưng Ollie đã nói với tớ trong mộc lá thư rằng anh ấy đang liên lạc với một số người làm nghiên cứu gì đó ở Mỹ. Tớ nghĩ anh ấy chắc đã liên lạc với cậu về việc này. Tớ không biết anh ấy ngụ ý tới loại nghiên cứu gì, nhưng phải nói rằng lchi tớ đọc tới phần đó trong lá thư, máu tớ đông lại. Tớ linh cảm tận tim gan rằng chẳng tốt đẹp cho cậu chút nào khi rời khỏi đây - nếu đó là những gì cậu đang nghĩ tói - để đi tới nơi nào đó không ai biết cậu, không ai coi cậu là bạn hay là người bình thường. Tớ chỉ cảm thấy mình cần phải nói với cậu như vậy.

Tớ thấy mình cần phải nói với cậu một điều nữa, mặc dù tớ không biết phải nói thế nào đây. Thế nàỵ. Ollie chắc chắn không phái là người xấu nhưng anh ấy có khả năng gây ảnh hưởng - không chỉ với phụ nữ mà với cả đàn ông nữa, giờ nghĩ đến tớ mới nhận thấy điều đó - và không phải anh ấy không biết điều này đâu, nhưng anh ấy không chịu trách nhiệm thẳng thắn về chuyện đó. Nói thật, tớ không thể nghĩ đến điều gì tệ hại hơn việc đem lòng yêu anh ấy. Hình như

anh ấy đang định họp tác làm việc với cậu theo cách nào đó để viết bài về cậu, hay về những cuộc thí nghiệm hay gì gì đó, chành thủ anh ấy sẽ rất thân thiện và rất tự nhiên nhưng cậu sẽ dễ lầm rằng cái cách anh ấy hành xử là vì cái gì đó hơn thế. Làm ơn đừng nối khùng với tớ vì tớ nói vậy. Hãy tói thăm cơ nhé. XXX Nancy.

Nancy thân mến,

Đừng lo cho tớ. Ollie vẫn liên lạc với tớ về tất cd mọi chứ. Vào lúc cậu nhận được lá thư này thì chúng tớ đã cưới nhau và có lẽ đang ở Mỹ. Tớ rất tiếc vì không đến ngắm nội thật nhà mói của cậu được. Thân mến, Tessa.

MỘT CÁI LỖ Ở TRONG ĐẦU

Những ngọn đồi ớ miền trung bang Michigan phủ lán rừng sồi. Lần duy nhất Nancy đến thăm nơi đó là vào mùa thu 1968, sau khi lá sồi đã thay màu nhưng vẫn còn đeo bám trên cây. Bà vốn đã quen thuộc với những khoảnh cây bụi gỗ cứng chứ không phải rừng, ken đặc những thân cây thích, lá quạch đỏ và vàng vào mùa thu. Những màu sậm hơn của lá sồi to bản, nâu sắt gỉ hoặc đỏ thẫm, chẳng khiến tinh thần bà bà phấn chấn lên, dẫu là trong ánh mặt trời.

Ngọn đồi noi bệnh viện tư này tọa lạc tuyệt nhiên không có cây, biệt lập hẳn bất kỳ thị trấn, làng mạc hay thậm chí nông trại có người ở nào. Đó là loại tòa nhà mà ta hay

77ià'n (ực ‘IV '<»'

thấy “bị cải tạo” thành bệnh viện ớ vài thị trấn nhó, sau mỏt khoảng thời gian là ngôi nhà chính của một gia đình díiiil) giá mà tất cá các thành viên đều đã chết hoặc khòng đủ khá năng giữ nó. Hai cứa sổ lớn lồi ra hai bên cứa trước, những cửa sổ gác mái trải lchắp chiều ngang tầng thứ ba. Gạch cũ cáu bẩn, không một bóng dáng bụi cây, hàng giậu hay vườn táo, chỉ có cỏ cắt sát sạt và một bãi đậu xe rái sỏi.

Không có chỗ ẩn núp cho ai nếu họ có ý nghĩ trốn

chạy.

Ý nghĩ trốn chạy hẳn là không xáy ra với bà - hoặc không xảy ra quá nhanh - vào những ngày trước khi Wilf ngâ bệnh.

Bà đỗ xe cạnh vài chiếc khác, tự hỏi chúng là xe của nhân viên hay của khách. Mà bao nhiêu khách chịu đến cái nơi khỉ ho cò gáy này?

Người ta phải leo bao nhiêu bậc thang mới đọc thấy tấm biển treo ở cửa trước, khuyên ta đi vòng ra đằng cửa hông. Lại gần hơn, bà chấy những song chắn trên một số cửa sổ. Không phải ỏ trên những cửa sổ lồi - tuy ở đó thậm chí còn không có rèm che - mà ở những cửa sổ phía trên hoặc phía dưới (chỗ có lẽ là tầng hầm, phần nhú lên mặt đất).

Cánh cửa bà được khuyên đi tói mở ra ở tầm thấp giống như thế. Bà nhấn chuông, sau đó gỗ cửa, rồi lại cố nhấn chuông lần nữa. Bà nghĩ mình nghe thấy tiếng chuông, nhưng không chắc lắm bởi có tiếng loảng xoảng rất lớn bên trong. Bà vặn thử nắm cửa, và ngạc nhiên hết sức - sau khi đã thấy những song chắn trên của sổ - thấy nó mở ra. Bà đứng đó trên bậc thềm một căn bếp, loại nhà bếp rộng lớn, rộn rịp của các dưỡng đường, nơi rất nhiều người đang rửa bát, lau chùi dọn dẹp sau bữa trưa.

Những của sổ bếp để trống trơ. Trần nhà cao, khuếch âm tiếng ồn, tường và tủ bếp đều sơn trắng. Vô số đèn đang bật dù ánh sáng ngày thu đang chiếu rực rớ.

Đương nhiên, sự có mặt của bà được nhận biết ngay lập tức. Nhưng dường như không ai vồn vã ra chào để xem coi bà đang làm gì ớ đó.

Bà nhận ra một điều nữa. Đó là, cùng vói áp lực mạnh của ánh đèn và tiếng ồn, hiện thời bà còn có cảm giác như khi ở trong ngôi nhà của chính bà, cái cảm giác mà những người khác bước chân vào nhà bà chắc phải nhận ra, thậm chí rõ hơn nhiều.

Cảm giác về cái gì đó bị chệch ra khỏi trật tự, theo kiểu không thể sủa chữa hoặc thay đổi được, dù ta có giỏi đến đâu. Một số người đến những nơi như vậy liền lập tức buông xuôi, họ không biết cách làm sao kháng cự, họ nổi giận hoặc sợ hãi, họ buộc phải chạy trốn.

Một ngưòi đàn ông mặc tạp dề crắng tiến tới, ông ta đang đẩy xe chớ thùng rác bên trong. Bà không chắc ông ta đi tới chào mình hay chỉ đi ngang qua chỗ bà thôi, nhưng ỏng ta đang mỉm cười và trông có vẻ tốt bụng, vì vậy bà bảo vói ông ta mình là ai và mình đang muốn tìm người nào. Ông ra lắng nghe, gật đầu mấy lần, cười tươi hơn, sau đó thì lắc đầu, đập đập những ngón tay vào miệng - hàm ý cho bà biết rằng mình không thể nói hoặc bị cấm nói, hệt như trong

một trò chơi nào đó, rồi tiếp tục đi, băm bổ chiếc xc xuống một đoạn dốc vào tầng hầm thấp hơn.

Ông ta hẳn là người bệnh, không phải nhân viên. Đày hẳn là noi người bệnh được giao việc, nếu họ có thể làm việc. Sáng kiến là như thế sẽ tốt cho họ, mà có lẽ tốt thật.

Cuối cùng một người trông có vé giữ trọng trách gì đó bước đến, một phụ nữ trạc tuổi Nancy mặc vest đen - không đeo tạp dề trắng như thứ đang ôm lấy thân hình của hầu hết những người còn lại - và Nancy một lần nữa nhắc lại tất cá. Rằng bà vừa nhận được một lá thư, đề tên bà do một người bệnh gửi - một bệnh nhân nội trú, họ muốn ta gọi thế - vói tư cách là thân nhân để liên lạc.

Bà đã đúng khi nghĩ rằng những người ở trong bếp không phải là nhân công được thuê để phụ việc.

“Nhưng xem ra họ thích làm việc ờ đây,” bà quản lý nói. “Họ cảm thấy tự hào.” Bà ta quay trái quay phải mỉm cười răn đe rồi dẫn Nancy vào ván phòng của mình, một căn phòng kề với nhà bếp. Hóa ra trong lúc họ nói chuyện, bà ta phải giải quyết đủ mọi thứ việc chen ngang - ra quyết định về công việc bếp núc, dàn xếp lòi phàn nàn bất cứ khi nào có ai đó bó chặt trong tạp dề trắng ló đầu vào khung của. Bà ta cũng phải xử lý hồ sơ, hóa đơn hoặc biên lai treo la liệt trông chẳng chuyên nghiệp chút nào trên những cái móc quanh tường. Đồng thòi cũng phải tiếp những vị khách như Nancy.

“Chúng tôi đã xem qua những hồ sơ cũ mà chúng tôi có và tìm ra những cái tên được cho là của họ hàng... ”

“Tôi không phải là họ hàng,” Nancy nói ngay.

“ưm, là gì cũng được, chúng tói viết thư như lá thư bà đã nhận được, nhằm tham khảo lời khuyên của họ về cách xử lý những ca này. Phải thú rhật là chúng tôi không nhận được nhiều hồi âm. Cô lái xe lặn lội tới đây thật quý hóa quá.”

Nancy hồi những ca này có nghĩa là gì.

Bà quản lý đáp rằng có những người ở đây ròng rã nhiều năm trong khi có lẽ họ không thuộc về nơi đày.

“Cô phải hiểu rằng tôi là người mới ở đây,” bà ta nói, “Nhưng tôi sẽ cho cô biết những gì tôi biết.”

Theo lời của bà ta thì nơi này là cái thùng nước gạo, đúng nghĩa đen, chứa những ngưòi bị bệnh tâm thần thật sự, người lão suy, người không bao giờ phát ưiển bình thường được nữa, về phương diện này hay phương diện khác, hoặc người mà gia đình không hoặc không thể cưu mang. Luôn luôn đã và vẫn đang có rất nhiều diện như vậy. Tất cả những ca nghiêm trọng sống ở chái phía Bắc, dưới sự kiểm soát và bảo vệ nghiêm ngặt.

Ban đầu, đây là một bệnh viện tư, do một bác sĩ sở hữu và điều hành. Sau khi ông chết, gia đình - gia đình của bác sĩ đó - tiếp quản, và hóa ra là họ có những cách điều hành riêng. Một phần noi đây bị biến thành nhà thương thí, có những dàn xếp bất thường nhằm tiếp nhận trợ cấp cho những bệnh nhân từ thiện trong khi thực ra họ không phù hợp với bất kỳ tiêu chuẩn từ thiện nào. Một số người trong đó vẫn có tên trong sổ sách nhưng thật ra đã chết rồi, một số khác lại không có lấy một mẩu giấy tờ và hồ sơ họp lệ lưu tại đây. Nhiều người trong số đó, dĩ nhiên, phải làm việc để rrả phí tá túc, và điều này có lẽ - chắc chắn - là tốr cho tinh thần của họ, nhưng không đúng quy cách và bất họp pháp.

Giờ thì, tình hình là đã có một cuộc điều tra rộng khắp và toàn bộ nơi nàv sắp bị đóng cứa. Tòa nhà dù sao cũng cũ kỹ lắm rồi. Sức chứa của nó quá nhỏ, không còn họp với phương thức mọi thứ vận hành thời nay. Những ca nghiêm trọng dự tính sẽ được di dời đến một dưỡng đường lớn ồ Flint hoặc Lansing - việc vẫn chưa ngã ngũ - một số có thể sẽ chuyển vào trại tế bần, nhà tập thể, theo khuynh hướng mái đang thịnh hành, và có một số người nếu thu xếp được sẽ về sống vói họ hàng.

Tessa được xếp vào một trong những trường họp này. Hình như hồi mới vào đây bà ấy đã phải điện trị gì đó, nhưng từ lâu rồi bà ấy chỉ còn phải điều trị ớ dạng nhẹ nhất.

“Điều trị sốc ư?” Nancy hồi.

“Có lẽ là liệu pháp sốc,” bà quản lý đáp, như thể từ liệu pháp sẽ làm nên sự khác biệt rạch ròi. “Bà nói bà không phải họ hàng. Vậy có nghĩa là bà không định sẽ bảo lãnh bà ta.” “Tôi có chồng...” Nancy nói. “Tôi có chồng là... ông ấy lẽ ra cũng phái đến một noi như thế này, chắc vậy, nhưng giờ tôi đang chăm sóc ông ấy tại nhà.”

“Ồ. Ra vậy,” bà quản lý nói, với cái thớ dài không ra điều không tin nhưng cũng chẳng ra điều thông cảm. “Vấn đề là có vẻ như bà ta thậm chí cũng không phải là công dàn Mỹ. Chính bà ta không nghĩ mình là công dân... vậy, tôi nghĩ chắc bây giờ bà không muốn gặp bà ấy nữa?”

“Có chứ,” Nancy nói. “Có. Vì vậy tôi mói tới đây.”

“Ô. Um. Bà ấy ở sau góc quanh đằng kia, trong lò bánh. Bà ấy đã nướng bánh ờ đây nhiều năm rồi. Tôi nghĩ ban đầu ớ đây có thuê thợ làm binh, nhưng khi anh này đi thì người ta khòng bao giờ phái thuê ai khác nửa, họ không cần phải thế, khi đã có Tessa.”

Bà ta bảo trong lúc đứng lên, “Nào. Một lát nữa có lẽ bà sẽ muốn tôi ghé qua giả vờ bảo có điều muốn nói với bà. Sau đó bà trốn đi. Tessa khá thông minh, bà ấy biết gió đang thổi hướng nào và có thể nổi khùng khi bà đi mà không mang bà ấy theo. Vì vậy tôi sẽ tạo cơ hội cho bà lẩn đi.”

Tessa không hoàn toàn héo úa. Bộ tóc quăn gói chặt trong túi lưới, để lộ ra vầng trán bóng, không hề nhăn mà thậm chí còn rộng hơn, cao hơn và trắng hơn trước kia. Thân hình bà cũng bè ra. Bầu ngực to nhìn cứng trơ như hai khối đá, bọc trong iớp quần áo của thợ làm bánh, và bất chấp sức nặng cơ thể, bất chấp vị trí của bà lúc này - cúi xuống bàn, đang lăn một vạt bột lớn - vai bà vẫn vuông vức và oai vệ.

Chỉ có một mình bà trong lò bánh, ngoài một cô gái, à không, một phụ nữ cao gầy, có gương mặt đẹp như rạc luôn nhúm nhíu lại thành những nét nhăn kỳ quái.

“Ôi, Nancy. Cậu đấy à,” Tessa nói. Bà nói rất tự nhiên, mặc dù giọng nói như bị hụt hơi và tỏa ra sự thân mật không chút cố tình, ở những người mang kha khá thịt trên xương như thế. “Thỏi ngay, Elinor. Đừng ngốc nữa. Đi lấy cho bạn tôi cái ghế nào.”

Thấy Nancy có ý muốn ôm mình, như thời nay người ta hay làm, bà đỏ mặt. “Ói, người tớ dính đầy bột. Với lại, Elinor mà thấy nó sẽ cắn cậu đấy. Elinor không thích người ta quá thân thiện với tớ.”

Elinor đã chóng vánh trớ lại với một chiếc ghế. Nancy quay qua nhìn thẳng vào mặt chị và nói dịu dàng.

“Cảm ơn cô nhiều, Elinor.”

“Nó không nói đâu,” Tessa bảo. “Tuy vậy nó là trợ thú đắc lực cho tớ đấy. Tớ chả biết xoay xở ra sao nếu không có nó, phải không Elinor?”

“Ùm,” Nancy lựa lời. “Tớ ngạc nhiên là cậu nhận ra tớ. Tớ đã teo héo từ lâu rồi.”

“Ờ,” Tessa nói. “Tớ đã tự hỏi không biết cậu có tới hay không.”

“Có khi tớ còn chết rồi cơ. Cậu nhớ Ginny Ross không? Cậu ta chết rồi.”

“ừ.”

Vỏ bánh nướng nhồi nhân, đó là thứ Tessa đang nhào. Bà cắt ra một khoanh bột tròn, ép bẹp nó vào một cái khuôn bánh bằng thiếc, đưa lên cao rồi thành thạo xoay vòng cái khuôn bằng một tay đồng thời rạch bột bằng con dao trong tay kia. Bà làm nhanh thoăn thoắt như vậy vài lần.

Bà nói, “Wilf chưa chết à?”

“Chưa. Nhưng ông ấy cũng chẳng khác gì ngọn nến tàn trước gió, Tessa à.” Quá trễ, Nancy nhận ra nói như thế chẳng phải khéo léo tí nào, bèn cố chêm vào một nhận xét nhẹ hơn. “Ông ấy mói nhiễm một số tật lạ lùng, Wolfie tội nghiệp.” Từ cách đây nhiều năm bà đã gọi Wilf thành Wolfie, bà nghĩ cái tên đó phù hợp với quai hàm dài, bộ ria con kiến và đôi mắt sáng quắc của ông0*. Nhưng ông không thích bị gọi thế, òng cho là móc mỉa nên bà đã thôi. Giờ thi ông khòng màng tới nữa, vói lại chí cần nói ra cái tên đó củng khiến bà cảm thây vui hơn và dịu dàng hơn với ông, vậy cũng đỡ đần nhiều trong hoàn cảnh hiện tại.

“Chẳng hạn, ông ấy hay cấm cẳn với mấy tấm thảm chùi chân.”

“Thảm?”

“Ông ấy hay bước vòng quanh phòng như thế này này,” Nancy nói, vẽ một hình chữ nhật lên không trung. “Tớ phải dọn hết đồ đạc trên tường đi. Cứ lòng vòng lòng vòng.” Đột nhiên, và hơi có chút hối lỗi, bà bật phá lên cười.

“ơ, ờ đây thiếu gì người làm giống như thế,” Tessa gật đầu, như một sự xác nhận của người trong cuộc. “Họ không muốn có gì choán giữa họ vói bức tường.”

“Ong ấy rất phụ thuộc. Cứ Nancy đãu?suốt. Bây giờ tớ là người duy nhất ông ấy tin cậy.”

“Ông ấy có hung hăng không?” Tessa lại nói, hệt như một chuyên gia, một người sành sỏi.

“Không. Chỉ hay nghi ngờ. Ông ấy nghĩ có người vào nhà giấu đồ đạc của ông ấy đi. Ông ấy nghĩ có người đi loanh quanh chỉnh giờ đồng hồ treo tường và thậm chí đổi ngày trên báo. Thế rồi ông ấy sẽ đột nhiên thoát khỏi tình trạng ấy

1. Wolf cỏ nghĩa là con sói.

Tf)à'níực ộc,- 41.ỉ

khi tớ nhắc tới vấn đề bệnh tật của ai đó, rồi còn đưa ra chẩn đoán tại chỗ. Đầu óc ỏng ấy là một khối kỳ lạ.”

Thê đây. Thêm một cảu nói không khéo nữa.

“Ồng ấy lú lẫn, chứ không bạo lực

“Vậy thì tốt.”

Tessa đặt khay bánh xuống và bắt đầu dùng môi múc nhân từ một hộp thiếc to khỏng nhãn mác, chỉ đề chữ Nam việt quất. Loại nhàn này nhìn loãng và dính như keo.

“Này. Elinor,” bà nói. “Phần việc của cỏ đây.”

Elinor đã ra đứng sau ghế của Nancy nãy giờ - Nancy chận trọng không quay đầu lại nhìn. Giờ Elinor lướt quành qua chiếc bàn làm bánh mà không ngước mặt lên rồi bắt đầu thu gom những mẩu bột thừa thẹo vừa bị cắt ra.

“Dù sao thì người đàn ông đó đá chết rồi,” Tessa nói. “Tớ chỉ biết thế thôi.”

“Cậu đang nói tới người đàn ông nào?”

“Người đó. Bạn của cậu ấy.”

“ Olliổ Cậu muốn nói là Ollie chết rồi?”

“Cậu không biết à?” Tessa nói.

“Không. Không.”

“Tớ cứ đinh ninh cậu biết chứ. Thế Wilf cũng đã không biết gì à?”

“Wiỉf không biết,” Nancy tự động bật ra cảu nói ở thì hiện tại, bảo vệ chồng mình bằng cách đặt ông vào số những người đang còn sống.

“Tớ tưởng ông ấy biết,” Tessa nói. “Chẳng phải họ là họ hàng sao?”

Nancy không trả lời. Lẽ ra bà phải nghĩ đến tình huống Ollie đã chết nếu Tessa ở đây.

“Vậy chắc ông ấy giữ im cho riêng mình,” Tessa nói. “Wilf luôn giỏi việc ấy,” Nancy nói. “Chuyện xảy ra ở đâu? Cậu có ớ bên ông ấy không?”

Tessa nguẩy đầu ý muốn nói là Không, hoặc rằng bà không biết.

“Khi nào? Người ta kể gì với cậu?”

“Không ai kể gì cho tớ hết. Người ta không bao giờ nói vói tớ bất kỳ điều gì.”

“Ôi, Tessa.”

“Tớ có một cái lỗ trong đầu. Tớ có nó từ lâu rồi.” “Giống như là cậu đã từng biết nhiều thứ hả?” Nancy nói. “Cậu có nhớ họ làm thế nào không?”

“Họ bơm khí vào tớ.”

“Ai?” Nancy nghiêm khắc. “Ý cậu là sao, họ bơm khí vào cậu?”

“Những người có trách nhiệm ở đây. Họ đâm kim vào

tớ.”

“Cậu nói là khí.”

“Họ châm kim và cả bơm khí. Nói là để chữa cái đầu của tớ. Để làm cho tớ không nhớ nữa. Có những điều tớ nhớ rõ, nhưng tớ lẫn lộn không thể nói được là cách đây bao lâu. Có một cái lỗ trong đầu cớ từ rất lâu.”

“Ollie chết trước khi cậu vào đây hay sau đó? Cậu không nhớ làm sao ông ta chết ư?”

“Ôi, tớ đã thấy ông ấy. Ông ấy bị quấn lút đầu trong tấm áo choàng đen. Bị cột dây quanh cổ. Ai đó đã làm thế với ông ấy.” Trong một thoáng, môi bà bặm chặt vào nhau. “Kẻ đó đáng phải ngồi ghê điện.”

“Có lẽ đó là một cơn ác mộng. Có khi cậu đem giấc mơ ơộn lẫn vói hiện thực.”

Tessa nghếch cằm lên như để khẳng định gì đó. “Không phải. Tớ không hề trộn lẫn.”

Liệu pháp sốc, Nancy nghĩ. Liệu pháp sốc để lại những cái lỗ trong ký ức chăng? Thể nào cũng có gi đó ghi trong hồ sơ. Bà phải đi gặp bà quản lý để nói chuyện lại mới được.

Bà nhìn những sản phẩm Elinor đang làm từ những mẩu bột thừa. Chị vuốt bẻ nó rất tinh tế, dán đầu, tai và đuôi cho nó. Những con chuột nhỏ bằng bột.

Bằng một chuỵển động nhanh, dứt khoát, Tessa khứa mặt v 10000 ỏ bánh cho thoáng khí. Lũ chuột đi vào lò nướng chung với những chiếc bánh khác, trên cái khay thiếc của riêng chúng.

Sau đó Tessa chìa hai bàn tay ra, đứng chờ trong khi Elinor lấy một miếng giẻ ẩm lau sạch những vết bột nhào hay những bụi bột khô.

“Ghế,” Tessa lẩm nhẩm, và Elinor mang một cái ghế tới đặt ở cuối bàn, gần ghế của Nancy, để Tessa ngồi xuống.

“Cô đi pha cho chúng tôi một tách trà nhé,” Tessa nói. “Đừng lo, chúng tòi sẽ để mắt tói bánh của cô. Chúng tôi sẽ canh chừng lũ chuột của cô mà.”

“Hãy quên hết những gì chúng mình vừa nói với nhau đi,” bà bảo với Nancy. “Chẳng phải cậu sắp sinh con hay sao, vào lần cuối cùng tớ nghe tin cậu ấy? Nó là con trai hay con gái vậy?”

“Con trai,” Nancy đáp. “Cách đây lảu ơi là lâu rồi. Sau đó tớ có chêm hai đứa con gái. Giờ chúng đã lớn cả

“Ớ đây cậu không nhận ra thời gian trôi vèo vèo thế nào đâu. Có lẽ đó là một điều may, hoặc không may, tớ cũng chẳng biết nữa. Giờ chúng làm gì rồi?”

“Thằng con trai..”

“Cậu đặt tên nó là gì?”

“Alan. Nó cũng đi theo nghề y.”

“Nó là bác sĩ. Hay đấy.”

“Cả hai đứa con gái đều đã lấy chồng, ơm, Alan cũng đã lấy vợ.”

“Tên chúng là gì? Bọn con gái ấy?”

“Susan và Patricia. Cả hai đều học y tá.”

“Cậu đặt tên chúng hay ghê.”

Trà được mang lên - ấm nước ở đâỵ chắc là được giữ cho sôi suốt - và Tessa rót ra.

“Không phải là tách sứ xịn nhất thế giói,” bẵ nói, giữ lại cho mình một cái tách hơi sứt miệng.

“Vậy cốt rồi,” Nancy nói. “Tessa. Cậu có nhớ cậu đã rừng có khá năng làm gì không? Cậu đã ùrng... đă từng biết nhiều thứ. Khi người ta mất vật gì đó, cậu đã từng có khả năng nói cho họ biết chúng ở đâu.”

“Ôi không,” Tessa nói. “Tớ chỉ giả vờ thôi.”

“Làm sao được.”

“Tớ bị đau đầu mỗi khi nói về chuyện đó.”

“Tớ xin lỗi.”

Bà quản lý hiện ra ở khung cửa.

“Tôi không muốn quấy rầy hai người uống trà,” bà nói với Nancy. “Nhưng nếu bà không phiền thì hãy ghé phòng tôi một phút khi xong...”

Tessa hầu như khỏng chờ cho người phụ nữ ra khỏi tầm nghe.

“Như thế để cho cậu khỏi phải chào từ biệt tớ đấy mà,” bà nói. Bà có vẻ dần quen với việc rán thưởng một câu đùa quen thuộc. “Đó là trò lừa của bà ta. Mọi người ai mà chả biết điều đó. Tớ biết cậu đến không phải để đưa tớ ra khỏi đây. Làm sao cậu làm thế được?”

“Không phải vì cậu có vấn đề gì đâu, Tessa. Chỉ là bởi tớ phải chăm sóc Wilf.”

“Đúng thế.”

“Ồng ấy xứng đáng vậy. Ông ấy đã luôn là người chồng tốt vói của tớ, tốt hết sức. Tớ đã tự thề với mình là sẽ không đẩy ông ấy vào một dưỡng đường nào hết.”

“Không. Đừng vào dưỡng đường,” Tessa nói.

“Ôi. Tớ vừa nói một câu ngu ngốc quá.”

Tessa đang mỉm cưới, và Nancy thấy trong nụ cười đó đúng cái điều đã khiến bà bối rối cách đây nhiều năm. Không hẳn là kẻ cả, mà là sự nhân ái kỳ lạ, không có lý do xác đáng.

“Cậu đến thăm tớ là rất tử tế rồi, Nancy. Cậu có thể thấy tớ giữ sức khỏe đấy chứ. Thế là đáng kể đấy. Cậu nên ghé qua chỗ bà kia đi.”

“Tớ chả định ghé qua chỗ bà ta,” Nancy nói. “Tớ sẽ khòng lẻn đi đáu. Tớ thật sự đã chuẩn bị chào tạm biệt cậu mà.”

Giờ thì không cách chi Nancy có thể hỏi bà quản lý về những gì Tessa đã nói với bà, vả lại bà không biết mình có nẻn hỏi hay không - làm thế giống như lẻn ra sau lưng Tessa, và có khi sẽ bị trả thù sao đó. Những gì có thể dẫn tới sự trả thù, ờ một noi như nơi này, người ta không bao giờ biết được.

“À, khoan hãy tạm biệt cho đến khi cậu thử một trong những con chuột của Elinor đã. Lũ chuột mù của Elinor. Nó muốn cậu thử mà. Giờ nó thích cậu rồi đấy. Đừng lo... tớ bảo đảm bắt nó luôn giữ tay sạch sẽ.”

Nancy ăn con chuột, và bảo vói Elinor rằng nó rất ngon. Elinor bằng lòng bắt tay Nancy, rồi đó Tessa cũng làm tương tự.

“Nếu anh ấy không chết,” Tessa nói, bằng giọng bộc trực và lý lẽ. “Sao anh ấy không tới đây đón tớ? Anh ấy nói sẽ đón mà.”

Nancy gật đầu bảo, “Tớ sẽ viết thư cho cậu.”

Bà đã tính như vậy thật, nhưng Wilf ướ thành mối bận tâm quá lớn ngay khi bà về nhà, và chuyến thăm Michigan càng lúc càng khiến bà trăn trở buồn phiền, ấy vậy nhưng

vẫn mang lại cảm giác không thực trong tâm trí, đen nỗi l>á không bao giờ viết thư cho Tessa.

MỘT HÌNH VUÔNG, MỘT HÌNH TRÒN,

MỘT NGÔI SAO

Một ngày cuối hè đầu thập niên 70, một phụ nữ đang dạo bước loanh quanh Vancouver, thành phố trước đó bà chưa bao giờ đến và giờ thì bà biết rằng mình cũng sẽ không bao giờ trở lại nữa. Bà khởi hành từ khách sạn của mình ở khu buôn bán bên kia cây cầu phố Burrard, và sau một hồi bà thấy mình ở đại lộ Số Bốn. Hồi ấy đại lộ Số Bốn còn là một con phố thiên về những tiệm nhỏ bán hương trầm, pha lê, hoa giấy loại khổng lồ, những tấm poster Salvador Dali[5] và White Rabbit[6], cũng như quần áo rẻ tiền, cả loại mỏng nhẹ sáng màu lẫn loại màu đất nặng trịch như chăn được may từ những vùng đất nghèo khổ đầy huyền thoại trên thế giới. Nhạc mở từ bên rrong tiệm xông ra tấn công người ngoài

đường - như muốn tông người ta ngã lộn nhào - khi họ đi ngang qua. Rồi cá những mùi hương xứ lạ ngào ngạt, sự hiện diện biếng nhác của những cỏ nhóc cậu nhóc, những nam thanh nữ tú dựng nhà ngay trên vỉa hè. Ngưàị phụ nử này đã từng nghe và đọc về nền văn hóa trẻ trung này, vì hà tin nó được gọi như vậy. Nó đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm nay và thật ra đang trên đà suy vong. Nhưng bà chua bao giờ đi qua một nơi tập trung nhiều biểu hiện của nền văn hóa này đến vậy, cũng chưa bao giờ thấy mình (hình như) đơn thương độc mã ở ngay giữa lòng một chốn như thế.

Bà đã sáu mưoi bẩy tuổi, ngưòi khô rạc đến nỗi hông và ngực gần như biến mất, dáng đi của bà nặng nề, đầu bổ ra trước, gục gặc quay trái quay phải với vẻ thách thức, dò hỏi.

Dường như không có một người nào trong độ tuổi thua bà ba thập niên ớ trong tầm nhìn.

Một thằng bé và một đứa con gái tói bên bà với thái độ trịnh trọng nhưng trông hơi lố bịch. Chúng đội vòng rua băng tết bím trên đầu. Chúng mòi bà mua mộr cuộn giấy tí hon.

Bà hỏi nó có chứa vận may của bà hay không.

“Có lẽ,” đứa con gái đáp.

Thằng con trai quở, “Nó chúa sự thông chái.”

“Vậy thì được,” Nancy nói, đoạn đặt một đô la vào cái mũ lưỡi trai có hình thêu mà nó đang chìa ra.

“Nào, nói cho tỏi biết tên cỏ cậu đi,” bà nói, với nụ cười rộng ngoác mà bà không kiềm chế được, nhưng bà không nhận được nụ cười nào đáp lại.

“Adam và Eve,” đúa con gái vừa đáp vừa nhặt tờ I lòn lên đút vào đâu đó bên trong bộ đồ xếp nếp của nó.

“Adam và Eve và Đẩm-một-củì’ Nancy nói. “Đi ra sòng một tối thứ Bảy... ”(n

Nhưn^ cả hai đã rút lui, bằng điệu bộ khinh khỉnh và mệt mỏi.

Thế là quá đủ rồi. Bà bước đi tiếp.

Có luật nào chống lại sự hiện diện của ta ở đây chăng? Một tiệm cà phê chỉ nhỏ nhu cái hốc tường bày một tấm bảng trong quầy kính. Bà chưa ăn gì kể từ bữa điểm tâm tại khách sạn. Giờ đã hơn bốn giờ chiều. Bà dừng lại đọc xem họ quảng cáo cái gì.

cẩ[7] muôn năm. Đằng sau dòng chữ viết tháu đó là một sinh vật giống cái cau có, nhăn nhúm, gần như tàn tạ, mái tóc lơ thơ bạt ra sau má và trán. Thứ tóc khô hoe màu nâu đỏ. Luôn ra màu sáng hơn màu tóc thật của bác, cô thợ làm đầu đã nói vậy. Màu tóc chật của bà là nâu sậm, rất sậm, gần như đen. Không phải. Giờ đây màu tóc thật của bà là màu trắng. Tình huống này họa hoằn lắm mói xảy ra đôi ba lần trong một đời người - ít nhất chỉ đôi ba lần nếu ta là phụ nữ - khi ta bất chợt bắt gặp mình trong tình trạng như thế, không hề được chuẩn bị. Cảm giác kinh khủng như những giấc mơ trong đó bà thấy mình đi trên phố mà chỉ mặc váy ngủ, hoặc trễ nải có mỗi cái áo ngủ.

Đương nhiên, suốt mười hay mười lăm năm qua bà đã dành khá nhiều thời gian để săm soi gương mặt mình dưới ánh sáng mạnh nhằm nhìn cho rõ hơn những đường nét trang điểm hoặc đế quyết định xem đã đến lúc bắr đầu nhuộm tóc hay chưa. Nhưng bà chưa bao giờ giật mình như thế này, vào cái khoảnh khắc mà hình ánh bà thấy không phải những đốm phiền muộn mới cũ, không phải nét tàn tạ chẳng thể lờ đi lâu hơn nữa, mà là một người xa lạ hoàn toàn.

Một mụ già mà bà không biết và cũng không muốn biết.

Dĩ nhicn, bà lấy lại vẻ mặt bình tĩnh ngay lập tức, và thế là có chút tiến triển. Có thể nói rằng bà vừa mới nhận ra chính mình. Bà vội nhìn quanh nhìn quất tìm hy vọng, như thể không được đánh mất một phút nào. Bà cần xịt keo lên róc cho nó không bay tốc khỏi mặt như thế. Bà cần tô một màu son đậm hơn. Màu đỏ san hô tưoi rói mà thời nay gần như không còn tim thấy, thay cho cái màu gần như mộc, tuy thời trang hơn nhưng ảm đạm và nhợt nhạt. Quyết tâm tìm bằng được những thứ mình cần, bà quay ngoắr lại - trước đấy bà đã trông thấy một hiệu thuốc tây cách đó ba bốn khối nhà - và vì không muốn đi ngang qua Adam và Eve lần nữa, bà băng qua đường.

Nếu bà không quay lại thế này thì chắc chắn cuộc đụng mặt sẽ không bao giờ diễn ra.

Một người già khác đang đi dọc vỉa hè. Mộr người đàn óng, không cao, nhưng dáng thẳng và có cơ bắp, hói đỉnh đầu, diềm tóc trắng lơ phơ bay tốc lên giống hệt tóc bà vừa

nãy. Ao sơ mi hở cổ, kèm jacket và quần âu cũ. Trông ông ta không có vẻ gì là đang cố tình bắt chước bọn trai trẻ trôn đường - không để tóc đuôi ngựa hay thắt khăn quàng cổ hay mặc đồ jean. Ây thế những cũng không thể nhầm ỏng ta vói úp đàn ông mà bà gặp thườno ngày trong hai cuần qua.

Bà nhận ra gần như ngay lập tứcế Đó là Ollie. Nhung bà dùng sững lại, bà có lý do chính đáng để tin rằng đây không thể là sự thật.

Ollie. Còn sống. Ollie.

Và ông thốt lên, “Nancy!”

Biểu hiện trên gương mặt bà (khi đã vượt qua khoảnh khắc bàng hoàng mà dường như ông không nhận ra) chắc hẳn rất giống vói vẻ biểu cảm trên mặt ông. Hoài nghi, mừng rỡ, hối lỗi.

Hối lỗi vì cái gì? Vì rằng thời ấy họ đã không chia tay nhau như những người bạn, rằng họ chưa bao giờ liên lạc với nhau trong ngần ấy năm? Hay là vì những thay đổi đã diễn ra trong từng người, vì cái cách họ phải trình diện mình vào lúc này, không còn mấy nhựa sống.

Nancy có nhiều lý do để sốc hơn ông, chắc chắn. Nhưng tạm thòi bà sẽ không đề cập đến điều đó. Chưa đâu, cho tói chừng nào cầ hai cùng định thần lại được.

“Tôi chỉ ở đây qua đêm thôi,” bà nói. “Tức là đêm qua và tối nay. Tôi đang đi du thuyền tới Alaska. Với những bà góa già khác. Wilf chết rồi, ông biết chưa. Ông ấy chết gần một năm nay. Tôi đang đói gần chết. Tôi cứ đi mãi đi mãi. Hầu như không hiểu sao mình lại ở đây.”

Rồi bà nói thêm, hơi ngô nghê, “Tôi không biết ông sống ở đây.” Bởi vì bà cũng chẳng hề nghĩ đến việc ông sống ở nơi nào khác. Nhưng bà cũng không hoàn toàn chắc là ông đã chết. Theo như bà biết thì Wilf chẳng nhận được bất kỳ tin tức gì về chuyện này. Mặc dù bà không thể gặng hỏi đuợc nhiều từ Wilf, ông đã trượt khỏi tầm vói của bà, ngay cá crong quãng thời gian ngắn ngủi bà đi tới Michigan thăm Tessa.

Ollie nói ông không sống ở Vancouver mà cũng chỉ ghé qua một chốc thôi. Ông tái đế chữa bệnh, ở bệnh viện, theo nếp thường. Ồng sống ớ đảo Texada. Vị trí của cái đảo ấy, theo ông, quá phức tạp để mà giải thích. Chì cần biết rằng ông phải đón ba chuyến thuyền, ba chuyến phà mới từ đây tói được đó.

Ông dẫn bà tới chiếc Volkswagen màu trắng bẩn thiu đậu bên lề đường, họ lái tới một nhà hàng. Chiếc xe tái nhỏ này bốc mùi biển, bà nghĩ, mùi tảo, mùi cá và mùi cao su. Thì ra cá là thứ duy nhất bây giờ ông ăn, không bao giờ là thịt. Nhà hàng có chưa tới nửa tá bàn này là nhà hàng Nhật. Một chàng trai Nhật mang vẻ mặt ám đạm hiền lành của thầy tu trẻ đang chặt cá với tốc độ kinh khủng đằng sau quầy. Ollie gọi to, “Khỏe chứ, Pete?” và chàng thanh niên đáp lời, “T-u-y-ệt”, bằng giọng giễu cợt của dân bắc Mỹ, vẫn không loi là chút nhịp chặt cá nào. Nancy thoáng cảm thấy không thoải mái - là do Ollie đã dùng tên của cậu trai để gọi ưong khi cậu ta không dùng tên của Ollie chăng? Và vì bà hy vọng Ollie không nhận ra bà đã để ý điều đó? Một số người

-   chính xác là một số đàn ông - đánh giá cao việc quen tliMi với những người ở hàng ăn và tiệm bán đồ.

Bà không chịu nổi ý nghĩ ăn cá sống, vì vậy bà ăn mì. Đôi đũa này thật iạ lẫm đối với bà - hình như nó không giống loại đũa Trung Quốc bà đã dùng một hai lần - nhưng ở đây họ chỉ cho ta ăn bằng thứ đó thôi.

Giờ họ đã bình tĩnh lại, bà nên nói vềTessa. Tuy nhiên, có lẽ tốt hon nên chờ cho ông tự nói.

Thành thử bà bắt đầu nói về chuyến du ngoạn. Bà nói bà sẽ không bao giờ đi một chuyến như thế này nữa, cho đỡ phí đòi. Lý do không phải vì thời tiết, mặc dù cũng có lúc thời nết rất chán, mưa mù che khuất tầm nhìn. Thật tình họ đã được nhìn ngắm phủ phê, quá đủ cho cả một đòi ngưòi. Núi tiếp núi, đảo nối đảo, đá rồi nước rồi cây cối. Mọi người ai nấy đều bảo vậy không diệu kỳ sao? Vậy không hút hồn sao?

Hút hồn, hút hồn, hút hồn. Diệu kỳ.

Họ đã thấy gấu. Họ đã chấy hải cẩu, sư tủ biển, một con cá voi. Tất cả mọi người đều chụp hình. Mồ hôi nhễ nhại, những tiếng trầm trồ và nỗi sợ chiếc camera hiện đại mới toanh của mình không hoạt động kịp lúc. Sau đó họ lên bờ, đón chuyến xe lứa lẫy lừng tới thị trấn mỏ vàng lừng lẫy, lại chụp hình với những diễn viên ăn mặc như dân đào vàng thứ thiệt; thế đa số người ta làm gì ở đó? xếp hàng mua kẹo mềm.

Họ hát vang trên xe lửa. Họ lên tàu trớ lại, say túy lúy. Nhiều người say từ bữa sáng trở đi. Chơi bài, cờ bạc. Nhảy múa thâu đêm, cứ mười bà già lại vói một ông già.

“Tất cả bọn tôi đều thắt ruỵ băng, tóc uốn lọn, dár kim tuyến, búi cao như những con cún biểu diễn. Phải nói, cuộc cạnh tranh thật hoang dại.”

Ollie cười phá lên nhiều lần trong suốt câu chuyện, dù bà bắt gặp một lần ông không nhìn bà mà nhìn về phía quầy, vói vẻ mặt lơ đễnh, chấp chỏm. Ông đã ăn xong món xúp của mình và chắc hẳn đang nghĩ xem gọi món gì tiếp đây. Có lẽ ông, như những người đàn ông khác, cảm thấy bị coi thường khi đồ ăn không được dọn lèn ngay tức khắc.

Nancy liên tục làm tuột món mì.

“Lạy Chúa quyền năng, tôi cứ nghĩ mái xem mình đang làm cái gì, cái quỷ gì ớ đây? Bấy lâu mọi người cứ luôn bảo tôi nên đi xa đâu đó. Wilf đã không còn biết mình là ai mấy năm rồi và tôi chăm sóc ông ấy tại nhà. Sau khi ông ấy chết người ta bảo tôi nên ra ngoài tham gia gì đó. Hãy tham gia câu lạc bộ Đọc Sách Phụ Lão đi; hãy tham gia câu lạc bộ Đi Bộ Phụ Lão đi; hãy tham gia cảu lạc bộ Vẽ Màu Nước đi. Lại cả câu lạc bộ Phụ Lão Tình Nguỵện nữa chứ, để thâm nhập đời sống của những người nghèo không nơi nương ạra trong bệnh viện. Tỏi thì chẳng cảm thấy muốn làm những việc đó, cho đến khi người ta bắt đầu ra rả Đi xa, đi xa. Các con tôi cũng bảo thế. Mẹ cần một kỳ nghi toàn diện. Vì vậy tôi do dự và lưỡng lự, nhưng tôi không biếc đi xa bằng cách nào, thế là có người mách, à, bà đi du thuyền được đấy. Thế lả tôi nghĩ, ừ, mình đi du thuyền vậy.”

“Thú vị quá,” Ollie nói. “Tôi không nghĩ là việc mất vợ lại dẫn dắt tôi đi du thuyền.”

Nancy gần như hụt một nhịp thở. “Ông thế là thông thái đấy,” bà nói.

Bà chờ ông nói gì đó về Tessa, nhưng món cá của ông được dọn lèn và ông liền bận rộn với nó. Òng cố thuyết phục bà ăn thử một miếng.

Bà không ăn. Thật ra bà đã dùng bữa và châm một điếu thuốc.

Bà nói bà đã luôn trông ngóng và chờ đợi xem ông viết thêm gì nữa sau bài báo gây dư luận đó. Nó cho thấy ông là một cây bút có tài, bà nói.

Ỏng lộ vẻ bối rối một thoáng, như khòng thể nhớ bà đang nói về cái gì. Sau đó ông lắc đầu, như thể kinh ngạc, và bảo cái việc đó xảy ra cách đây đã xưa xửa xùa xưa rồi.

“Đó không phải là điều tôi thật sự muốn.”

“Ông nói vậy là ý gì?” Nancy nói. “Ong không còn như ông trước đây nữa phải không? Ông không còn như cũ nữa.” 1 ãt nhiên.

“Ý tôi là, có gì đó khác một cách cơ bản, về vẻ bề ngoài. Dáng người ông khác. Đôi vai khác. Hay là tôi nhớ không chính xác?”

Ồng bảo chính xác chứ. Ông đá ngộ ra rằng mình muốn một cuộc đời thiên về thể chất nhiều hơn. A không. Những gì xảy ra, theo trật tự, là con quỷ cũ đã quav lại với ông (bà nghĩ ông ám chi bệnh lao) và ông nhận ra mình đang làm toàn những điều không thích họp, vì vậy ông thay đổi. Việc đó cách đây rất lâu rồi. Ông học đóng thuyền. Rồi ỏng đến sống với một người đánh cá biển khơi. Ong chăm nom

thuyền bè cho một triệu phú. Đó là ở Oregon. Ông làm việc và dành tiền trơ về Canada, quanh quẩn ở đây - Vancouver

-    ít lảu để rồi sau đó mua một mảnh đất ở đảo Sechelt - bến cảng, khi đất ớ đó vẫn còn rẻ. Ông bắt đầu kinh doanh thuyền kayak. Đóng, cho thuê, bán, dạy đi thuyền kayak. Rồi đến một lúc òng bát đầu cảm thấy Sechelt quá đòng đúc, cho nên ông để lại đất đai của mình cho một người bạn mà gần như không lấy thứ gì. Theo ông biết thì ông ấy là người duy nhất chưa hề làm tiền từ đất đai trên đảo Sechelt.

“Nhưng cuộc đời tôi không nhắm tới tiền,” ông nói.

Òng nghe nói ta có thể mua một mảnh đất trên đảo Texada. Và giờ thì ông ít khi rời khỏi đó. Ồng làm việc này việc kia để kiếm sống. Vẫn kinh doanh thuyền kayak một chút, đánh cá một chút. Ồng thuê một thự đa năng, một thợ xây và một thợ mộc.

“Tôi sống khá ổn,” ông nói.

Ồng tả cho bà về ngòi nhà ông xây cho mình, bề ngoài giống như một con cá mập, nhưng bên trong rất thú vị, ít nhất là đối với ông. Một cái gác xép ngủ khoét một của sổ tròn nhỏ. Tất cả mọi thứ ông cần đều ở ngay chỗ ông có thể với tay tới, để phơi ở ngoài, không có gì cất trong tủ. Cách nhà một quãng ngắn, ông xây một bồn tắm chìm dưới đất, chính giữa một luống thảo mộc tỏa mùi thơm. Ông có thể xách vào đó vài xô nước nóng rồi nằm ườn dưói sao, ngay cả trong mùa đông.

Ông tự trồng rau, và chia rau với lũ nai.

Suốt lúc ông kể cho bà nghe những điều này, Nancy

cứ có cảm giác không vui. Không phải là không tin li.il chấp một sự không nhất quán trọng yếu. Mà hoang mang thì đúng hơn, sau đó là thất vọng. Ông đang nói chuyqn theo cái kiểu một số đàn ông khác vẫn nói. (Chẳng hạn cái ông mà bà trò chuyện trên tàu du ngoạn - ớ trên tàu không phái lúc nào bà cũng lãnh đạm, thiếu chan hòa như bà đã khiến Ollie tin là như vậy). Vô số đàn ỏng không bao giờ nói được lời nào về cuộc đời họ, ngoài những tình riết khi nào và ờ đâu. Nhưng cũng có nhũng ông, hiện đại hơn, thao thao bài diễn thuyết làm như rất tự nhiên nhưng thực ra đã luyện tập nhiều lần, trong đó họ mô tả cuộc đời đúng thật là một con đường xóc mấp mô, nhưng bất hạnh sẽ chỉ đường tới điều tốt đẹp hơn, những bài học được rút ra, và chắc chắn niềm vui sẽ đến vào buổi sáng.

Bà không phản đối những ngưòi đàn ông khác nói chuyện theo cách này - bà có thể nghĩ về điều khác trong khi họ nói - nhưng khi Ollie nói kiểu như thế, khi ông chồm ngưòi qua chiếc bàn lung lay, qua cái đĩa gỗ đựng những miếng cá đáng báo động, thì một nỗi buồn sầu thám dâng nghẹn khắp ngưòi bà.

Ông đã không còn như xưa. Không chút xíu nào.

Còn về bà? Ồi, rắc rối là bà vẫn như xưa. Khi nói về chuyến du ngoạn, bà rất phấn khích - bà thưởng thức lời mình nói, lắng nghe những miêu tả tuôn ra khỏi miệng mình. Nhưng như vậy không có nghĩa ngày xưa bà thật sự nói chuyện với Ollie theo cách đó - đúng hơn đó là cách bà ước ao mình được nói, và thỉnh thoảng bà đã nói với ỏng

theo cách đó trong tâm trí bà, sau khi ông ra đi. (Dĩ nhiên, ắy là sau khi bà vượt qua được cơn giận ông.) Một chuyện gì đó xây ra khiến cho bà nghĩ, Ước gì mình có thể kể chuyện này cho Ollie. Khi bà được dịp nói theo cách bà muổn nói với người khác, đôi khi bà đi quá xa. Bà có thể thấy người ta đang nghĩ gì. Châm biểm, hoặc khó tinh, hoặc thậm chí là gay gắt. Wilf khòng dùng những cụm từ đó, nhưng có lẽ ông có nghĩ tới chúng, bà không bao giờ biết được. Ginny sẽ chỉ mỉm cười, nhưng không phải theo cái cách bà ấy từng hay mím cười. Ở tuổi trung niên không chồng con, Ginny trở nên bí hiểm, nhã nhặn và nhân đức. (Điều bí mặt được tiết lộ không lâu trước khi bà chết, chính bà thú nhận rằng mình đã trở thành người theo đạo Phật.)

Vậy nên Nancy đã luôn nhớ Ollie day dứt mà không bao giờ lý giải được điều bà nhớ là gì. Có gì đó rất khó chịu cháy trong ông giống như một cơn sốt nhẹ, điều gì đó bà không thể vượr qua được. Những gì khiến bà tức điên lên trong suốt quãng thời gian ngắn bà biết ông rốt cuộc, khi ngẫm lại, trở thành những điều bà nhớ nhất nơi òng.

Lúc này đây ỏng đang nói say sưa. Òng mỉm cười nhìn vào mắt bà. Gọi nhắc bà đến phong thái duyên dáng luôn có sẵn nơi ông. Nhưng hồi ấy bà đã tin rằng phong thái đó không bao giờ ảnh hưởng tới bà.

Bà hơi e ngại ông sẽ nói, “Tôi khóng đang làm cho bà chán đấy chứ?” hoặc, “Cuộc đời như thế chẳng thú vị sao?”

“Tôi đã may mắn không thể tin nổi,” ông nói. “May mắn suốt cuộc đời. Ô, tỏi biết nhiều người sẽ không nói

thế đâu. Mà họ sẽ nói tôi chẳng gắn bó với thứ gì, hoặc tỏl không làm ra tiền. Họ nói tôi phung phí thời gian khi tỏi thất cơ lỡ vận. Nhưng nói thế là không phải.”

“Tôi đã nghe thấy tiếng gọi,” ông nói, nhướng lòng mày lên, hình như tự mỉm cười với mình. “Nghiêm rúc đấy. Tôi thật sự đã ns;he thấy. Tiếng gọi thôi thúc tôi ra khỏi cái hộp. Ra khỏi cái hộp phải-làm-điều-gì-đó-lớn-lao. Ra khói cái hộp bản ngã. Tôi luôn may mắn trong đời. May mắn cả khi bị hạ gục bởi bệnh lao. Nó đã đẩy tôi ra khỏi trường đại học, giải thoát tôi khỏi cái noi tôi đã bít kín đầu mình những thứ nhảm nhí. Và đương nhiên nó cũng đẩy rôi tránh xa quân ngũ, nếu chiến tranh nổ ra sớm hơn.”

“Dù sao ông cũng không phải nhập ngũ một khi ông là người đã có gia đình,” Nancy nói.

(Có lần bà ở trong tâm trạng giễu nhại sâu cay đến nỗi đã hỏi rhẳng Wilf rằng có phải đó là lý do cho cuộc hôn nhân của họ.

“Lý lẽ của những ngưòi khác không phải là mối quan tâm lớn của anh,” Wilf đã rrả lời như vậy. Ỏng nói dù sao ngay sau đó chiến tranh cũng có nổ ra đâu. Và đã không nổ ra, cho mãi tới một thập kỷ sau.)

“Ô, phải,” Ollie nói. “Nhưng thật ra đó không phải là một cuộc hôn nhân hoàn toàn hợp pháp. Tôi đã đi trước thời của tôi, Nancy ạ. Nhưng tôi cứ luôn quên rằng thật ra mình vẫn chưa kết hôn. Có lẽ tại vì Tessa là một phụ nữ thuộc loại quá sâu sắc và nghiêm túc. Nếu ở bên bà ấy là ta cứ thế ở bên bà ấy. Không dễ gì thoải mái với Tessa.”

“Vậy,” Nancy nói, cố hết sức làm ra vẻ tự nhiên. “Vậy. Ông và Tessa.”

“Đó là một Cú Va Đập chặn tất cả mọi thứ lại,” Ollie

nói.

Nói như thế có nghĩa là, ông giải thích, hầu hết mọi mối quan tâm, và rồi cuối cùng cả quỹ tài trợ, đều cạn kiệt. Quỹ dành cho các cuộc nghiên cứu. Có một sự thay đổi trong tư tướng - cộng đồng khoa học quay lưng lại với điều họ phán xét là ngớ ngẩn. Một số thí nghiệm vẫn tiếp tục ít lâu nữa, nhưng nứa vời, ông nói, thậm chí những người được coi là tâm huyết nhất, tận tình nhất - những người liên lạc vói ông ngay rừ đầu, Ollie nhấn mạnh, như thể không phải ông liên lạc vói họ trước - là những người đầu tiên buông xuôi, không trả lòi thư từ của ta, cũng không liên lạc, cho tói khi họ gửi cho ta một mẩu thư, do thư ký viết, báo rằng toàn bộ họp đồng đã chấm dức. Một khi gió đã đổi chiều, ông và Tessa bị những con người này đối xử như đất cát, như những kẻ phiền nhiễu và cơ hội.

“Cái bọn học giả,” ông nói. “Sau tất cả những gì chúng tôi đã trái qua, sau khi chúng tôi cho bọn họ toàn quyền sử dụng như thế. Tôi chẳng có giá trị gì với họ nữa.”

“Tôi tướng ông trực tiếp làm việc với các bác sĩ

“Bác sĩ. Bọn hãnh tiến. Bọn học giả.”

Để kéo óng khỏi sa vào nhánh đường đầy những vết thương cũ rồi lại nổi sùng lên, Nancy hỏi về các cuộc thí nghiệm.

Hầu hết liên quan đến những lá bài. Không phải loại bài tây thông thưòng mà là bài chuyên ngành đặc dụng, với những ký hiệu riêng. Một dấu thập, một vòng tròn, một ngòi sao, những đườn£ lượn sóng, một hình vuông. Họ bày ngửa mỗi lá bài mang mộc biểu tượng trên bàn, số còn lại cúa cỗ bài thì được xáo lên rồi úp xuống. Tessa được yêu cầu phải nói ra biếu tượng nào trong những lá bài trước mặt bà ấy sẽ tương ứng với biểu tượng của lá bài trên cùng trong xấp bài. Đó là loại kiểm tra trùng khớp mở. Kiểu kiểm tra trùng khớp mù cũng vậy, chỉ có điều lần này năm lá bài chú đạo cũng phái úp xuống. Các cuộc kiểm tra khác tăng dần độ khó. Thính thoảng hột xúc xắc, hay đồng tiền xu được sử dụng. Đôi khi không có gì ngoài một hình ảnh crong đầu. Rồi một chuỗi những hình ảnh ở trong đầu, không cái gì được viết ra. Chủ thể và người làm thí nghiệm ở cùng một phòng, hay trong các phòng riêng rẽ, hoặc phòng cách đấy mộr phần tư dặm.

Sau đó người ta đo lường tỉ lệ thành công mà Tessa đạt được rồi đem so với kết quả ta có thể đạt được do sự tình cờ rhuần túy. Luật xác suất, ông tin con số đó là hai mươi phần trăm.

Trong phòng không có gì ngoài một chiếc ghế, một chiếc bàn và một ngọn đèn. Tựa hồ như phòng hỏi cung. Tessa từ trong đó đi ra, bị vắt kiệt. Những biểu tượng hành bà ấy mệt nhoài hàng giờ, dù ở đâu bà ấy cũng nhìn thấy chúng. Những cơn nhức đầu xuất hiện.

Các kết quả không thuyết phục. Đủ kiểu phản biện ập tới, không phải về Tessa, mà về việc những bài kiểm tra đó có khiếm khuyết hay không. Người ta bảo rằng con người có sự thiên vị. Khi họ thảy đồng tiền, chẳng hạn, nhiều người đoán ngửa hơn là xấp. Chỉ thế thôi. Thêm những gì ông nói trước đó về xu hướng chung, về xu hướng trong giới trí thức bấy giò, đã đẩy những cuộc nghiên cứu như vậy vào địa hạt của nhữn^ việc ngớ ngẩn.

Bóng tối đổ xuống. Tấm biển ĐÓNG CỦA đã móc lên cửa nhà hàng. Ollie chật vật đọc hóa đơn. Hóa ra lý do khiến ông đến Vancouver, vấn đề bệnh tật, lại liên quan đến mắt. Nancy cười phá, giật iấy tờ hóa đơn khỏi tay ông và trả tiền.

“Tất nhiên... chẳng phải tôi là bà góa giàu có sao?”

Sau đó, bởi vì họ vẫn chưa hết chuyện - còn lâu mới hết, theo như Nancy nhận thấy - cho nên họ đi ngược lên phố, vào quán Denny uống cà phê.

“Có lẽ bà thích tói nơi nào đó sang trọng hon?” Ollie nói. “Có lẽ bà đã nghĩ đến một chút rượu gì đó?”

Nancy nói nhanh là bà đã uống đủ trên tàu rồi, đủ cho bà không thèm rượu ít lâu.

“Tôi thì uống đủ cho cả đòi mình rồi,” Ollie nói. “Tôi đá bỏ rượu mười lăm năm. Chính xác là mười lăm năm, chín tháng. Bà biết đấỵ, một tên bợm già thì đếm ngày tháng như thế nào.”

Trong suốt quá trình thí nghiệm vói những chuyên gia cận tâm lý học, ông và Tessa đã kết bạn với một số người. Họ

biết đến những người kiếm sống nhờ khả nâng của mình. Không phải nhờ vào mối quan tâm của thứ gọi là khoa học kia, mà nhờ vào cái mà họ gọi là bói toán, hay đọc tâm trí, hay ngoại cảm, hay giải trí tâm lý. Có người đóng đô ớ một vị trí đắc địa, hoạt động trong nhà hoặc nơi mặt tiền cửa hiệu, và trụ vững được nhiều năm. Đó là những người chuyên rư vấn, đoán tương lai hậu vận, nghiên cứu thicn văn và thực hiện vài liệu pháp chữa ưị. Những kề khác biểu diễn trước công chúng. Biểu diễn ớ đây tức là liên kết vói những sô diễn kiểu giáo-dục-cho-người-trưởng-thành bao gồm các bài diễn thuyết, bài đọc, các hoạt cảnh Shakespeare, ai đó hác opera, rồi hình ảnh về các cuộc du lịch thám hiểm (Giáo Dục Chứ Không Phải Gây Sốc), cũng có thể trượt xuống nấc thang thấp nhất là các lễ hội hóa trang giá hạ, làm hổ lốn từ hài kịch khiêu dâm và thuật thòi miên đến những phụ nữ hầu như lõa thể quấn rắn. Rất tự nhiên Ollie và Tessa ưa Cự nghĩ về mình thuộc nhóm đầu tiên. “Giáo dục chứ không phải gây sốc” thật sự là những gì họ ghi tạc trong óc. Nhưng lại nữa, việc chọn thời điểm cũng không may. Loại hình giáo dục đẳng cấp cao đó đã gần đến hồi tuyệt diệt. Người ta có thể nghe nhạc và tiếp nhận một lượng giáo huấn nhất định qua radio, và người ta đã xem hết những hình ảnh du lịch thám hiểm cần thiết ở sảnh nhà thờ.

Cách kiếm tiền duy nhất họ khám phá ra là biểu diễn lưu động, ở tòa thị chính hay tại hội chợ mùa thu. Họ đứng cùng sân khấu với nhà thỏi miên, phụ nữ múa rắn, những tay độc bạch bẩn thỉu và những vũ công thoát y phủ lông chim. Loại hình này, một lần nữa, cũng sắp hết thời, nhưng chiến tranh bùng nổ kỳ lạ rhay lại làm nó nở rộ. Tuổi thọ của nó kéo dài một cách nhân tạo thêm ít lâu nữa, khi khẩu phần xăng dầu ngăn người ta đến những câu lạc bộ đêm hay những rạp chiếu bóng lớn. Và truyền hình vẫn chưa xuất hiện để mua vui cho họ bằng những chiêu trò kỳ diệu trong khi họ ngồi trôn ghế sofa tại nhà. Đến đầu thập niên năm mươi, với Ed Sullivan[8], vân vân và vân vàn - đó mói thực sự là dấu chấm hết.

Tuy nhiên cũng có thời khán gid đông nghịt, những khán phòng đầy ắp - Ollie đôi lúc hứng chí, làm nóng khán giá bằng một bài diễn thuyết nho nhỏ, tha thiết nhưng khơi gợi. Và chẳng bao lâu sau, chính anh trớ thành một phần của tiết mục. Họ cần phải tập luyện cái gì đó kích động hơn, cài vào sự kịch tính hay hồi hộp hơn những tiết mục chỉ có một mình Tessa thực hiện. Và vẫn còn một yếu tố khác cần cân nhắc tới. Cô đương đầu với mọi chuyện rất tốt, chừng nào thần kinh và thể xác cô còn chịu đựng được, nhưng thần lục của cô - hay bạn muốn gọi là gì cũng được - tỏ ra không đáng tin cậy. Cô bắt đầu nhầm lẫn. Cô phải tập trung hơn bao giờ hết, nhưng thường không thành công. Những cơn nhức đầu dai dẳng.

Đúng như hầu hết mọi người vẫn hằng nghi ng;ờ. Những tiếc mục như vậy toàn trò lừa. Toàn giả dối, đầy

những mánh khóe bịp bợm. Đôi khi chỉ có thế không hơn. Nhưng điều người ta - đa số người ta - hy vọng, đòi khi, cũng đúng nốt. Ngưòi ta hy vọng rằng không phải tất cả đều giá. Và bởi vì những người biểu diễn như Tessa, những người thực sự đáng tôn trọng, biết và hiểu rõ niềm hy vọng này - còn ai có chể hiểu nó rõ hơn? - nên họ bắt đầu sử dụng những thủ thuật và công thức nhất định, nhằm bảo đảm có được những kết quả đúng. Bởi vì hằng đêm, mỗi đêm, ngưòi ta cần phải có được những kết quả như thế.

Đỏi khi các biện pháp rất thô thiển, trắng trợn, chẳng hạn như vách ngăn giả trong cái hộp chứa người phụ nữ bị cưa làm đôi. Một chiếc micro ẩn Nhưng thường thì mật mã sẽ được sử dụng, phối họp giữa người trên sân khấu và người dưới sàn. Những mật mã này tự thân chúng đã là một nghệ thuật. Chúng bí mật, không gì được viết ra.

Nancy thắc mắc liệu những mật mã số của ông, của ông và Tessa, có là một nghệ thuật?

“Nó có biên độ,” ông nói, gương mặt sáng bùng lên. “Nó có sắc thái hẳn hoi.”

Rồi ông tiếp, “Thật ra chúng tôi cũng có những tiết mục đầy tính sắp đặt. Tôi mặc áo choàng đen...”

“Ollie. Thật tình. Áo choàng đen sao?”

“Đúng thế. Áo choàng đen. Tôi sẽ chọn một người tình nguyện, cỏi áo choàng ra quấn quanh người anh ta hay cô ta, sau khi Tessa bị bịt mắt lại - ai đó trong đám khán giả bịt mắt bà ấy, để bảo đảm là bịt thật - và tôi nói to lên vói bà ấy, ‘Tôi quấn ai trong chiếc áo choàng đen này?’ Hoặc ‘Ai là người

trong chiếc áo choàng đen?’ Hoặc tôi sẽ nói ‘áo khoác’. Hoặc Vải đen’. Hoặc ‘Tôi có gì ở đây?’ Hoặc ‘Cô thấy ai nào?’ ‘Tóc người ấy màu gì?’ ‘Cao hay thấp?’ Tôi thay đổi từ ngữ, thay đổi độ trầm bổng únh vi crong giọng nói. Càng ngày càng đi vào chi tiết. Đó là tiết mục mớ màn của chúng tôi.”

“Ong nên viết về điều đó.”

“Tôi đã định viết đấy chứ. Tôi đã nghĩ đến việc tiết lộ những điều ấy. Nhưng sau đó tôi lại nghĩ, ai thèm quan tâm? Người ta muốn bị lừa mà, hay cũng có thể nói người ta không muốn bị lùa. Người ta không dựa vào chứng cớ. Tôi cũng nghĩ tới việc viết một quyển tiểu thuyết trinh thám. Chẳng qua là do hoàn cảnh tự nhiên thôi. Tôi nghĩ nó sẽ làm ra rất nhiều tiền và chúng tôi có thể thoát khỏi cảnh này. Tôi nghi về mộr kịch bản phim. Bà có bao giờ xem phim Fellini[9]..?” Nancy nói là chưa.

“Không sao, chuyện nhảm thôi. Tôi không ngụ ý phim Fellini. Mà ám chí những ý tướng tôi có. Vào lúc đó.”

“Kể cho tôi về Tessa đi.”

“Chắc hẳn tôi có viết thư cho bà. Tôi có viết không vậy?” “Không.”

“Vậy thì chắc tôi có viết cho Wilf.”

“Tôi nghĩ nếu có thì ông ấy đã cho tôi biết.”

“Hừm Có lẽ tỏi không viết. Có lẽ tại lúc đó tôi đang quá đau buồn.”

“Đó là năm nào?”

OUie không nhớ. Chiến tranh Triều Tiên đang diễn ra. Harry Truman làm tổng thống. Ban đầu tướng chùng như Tessa chí bị cúm. Nhưng bà ấy không khỏi mà ngày càng yếu đi, có những nốt bầm bí Kiểm nổi lên. Bà ấy bị bạch cầu.

Họ trú ngụ ở một thị trấn vùng núi giữa cái nóng mùa hè. Họ đã luôn hy vọng tới được California trước mùa đông. Họ thậm chí không thể xoay xở để đặt trước vé cho mình. Những người cùng đoàn đã đi mà không có họ. Ollie tìm được việc ở đài phát thanh thị trấn. Nhờ diễn chung với Tessa mà ông có được giọng nói truyền cảm. Ông đọc tin tức trên đài, và đọc rất nhiều quảng cáo. Ông viết cả một số quảng cáo nữa. Nhân viên thường trực làm việc đó đang phải ụống vàng hay gì đó trong bệnh viện để trị nghiện rượu.

Ông và Tessa chuyển từ khách sạn tới một căn hộ có sẵn đồ đạc. Dĩ nhiên là không có máy điều hòa, nhưng may thay có ban cóng nhỏ rợp bóng cây. Òng đẩy trường kỷ ra đó cho Tessa nằm đón không khí trong lành. Ông không muốn đưa bà vào bệnh viện - phải đổ tiền vào đấy, đương nhiên, họ không có bất kỳ loại bảo hiểm nào - nhưng ông nghĩ bà sẽ yên lành hơn ở ngoài ban công, nơi bà được ngắm lá cây lay động. Nhưng cuối cùng ông vẫn phải đưa bà vào viện, và ở đó được vài tuần thì bà chết.

“Bà ấy được chôn ở đó à?” Nancy nói. “Sao ông khống nghĩ chúng tôi sẽ gửi chút tiền cho ông?”

“Không,” ông nói. “Câu trả lời cho cả hai câu hỏi là không. Ý tôi là, tôi không nghĩ đến việc hỏi xin tiền. Tôi cảm thấy đó là trách nhiệm của tôi. Và tôi đá hỏa táng bà ấỵ. Tôi đem tro đi khỏi thị trấn. Tôi cố đem tới bờ biển. Đó gần như là điều cuối cùng bà ấy bảo tôi, rằng bà ấy muốn hỏa ráng và muốn được rải tro trên sóng Thái Bình Dương.”

Thế đấy, đó là những việc ông đã làm. Ông nhớ đến bờ biển Oregon, dải cát nằm giữa đại dương và đường cao tốc, sương mù giá lạnh buổi sớm, mùi nước biển, tiếng sóng vỗ u sầu. Ông đã tháo giày vớ, xắn quần lội xuống nước, lũ mòng biển đi theo xem ông có gì cho chúng không. Nhưng ông chỉ có tro của Tessa thòi.

“Tessa...” Nancy nói. Nhưng rồi bà không thể nói tiếp đuợc nữa.

“Sau đó tôi thành bợm rượu. Ở một mức độ nào đó, tôi vẫn sống tiếp, nhưng suốt một thời gian dài tôi chỉ là một thằng vô dụng. Cho đến khi tôi buộc phải thoát ra khỏi tình

trạng ấy.

Ồng không ngước lên nhìn Nancy. Một khoảnh khắc nặng nề trong khi ông loay xoay cái gạt tàn thuốc.

“Tôi nghĩ ông đã nhận ra rằng cuộc đời vẫn tiếp diễn,” Nancy nói.

Ong thơ dài. Vừa trách móc vừa nhẹ nhõm.

“Miệng lưỡi sắc sảo quá đấy, Nancy.”

Ồng lái xe chở bà về khách sạn nơi bà lưu lại. Hộp sổ của chiếc xe tải kêu lách cách, cả chiếc xe rung lắc dữ dội và kêu rầm rầm.

Khách sạn không rhuộc loại đắt đỏ xa hoa - không người gác cửa quanh đó, không ụ hoa trông như hoa ăn thịt đập vào tầm mắt - tuy nhiên khi Oỉlie nói, “Tôi cược là lâu rồi không có cái xe nào cũ rin thế này lái tói đây,” Nancy phải bật cười phá lên đồng ý với ông.

“Còn chuyến phà của ông?”

“Lỡ rồi. Lỡ cả thế kỷ.”

“Vậy ông sé ngủ ở đâu?”

“Bạn bè ở vịnh Horseshoe. Hoặc ròi sẽ ngủ ngay đây, nếu không muốn đánh thức hụ. Trước đây tòi ngủ trên xe thường trực ấy chứ.”

Phòng bà có hai giường. Hai giường đơn. Nếu dẫn ông vào phòng có thể bà sẽ nhận trúng vài ba cái lườm nguỷt, nhưng chắc chắn bà có thể chịu đựng được. Bỏi vì sự thật khác xa với những gì người ta nghĩ.

Bà hít một hoi chuẩn bị.

“Không, Nancy à.”

Suốt nãy giờ bà luôn chờ ông nói một lời thật. Suốt buổi chiều nay hoặc có khi suốt phần lớn cuộc đời bà. Bà đã chờ, và giờ ông đâ nói.

Không.

Đó có thể hiểu là lời tù chối cho câu đề nghị mà bà thậm chí còn chưa ngỏ. Bà có thể chấy lời từ chối đó thật ngạo mạn, thật không thể chịu nổi. Nhưng thật ra những gì bà nghe thấy rất dịu dàng và rõ ràng, và trong khoảng khắc đó, dường như nó còn tràn đầy sự thấu hiểu như bất kỳ từ nào tùng được nói với bà. Không.

Bà biết dù mình định nói điều gì cũng sẽ mang đến nguy cơ. Nguy cơ từ khát khao của chính bà, bới vì bà không thật sự biết nó là loại khát khao nào, và nó ủng hộ cho cái gì. Cách đây bao nhiêu năm họ đã né tránh nó, bất kể nó là cái gì, và giờ thi chắc chắn họ cần phải né tránh do họ đã già

-   tuy chưa già khọm nhưng đủ già để bộ dạng trông khó coi và lố bịch. Thật bất hạnh cho họ khi có thời gian bên nhau mà lại toàn đi nói dối.

Bởi vì bà cũng nói dối suốt nãy giờ, bằng sự im lặng của mình. Và hiện tại bà tiếp tục nói dối.

“Không,” ông lặp lại với vẻ nhún nhường, nhưng không hề lúng túng. “Có lẽ sẽ không hay đâu.”

Dĩ nhiên là không. Lý do là việc đầu tiên bà định làm khi về đến nhà là viết thư gửi tới dưỡng đường ở Michigan nhằm tìm hiểu xem việc gì đã xảy ra vói Tessa, để rồi sẽ đưa bà ấy trở lại noi bà ấy thuộc về.

Con đường dễ dàng nến ta biết đủ để bước đi thật nhẹ nhàng.

Mẩu giấy mà Adam-và-Eve đã bán cho bà vẫn còn nằm nguyên trong túi áo khoác. Cuối cùng, khi bà móc nó ra - tại nhà, sau gần một năm không mặc lại chiếc áo đó - bà hoang mang và giận dữ trước những lời được in trên đó.

Con đường không dễ chúc nào. Lá thư bà gửi đến Michigan đã bị hoàn trả lại mà không ai mở ra. Có vẻ như cái bệnh viện ấy không còn tồn tại nữa. Nhưng Nancy phát hiện ra rằng người ta có thể nêu chất vấn, và bà lên kế hoạch chất vấn. Phải viết thư cho nhà chức trách, phải khai quật hồ sơ, nếu có thể. Bà không bỏ cuộc. Bà sẽ không thùa nhận là dấu vết đã nguội lạnh.

Nhưng trong trường hợp Ollie, có lẽ bà đành phải thừa nhận như vậy. Bà đã gửi một lá chư tới đảo Texada - nghĩ địa chỉ ghi như thế là đú, chắc hắn có rất ít người sống ở đó đến nỗi muổn tìm ai cũng thấy. Nhưng rồi nò đả trờ lại voi bà, với dòng chữ trên bì thư. Đã chuyển đi.

Bà không thể chịu nổi việc mớ nó ra đọc lại những gì mình đã viết. Quá đủ rồi, bà chắc chắn.

NHỮNG CON RUÒI TRÊN BẬU CỦA sổ

Bà ngồi trên chiếc ghế dựa của Wìlf tại phòng đón nắng trong nhà mình. Bà chưa định đi ngủ. Đó là một chiều cuối thu sáng sủa - thật ra hôm ấy là ngày Grey Cup[10], đáng lẽ bà sẽ mang đồ ăn đến dự một bửa tiệc chán mật, xem trận đấu trên truyền hình. Nhưng bà đá chối từ vào phút cuối. Gần đây mọi người đã quen dần với cách hành xử này của bà - tuy có ngưòi vẫn nói họ lo cho bà. Nhưng mỗi khi bà xuất hiện, các thói quen và nhu cầu cũ lại trỗi dậy khiến đỏi lúc bà không thể ngăn mình trở thành linh hồn của bữa tiệc. Thế là họ lại thôi lo lắng một thòi gian.

Con cái bà nói chúng hy vọng bà không sống trong hoài niệm về quá khứ.

Nhưng bà tin vào những gì mình đang làm, những gì bà muốn làm nếu có thòi gian, đó là không sống nhiều trong quá khứ mà chi mớ toang nó ra và nhìn kỹ nó.

Bà thấy mình bước vào một căn phòng khác, và bà tin không phải mình đang ngủ mơ. Phòng đón nắng, căn phòng sáng sủa ấy lùi lại phía sau bà, teo quắt lại thành một hành lang tối om. Chìa khóa khách sạn cắm ớ cửa phòng - vì bà tin đó từng là chùm chìa khóa khách sạn, dù bà chưa từng thấy khung cảnh này trong đòi.

Đó lả một noi tồi tàn. Một căn phòng xập xệ dành cho dân du cư mạt hạng. Một bóng đèn trên trần, một cây sào treo vài cái mắc sắt, một tấm mần gió vải hoa màu hồng và vàng có thể quây tròn lại để che noi treo quần áo. Vải hoa có lẽ là để đem lại cho căn phòng chút lạc quan, thậm chí tươi vui, nhưng vì lý do nào đó nó lại có tác dụng ngược.

Ollie nằm phịch xuống giường bất thình lình và mạnh đến nỗi đám lò xo rú lên một tiếng thê lương. Hình như anh và Tessa vừa mới đi rong ruổi bằng xe hoi, và anh đã mộc mình lái xe suốt. Hôm nay, trong cái tiết nóng bức bụi bặm của ngàỵ đầu xuân, việc lái xe khiến anh mệt đứt hơi. Cô không biết lái xe. Cô lục đục mở va li phục trang ra, rồi cô làm ồn hơn nữa sau vách ngăn bằng ván mỏng của phòng tắm. Anh giả bộ đã ngủ say khi cô bước ra, nhưng qua mí mắt he hé, anh có thể thấy cô đang soi mình trong chiếc gương bàn trang điểm lốm đốm ở những chỗ thủy ngân bị tróc mất. Cô mặc váy xa tanh vàng dài chấm mắt cá chân, áo bolero đen, choàng khăn đen họa tiết hoa hồng có tua dài gần nửa mét. Trang phục cỏ mặc là ý tưảng của riêng cô, không lập dị cũng chẳng phù họp. Da cô lúc này dù đã phủ phấn hồng nhưng vẫn xạm. Tóc kẹp chắc, xịt keo, những lọn tóc quăn thô ráp bị ép phẳng thành một cái mũ bảo hiểm đen chụp trên đầu. Mí mắt cỏ màu tím, lông mày đánh xếch lên, tó đen đậm. Sắc như hình cánh quạ. Mí mắt sụp xuống nặng nề như bị trừng phạt, phủ lấy đôi mắr nhạt. Quả tình, toàn thân cô như bị đè nặng trĩu bới khối trọng lượng gồm trang phục, tóc và đồ trang điểm.

Anh vô tình tạo ra tiếng động - vì không hài lòng hay vì thiếu kiên nhẫn chi đó - và nó vọng đến tai cô. Cô đi tói giường, cúi xuống tháo giày cho anh.

Anh bảo cô đừng mất công.

“Một phút nữa tôi phải ra ngoài,” anh nói. “Tôi phải đi gặp người ta.”

Người ta có nghĩa là những người ở nhà hát, hay những người tổ chức chương trình giải trí, là bất kỳ ai.

Cô không nói gì. Cô đứng soi mình trước gương, sau đó vẫn chịu nguyên sức nặng của trang phục tóc tai - đó là tóc giả - và tâm trạng của mình, cô bước quanh phòng như thể có gì đó cần làm, nhưng có không thể yên lòng để làm bất kỳ việc gì.

Thậm chí cả khi cúi xuống tháo giày cho Ollie, cô vẫn chưa nhìn mặt anh. Nếu anh nhắm mắt vào khoảnh khắc anh đáp xuống giường - cô nghĩ - thì chắc hẳn là để tránh nhìn mặt cô. Họ đã trở thành một cặp chuyên nghiệp, họ ngủ và ăn và đi cùng nhau, thớ gần như cùng một nhịp. Tuy nhiên, không bao giờ, không bao giờ - ngoại trừ quãng thời gian họ gắn với nhau vì trách nhiệm chung trước khán giả - họ có thể nhìn vào mặt nhau, vì sợ rằng mình sẽ bắt gặp cái gì đó kinh khủng đến nỗi không thể chịu nổi

Không đủ không gian để kê chiếc bàn trang điểm girơng mờ xỉn vào sát tường - một phần chiếc bàn đành phải lòi ra che choán cửa sổ, chặt mất một phần ánh sáng chiếu vào. Cô nhìn nó hoài nghi một thoáng, sau đó dồn sức đẩy góc bàn vào phòng vài phân. Cô thớ hổn hển gạt tấm màn gió vải tuyn bẩn thỉu ra. Ở đó, góc xa nhất nơi bậu cửa sổ, tại điểm thường bị khuất kín bởi màn gió và bàn trang điểm, có một đống ruồi chết khô.

Ai đó từng ớ trong phòng này trước đây đã giết ruồi cho qua thì giờ, rồi gom xác lại và tim thấy chỗ này để giấu. Chúng được vun cẩn thận thành hình kim tự tháp nhưng không được kết dính vào nhau cho lắm.

Cô thét lên trước cảnh tượng ấy. Không phải vì ghê tởm hay sợ hãi mà vì ngạc nhiên, có thể nói là vui mùng. Oi, ối, ối. Đống ruồi làm cô vui lên, như thể chúng sẽ biến thành châu báu khi đặt dưới kính hiển vi, những ánh xanh da trời, vàng óng và xanh ngọc thạch, những đỏi cánh mịn lấp lánh. Oi, cỏ thét nhưng không phải vì cô thấy sự rực rỡ của côn trùng trên bậu cửa sổ. Cô không có kính hiển vi,

vói lại khi chết rồi chúng cũng đâu có vẻ lộng lẫy huy hoàng gì nữa.

Đó là bới vì cô thấy chúng ở đây, cô thấy đống xác li ti, cất cả lộn xộn rồi tiêu tan chành cát bụi cùng nhau, khuấr sâu trong cái góc này. Cô đã thấy chúng ử đó trước khi cô đặt tay nhích cái bàn trang điểm hay gạt tấm rèm ra. cỏ đã biết chúng ớ đó, theo cách mà cô vẫn hay biết mọi thứ.

Nhưng suốt một thòi gian dài vừa qua cỏ không làm được như thế. Cô không biết được bất kỳ cái gì, tất cả phải dựa dẫm vào chiêu trò và miru mẹo đã tập trước. Cô gần như quên mất, cô đã nghi ngờ, rằng còn có một phương cách khác

Giờ thì cô làm Ollie bực rồi, vì đã phá ngang giấc nghỉ trưa khó nhọc của anh. Cái gì thế, anh nói, cái gì đốt cô vậy hả? Anh rên rỉ khi đứng lên.

Không, cô nói. Cô chỉ vào đống ruồi.

Em dã biết trước là chúng ở đó.

Ollie hiểu ngay lập tức điều này có nghĩa là gì đối vói cô, nó đã khiến cô nhẹ nhõm nhường nào, nhưng anh không hòa đuợc vào niềm vui của cô. Bới vì chính anh cũng đã gần như quên vài điều - anh quên rằng mình đã từng tin vào thần lực của cô, giờ anh chỉ lo lắng cho cô và cho chính anh, lo sao cho những trò lừa của họ hoạt động tốt.

Em biết khi nào?

Khi em nhìn vào gương. Khi nhìn ra cửa sổ. Em cũng không chắc là khi nào nữa.

Cô đang sung sướng. Trước giờ cô chưa từng sung sướng hay đau khổ về những gì mình có thể làm được - cô coi nó là đương nhiên. Giờ mắt cô long lanh như vừa được rửa hết bụi, giọng cô nghe như cổ họng được hắng trong bằng nước ngọt.

ừ, ừ, anh nói. Cô tới gần và vòng cánh tay quanh cổ anh, áp đầu vào ngực anh chặt đến nỗi khiến cho mấy thứ giấy tờ trong túi áo anh kêu sột soạt.

Đó là những giấy tờ bí mật từ một người anh đã gập tại một trong những thị trấn họ đi qua - một bác sĩ chuyên chăm nom những người đi iưu diễn, đôi khi còn gia ơn cung cấp cho họ những dịch vụ khác với lệ thường. Anh báo với bác sĩ đó rằng anh lo lắng cho vợ mình, thỉnh thoảng cô hay nằm trên giường nhìn trừng trừng lên trần nhà hàng mấy giờ liền, mặt lộ vẻ hau háu tập trung, có khi nhiều ngày liên tiếp cô không nói lấy một lời, ngoài những câu cần thiết phải nói trước khán giả (đây đều là sự thật). Anh đã tự hỏi mình, sau đó đem thắc mắc ấy đến hỏi vị bác sĩ, rằng rốt cuộc những thần lực khác thường của cô có liên quan tới sự mất cân bằng trong tâm trí và tính tình cô hay không. Trong quá khú cô đã bị động kinh, và anh tự hỏi liệu điều tương tự có nguy cơ tái diễn. Cô không phải là người xấu, cũng chẳng có thói quen gì kinh khủng, nhưng cỏ không thể là người bình thường, cô là người đặc biệt, mà sống vói một người đặc biệt có thể rất căng thẳng, có lẽ còn căng thẳng hơn một người đàn ông bình thường có thể chịu được. Vị bác sĩ đó thấu hiểu và mách anh một noi có thể đưa cô tới, để nghỉ dưỡng.

Anh sợ cô sẽ hỏi tiếng sột soạt mà chắc chắn cô đã nghe thấy khi áp người vào anh là cái gì. Anh không muốn đáp là giấy tờẩể rồi cô lại hỏi, giấy tờ gì?

Nhưng nếu quả thật thần năng đã trớ lại với cô - đây là điều anh suy nghĩ, sau khi môi quan tâm thích thú anh từng dành cho cô hầu như đã bị lãng quên giờ đây đã trở lại - nếu cô là người như cô trước kia, liệu cỏ có biết những giấy tờ này viết gì mà không cần phải ghé mắt đọc chúng?

Thật ra cô có biết gì đó, nhưng cô cố buộc mình không được biết.

Bởi lẽ, nếu như việc cô lấy lại được khả năng trước kia đồng nghĩa với việc giờ đây, đôi mắt cô thấu thị rồi cái lưỡi cô ngay lập tức tiết lộ, thì chẳng phải sẽ tốt hơn nếu không có nó? Và nếu vấn đề giờ đây là cô chối bỏ những điều đó, chứ không phải chúng chối bỏ cô, thì lẽ nào cô không đón nhận thay đổi ấy?

Họ có thể làm gì đó khác, cô tin vậy, họ có thể sống một cuộc đời khác.

Anh tự nhủ vói mình rằng sẽ vứt những giấy tờ đó đi ngay khi có thể, anh sẽ quên hẳn ý kiến đó đi, anh cũng có khả năng hy vọng và danh dự.

Đúng thế. Đúng thế. Tessa cảm thấy tất cả mọi mối de dọa đã tan biến khỏi tiếng sột soạt nho nhỏ sát má cô.

Cầm giác được ân xá làm nhẹ bẫng cả bầu không khí.

Quá rõ ràng, quá mạnh mẽ đến nỗi Nancy cảm thấy cái

tương lai được biết trước kia lụi tan dưới sức tấn công của nó, lướt bay đi mất như lá khô vàng.

Nhưng sâu thẳm trong khoảnh khắc ấy có gi đó bất trắc đang chờ, và Nancy quyết định phát lờ nó. Vô ích. Bà nhận thức rõ là mình đang bị mang đi, bị kéo tuột ra khỏi hai người kia và trở về chính con người mình. Duờng như có một người cương quyết và bình tĩnh nào đó - có thể là Wilf chăng? - đã nhận nhiệm vụ dắt bà ra khỏi căn phòng đầy mắc treo quần áo bằng sắt và màn gió vái hoa đó. Dịu dàng, kiên quyết dẫn bà ra khỏi khung cảnh đang bắt đầu vỡ vụn đằng sau, đổ sụp và tối sầm lại thành thứ gì tựa như bồ hóng và tro ràn.

 

1  tháng Tư. Sáng sớm bảnh mắt thức dậy là mình nói dối ba. Mình chạy ra hành lang hét lên thất thanh rằng có một con doi chui qua ống khói vào phòng mình, tức tốc ba bắn ra khổi phòng tắm với dây đeo quần lòng thòng và bọt xà phòng khắp mặt, bảo mình thôi kích động la lối như bị ai bóp họng mà hãy chạy đi lấy chổi ngay. Vậy là mình đi lấy, sau đó mình trốn trên cầu thang phụ, vờ sợ rúm ró trong khi ba chạy thình thịch quanh phòng không lập đeo mắt kính, cố tìm cho bằng được con doi. Cuối cùng thấy tội nghiệp ba quá mình hét to, “Cá Tháng Tư!”

Kế tiếp là Ginny gọi rói than vãn, “Nancy oi, tớ phải

11  tháng Sáu. Còn chưa tói một tháng nữa. Đáng ra mình thậm chí không được viết cái này mà phải chúi đầu vào lập danh sách quà cưới cơ. Mình ldhông thể tin nổi tất cả đống đồ ấy rồi sẽ là của mình. Wilf muốn mình đi chọn giấy dán tường. Mình tưởng tất cả các phòng đều trát vữa và sơn trắng vì anh thích vậy, nhưng hình như anh đã để chúng thô nguyên để sau này vợ anh có thể lựa giấy dán tường. Mình e rằng lúc nghe vậy trông mình sững sờ đến chết điếng người, nhưng sau đó mình bình tĩnh lại rồi bảo với anh rằng mình nghĩ anh thật chu đáo nhưng mình không thể tưởng tượng được mình muốn gì chưng nào mình chưa đến sống ở đó. (Hẳn là anh hy vọng việc này sẽ hoàn tất khi chúng mình đi tuần trăng mật về.) Mình đã trì hoãn vụ việc theo cách như vậy đấy.

1.         Một đoạn trong một bài vè trẻ em.



[1] The Gondoliers, hay The King of Barataría: vờ nhạc kịch do Arthur Sullivan viết nhạc và w. s. Gilbert soạn lời, công diễn l 9ea n đằu váo năm 1889 tại nhà hát Savoy, vởi 554 suất diễn thành công, kết thúc vào năm 1891.

[2] Tên tiếng Anh cùa Thần khúc của Dante là The Divine Comedy, dịch từ nguyên tác tiếng Ỷ La Divina commedia, với "comedy" có nghĩa là ‘hài kịch”.

[3] Loạt kịch tạp kỹ dải và hoành tráng trinh diễn ờ Broadway, New York, từ 1907 đến 1931.

[4] Ngưởi theo Công giáo thường kiêng lảm việc vào ngày Chủ nhật, ngày của Chúa.

  1. Salvador Dali (1904-1989): họa sĩ người Tây Ban Nha, được coi là một trong những hoạ sĩ có ảnh hường lớn nhất thế kỷ 20 vỡi các tác phẩm theo phong cách siêu thực.

[6] Đĩa đơn nổi tiếng trong album Surrealistic Pillow (1967) cùa ban nhạc Jefferson Airplane. Lời bài hát tuy nhắc đến những nhân vật như Alice, Thỏ Trắng trong truyện Alice ở xứ sở thần tiên cùa Lewis Carroll nhưng thực ra là ngầm đề cập đến ma túy (với giả thiết Alice trong truyện uổng thuốc, ăn nấm mà thực chất là những loại ma túy gây ảo giác). Đây là một trong những tác phẩm thuộc trường phái ảo giác rộ lẽn trong âm nhạc và hội họa phương Tây cuối những nảm 60 vá đầu những năm 70, cùng với phong trào hippi.

[7]  Tiếng lóng chỉ cần sa.

[8] The Ed Sullivan Show, một chương trình tạp kỹ trẽn truyền hình, phổ biến ở Mỹ từ năm 1948, gồm hài kịch, opera, múa ballet, nhạc pop, đọc kịch vả xiếc thú. Đến năm 1971 thi chương trinh chấm dứt.

[9] Federico Fellini (1920-1993): đạo diễn điện ảnh người Ý, được xem là một trong những nhà làm phim có ảnh hường rộng nhất của thế kỷ 20.

[10] The Grey Cup: giải võ địch bóng bầu dục Canada. Đây lả sự kiện thể thao truyền hình lớn nhất Canada, thu hút từ ba đến bốn triệu khán giả ngồi trước màn hình.

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/50530


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận