Kim Phụ Đại Vương là vị vua thứ năm mưoi sáu và cũng là vị vua cuối cùng của nhà nước Tân La. Kim Phụ Đại Vương có thụy hiệu là Kính
Thuận.
Trước đó, vào thời Cảnh Ai Vương, Chân Huyên của Hậu Bách Tế từng dẫn quân đi đánh chiếm Tân La. Khi quân của Chân Huyên đến Cao úc Phủ ở phía tây Từ La Phạt(1) thì tình thế rất nguy cấp. Trước tình hình ấy, Cảnh Ai Vương phải cầu viện Thái Tổ Vương Kiến của nước Cao Ly. Vua Cao Ly đã chọn ra một vạn quân tinh nhuệ để gửi sang Từ La Phạt.
Tuy nhiên, quân chi viện Cao Ly chưa kịp tói noi thì quân Chân Huyên đã tiến
vào Từ La Phạt. Lúc bấy giờ là vào tháng đông chí. Đúng lúc đó, nhà vua cùng hoàng hậu và họ hàng đang mở yến tiệc ở Bảo Thạch Đình. Yến tiệc diễn ra vui vẻ được mấy ngày thì quân Chân Huyên thình lình ập tới. Bị địch ập tói bất ngờ nên tất cả mọi người đều roi vào tình thế hoảng loạn không biết phải làm thế nào. Nhà vua và hoàng hậu trốn vào hậu cung, còn những người thân của vua cùng vói các cận thần thì bỏ chạy tứ phương nhưng chẳng bao lâu tất cả đều bị bắt.
Những người bị bắt, bất kể là người cao kẻ thấp, ai nấy đều run rẩy xin tha mạng. Chân Huyên rải quân
(1)) Từ La Phạt: tên gọi cũ của nước Tân La.
khắp nol để cướp bóc tài sản, bất luận là quan đường hay nhà dân. Sau đó, tấn công vào hoàng cung, Chân Huyên sai quân đi tìm nhà vua. Vua và hoàng hậu cùng các cung phi đang trốn trong hậu cung thì bị quân Chân Huyên bắt giải ra ngoài.
Nhà vua không chịu nổi sự hà hiếp nên đã tự vẫn, còn hoàng hậu và các cung phi thì bị lăng nhục. Chân Huyên làm cho hoàng cung Tân La trở nên hỗn loạn rồi đưa Kim Phụ là em trai của Cảnh Ai Vương lên ngôi.
Sau khi lên ngôi, Kim Phụ Đại Vương mói mang thi thể của anh trai CanJj^Ai Vương đến nhà tang lễ ở phía tây hoàng cung và cùng vói các cận thần ngày đêm khóc thống thiết. Nước Cao Ly biết được tin này nên đã phái sứ thần sang Tân La an ủi nhà vua.
Năm sau đó, khi Thái Tổ Vương Kiện của nước Cao Ly đang dẫn năm mưoi kỵ binh đi tuần tra trong nước và tói gần Từ La Phạt thì Kim Phụ Đại Vương cùng vói các cận thần ra đón Vương Kiện rồi mời về cung và • thết đãi yến tiệc ở Lâm Hải Điện. Lúc này, sau khi uống mấy ly rượu, Kim Phụ Đại Vương vừa khóc vừa nói:
"Hình như ta không thuận ý trời nên mói không gặp may như vậy. Chân Huyên đã ngông cuồng làm những việc trái vói luân thường đạo lý làm cho đất nước của chúng ta bị suy vong. Ta rất đau buồn về chuyện đó."
Những người ở bên cạnh, khi nghe nhà vua nói vậy thì cũng bật khóc. Vương Kiện cũng rơi nước mắt. Sau, Vương Kiện đã ở lại Tân La khoảng một tháng mói trở về Cao Ly. Trong suốt thời gian ấy, các cận thần của Vương Kiện rất tử tế và tuân thủ đúng quân luật, không một ai có cử chỉ khó coi. Thấy vậy, người dân Từ La Phạt ai nấy đều nói:
"Trước đây, khi quân Chân Huyên tói, chúng tôi như gặp phải thú rừng hay hổ dữ, còn bây giờ quân Vương Kiện tói, chúng tôi như gặp được cha mẹ của mình."
Đến tháng Tám năm đó, Thái Tổ Vương Kiện lại! phái sứ thần sang Tân La để tặng cho nhà vua tấm! áo lụa, chiếc yên ngựa, và tặng quà cho các cận thần của vua.
Mấy năm sau, lãnh thổ Tân La lại bị chia cắt và roi vào tay kẻ khác. Sức mạnh của Tân La đã yếu lại càng yếu hơn. Tình thế càng trở nên tồi tệ và không thể gắng gượng được nữa. Trước tình hình ấy, Kim Phụ Đại Vương mới bàn bạc vói các cận thần về việc đầu hàng Cao Ly. Nhưng suy nghĩ của mỗi người một khác nên dù có bàn bạc thâu đêm suốt sáng cũng không thể kết thúc. Lúc đó, thái tử Tân La mới nói rằng:
"Việc mất nước hay nước bị suy vong là do ý trời. Các bề tôi trung thành và những anh tài có nghĩa khí cùng nhau hợp sức để an ủi thần dân và gắng gượng được đến lúc nào hay lúc ấy. Một đất nước ngàn năm lịch sử sao có thể trao cho người khác chỉ trong một buổi sáng?"
"Đất nước chúng ta đã lâm vào tình trạng suy thoái và buần tẻ như thế này. Đã đến nước ấy thì dù có suy nghĩ thế nào đi nữa chúng ta cũng không thể gắng gượng được hơn. Chúng ta không thể nào suy nghĩ thêm được*nữa, và đất nước cũng không thể nào suy thoái hơn được nữa. Nếu càng gắng gượng, chúng ta^àng đẩy những người dân vô tội đến cái chết thảm hại. Ta không cam lòng mà nhìn cảnh đó."
Cuối cùng, nhà vua quyết tâm viết thư đầu hàng rồi ra lệnh cho viên quan Thị Lang tên là Kim Phong Hưu gửi sang Cao Ly. Nhà nước Tân La ngàn năm lịch sử đã tự diệt vong như thế.
Khi sự việc trở nên như vậy, thái tử buồn bã khóc, rồi cáo biệt nhà vua bỏ đi đến núi Kim Cương sống ẩn dật.
Thái tử mặc áo dệt bằng vỏ cây, hái lá cây
ăn qua ngày và qua đời ở đó. Còn người con trai út của nhà vua thì cạo đầu làm nhà sư ở chùa Hoa Nghiêm Tông rồi đổi tên thành Phạm Công. Phạm Công sống ở Pháp Thủy Tự và Hải Ấn Tự và sau đấy qua đời.
Khi nhận được thư hàng phục của Tân La, Thái Tổ Vương Kiện nước Cao Ly cử Thái Tướng Vương Thiết ra đón Kim Phụ Đại Vương và tiếp đãi một cách trịnh trọng. Kim Phụ Đại Vương dẫn theo nhiều cận thần đến Cao Ly để hàng phục, cảnh tượng này cũng đáng cho mọi người ra xem. Kiệu vua được trang hoàng lộng lẫy, đoàn ngựa dài suốt ba mươi dặm đường, những người ra xem đứng thành hàng hai bên đường.
Vương Kiện đi ra tận bên ngoài để đón tiếp và an ủi Kim Phụ Đại Vương rồi chuẩn bị một ngôi nhà lớn ở phía đông hoàng cung cho Kim Phụ Đại Vương. Sau đó, Vương Kiện gả con gái lớn của mình là công chúa Lạc Lãng cho con trai của Kim Phụ Đại Vương. Hoàn cảnh của Kim Phụ Đại Vương lúc bấy giờ là một người từ bỏ đất nước của mình mà đến một đất nước khác để sống thì cũng như một con chim bị rời xa mẹ. về sau, Kim Phụ Đại Vương đổi tên công chúa Lạc Lãng thành Thần Loan công chúa. Qua đời Công chúa được nhận thụy hiệu là Hiếu Mục.
Thái Tổ của nước Cao Ly phong cho Kim Phụ làm quan Chánh Thừa, chức quan này cao hơn cả thái tử, và ban cho Kim Phụ một ngàn thửa ruộng. Những cận thần mà Kim Phụ dẫn theo cũng được bổ nhiệm vào các chức quan quản lý của nhà nước Cao Ly. Từ La Phạt được đổi tên thành Khánh Châu và chịu sự cai quản của Kim Phụ.
Khi Kim Phụ Đại Vương hàng phục và trao đất nước của mình cho Cao Ly, Thái Tổ Vương Kiện rất vui mừng và tiếp đãi Kim Phụ Đại Vương theo đúng lễ nghĩa. Thái Tổ Vương Kiện nói:
"Bây giờ, Hoàng thượng đã tặng Tân La cho Cao Ly, làm sao có món quà nào lớn hơn thế? Điều mà ta mong muốn là thành thân vói hoàng thất Tân La để chúng ta có thể trở thành người thân của nhau và sống gần gũi nhau hơn."
Kim Phụ Đại Vương đáp lại:
"Bác tôi có một cô con gái vừa xinh đẹp vừa giỏi giang, có thể đảm đang việc trong cung."
Thái Tổ liền đồng ý kết hôn cùng cô gái ấy. Cô gái ấy về sau trở thành hoàng hậu Thần Thành họ Kim. Sau này, cháu trai của Thái Tổ là Cảnh Tông cũng kết hôn vói con gái của Chánh Thừa Kim Phụ. Con gái của Chánh Thừa Kim Phụ trở thành hoàng hậu Hiến Thừa. Kim Phụ trở thành cha vợ của nhà vua. Vì vậy, nhà vua đối xử vói quan Chánh Thừa như cha mình.
Sau khi qua đời, Kim Phụ Đại Vương được nhận thụy hiệu là Kính Thuận.
sau đó Thần Mẫu sinh ra vua Phục Hi, Nữ Đăng kết hôn vói rồng sinh ra Viêm Đế, Hoàng Nga giao phối vói Thần Đồng ở ruộng dâu tằm sinh ra Thiểu Hạo v.v... Như vậy, tác giả muốn nói rằng sự ra đời mang tính thần thánh và khác thường của tổ tiên của người Hàn Quốc cũng không phải là những điều quái dị. Kỉ dị đồ là bức tranh liệt kê những những câu chuyện về sự ra đời của các bậc thánh nhân Trung Quốc ở phần đầu cuốn sách. Trước khi suy nghĩ về việc có thật hay không có thật của những câu chuyện xảy ra mấy ngàn năm về trước, chúng ta thử hình dung chuyện tổ tiên của chúng ta được sinh ra từ quả trứng, cũng giống như chuyện ngày nay đứa trẻ có thể được sinh ra từ việc thụ tinh trong phòng thí nghiệm vậy.
Hết tập 1