Ong Mật, Ong Vằn, Và Ong Bắp Cày
Lũ Ong Mật cũng nhất mực khẳng định khó báu đó do chúng làm ra. Cuộc tranh chấp ngày càng căng thẳng, và như thể đã đến hồi nếu không giải quyết được thì sẽ có đánh nhau to, cuối cùng, với tất cả mọi thiện chí, chúng đồng ý mời một quan tòa đứng ra xét xử. Thế là chúng đưa vụ kiện ra gặp Ong Bắp Cày, là quan tòa chuyên giải quyết các tranh chấp trong khu rừng đó.
Khi quan tòa mời hai bên đến dự phiên tòa, các nhân chứng tuyên bố rằng họ đã nhìn thấy các sinh vật có cánh nào đấy ở gần bọng cây, cứ suốt ngày bay kêu o o ầm ĩ, có thân thể có sọc vàng đen, nhìn giống như Ong Mật.
Luật sư của Ong Vằn vội chống đỡ rằng lời mô tả đó hoàn toàn phù hợp cho khách hàng của ông ta.
Chứng cứ như thế chẳng giúp cho quan tòa Ong Bắp Cày ra được quyết định gì, nên ông liền hoãn phiên tòa đến 6 tuần nữa để ông có thời gian suy nghĩ. Khi phiên tòa kế tiếp đã đến, cả hai bên đều mang theo rất nhiều nhân chứng. Một con Kiến đứng lên làm chứng, và sắp sửa được thẩm vấn thì một cụ Ong Già khôn ngoan đứng lên phát biểu với Tòa.
“Thưa quý tòa,” cụ nói, “phiên tòa nay đã được hoãn qua sáu tháng. Nếu không có kết quả xét xử sớm, mật sẽ hư hết không còn dùng được. Tôi có ý kiến là bây giờ Tòa sẽ yêu cầu Ong Mật và Ong Vằn xây tổ chứa mật. Khi đó chúng ta sẽ biết ngay mật thực sự là của ai.”
Bầy Ong Vằn nhao nhao phản đối. Quan Tòa Ong Bắp Cày khôn ngoan hiểu ngay ra rằng tại sao chúng lại phản đối: Vì chúng biết rằng chúng đâu có xây nổi cái tổ để chứa mật.
“Bây giờ thì rõ rồi,” Quan tòa nó, “Ai là người biết làm tổ và ai không biết làm. Thế là kho mật ong được quyết định trao trả cho chủ là Ong Mật.
Khả năng được thể hiện qua công việc