Truy Tìm Bức Tranh Thánh Chương 6

Chương 6
Sau cuộc phỏng vấn, Adam cảm thấy hoàn toàn tin tưởng.

Lời cuối cùng vị chủ tọa buổi  phỏng vấn hỏi anh là có thể có kết quả kiểm tra sức khỏe trong vòng một tuần không. Adam trả lời rằng anh nghĩ không có vấn đề gì trở ngại và hoàn toàn mong đợi được phục vụ trong ngành ngoại giao nước Anh.

Ra đến phòng chờ, Wainwitght ngẩng lên và đưa cho anh mẩu giấy lúc nãy. Adam cố tỏ ra bình thường khi đút mẩu giấy vào túi áo trong mà không liếc bản dịch, nói:

- Cảm ơn anh rất nhiều.

Anh ta chăm chú hỏi:

- Họ phỏng vấn như thế nào, ông bạn?

Adam an ủi:

- Với một người có những vũ khí là tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý thì chẳng có vấn đề gì đâu. Với lại, may hơn khôn mà.

Cô thư ký nói:

- Ông Wainwirght, Hội đồng gọi ông.

Adam đi thang máy xuống tầng trệt và đi bộ về nhà, anh chỉ dừng lại ở góc phố Wilton Place để mua một túi táo của một thằng bé bán rong, hình như thằng bé suốt ngày chỉ có mỗi việc duy nhất là chăm chăm canh chừng cảnh sát. Adam vừa đi vừa ôn lại một lượt những câu hỏi của Hội đồng giám khảo và những câu trả lời của mình. Anh cho rằng đó là một bài tập thật vu vơ, mặc dầu anh vẫn có thể cảm thấy tự tin rằng buổi phỏng vấn đã trôi qua tốt đẹp. Anh dừng lại đột ngột đến nỗi người khách bộ hành đi sau phải cố lắm mới không đâm sầm vào

anh. Điều khiến anh bị thu hút đột ngột là một tấm biển đề hàng chữ: "Trung tâm thực phẩm Đức". Một cô gái xinh đẹp với nụ cười duyên dáng, và đôi mắt tươi cười ngồi ở bàn thanh toán cạnh cửa ra vào. Adam rẽ vào cửa hàng và đi thẳng về phía cô gái, mặc dầu không hề định mua gì trong đó.

Cô gái hỏi bằng một ngữ điệu nhẹ nhõm:

- Ông không mua thứ gì ư?

Adam nói:

- Không, tôi sắp mua. Nhưng tôi hơi phân vân không hiểu cô có biết tiếng Đức không nhỉ?

Cô gái nhoẻn miệng cười, đáp:

- Mọi cô gái ở đây đều biết tiếng Đức.

Adam nói:

- Phải, tôi cũng nghĩ vậy.

 

Tru y Tìm B c Tranh Thánh - Jeffrrey A rc her I 42

Anh thận trọng nhìn cô gái. Chắc cô ta mới chỉ chừng hai mươi hai mốt là cùng, và ngay lập tức Adam bị thu hút bởi nụ cười và cung cách thân thiện của cô ta. Mái tóc đen bóng buộc túm thành đuôi ngựa bằng một dải nơ đỏ to tướng. Chiếc áo len chui đầu màu trắng và chiếc váy ngắn gọn gàng, khiến cho khó có người đàn ông nào không quay lại nhìn lần nữa.

- Không hiểu cô có vui lòng dịch giúp tôi vài câu tiếng Đức không?

Cô gái vẫn mỉm cười, đáp:

- Tôi sẽ thử xem sao.

Adam lấy cái phong bì đựng mẩu cuối cùng của bức thư ra đưa cho cô gái. Cô gái đáp, vẻ mặt nghiêm trang:

- Lối văn có vẻ hơi cổ. Có lẽ cũng hơi mất thì giờ đấy.

Adam nói:

- Tôi sẽ đi mua vài thứ.

Nói rồi anh bắt đầu đi dọc dãy giá để hàng hóa. Anh nhặt một ít salami, xúc xích Đức, thịt lợn xông khói, một ít mù tạt Đức, thỉnh thoảng lại ngước lên xem cô gái dịch đến đâu rồi.

Anh nhận thấy cô gái chỉ có thể dịch được vài từ một vì luôn bị khách mua đến gián đoạn.

Phải gần hai mươi phút sau cô mới đặt mẩu giấy sang bên cạnh. Ngay lập tức Adam đi đến quầy tính tiền và đặt các thứ lên bàn.

Cô gái nói:

- Một bảng hai mươi si ling, sáu xu.

Adam đưa cô hai bảng, cô trả lại tiền thừa cùng với mẩu giấy và nói:

- Đây chỉ là một bản dịch thô thôi, nhưng tôi nghĩ là đủ rõ nghĩa.

Adam nói trong khi ông già đến xếp hàng phía sau anh:

- Tôi không biết cần phải cảm ơn cô thế nào.

Cô gái cười phá lên:

- Anh có thể mời tôi cùng ăn món xúc xích Đức cũng được mà.

Adam nói:

- Không, tôi không đùa tí nào.

Một người nữa đến đứng vào hàng và ông già đứng sau anh có vẻ bắt đầu sốt ruột.

Adam nhặt một tờ quảng cáo trên bàn và lui vào một góc cửa hàng, viết nguệch ngoạc tên, địa chỉ và số điện thoại của mình lên đó. Anh chờ cho hai người khách trả tiền xong rồi mới đưa cho cô gái tờ chào hàng của hãng Percil "Một lần trong đời".

Cô gái hỏi vẻ ngây thơ:

- Cái gì thế này?

Adam nói:

- Tôi đã ghi tên và địa chỉ trong trang giữa. Tôi sẽ chờ cô đến ăn tối vào lúc tám giờ. Ít nhất thì cô cũng biết là trong thực đơn sẽ có những gì rồi.

Cô gái có vẻ ngần ngừ:

- Tôi chỉ đùa thôi mà.

Adam nói:

- Tôi sẽ không ăn thịt cô đâu mà chỉ ăn xúc xích thôi.

Cô gái nhìn tờ quảng cáo trên tay và phá lên cười:

- Tôi sẽ nghĩ xem thế nào đã.

Adam đi ra đường phố náo nhiệt. Một buổi sáng tồi tệ, buổi chiều tốt đẹp và có lẽ buổi tối còn hay ho hơn.

Anh về đến căn hộ vừa đúng lúc để xem có tin tức lúc năm giờ ba mươi. Bà Gandhi, thủ tướng mới của Ấn Độ đang thay đổi nội các và Adam băn khoăn không hiểu có bao giờ nước Anh được một trăm mười bảy điểm trên bảy, trong khi Tây Ấn vẫn dẫn đầu. Adam rên lên rồi tắt T.V. Sau khi bỏ đồ ăn vào tủ lạnh anh quay vào phòng ngủ để ghép nốt mẩu cuối cùng trong bức thư của Goering. Anh đọc lướt lại lần nữa những mẩu rời rạc, anh xé một tờ giấy trong cuốn sổ tay rồi bắt đầu chép lại các bản dịch theo thứ tự: đầu tiên là bản dịch của cô gái

ở YMCA, rồi đến những dòng chữ của Wainwirght, cuối cùng là bản dịch của cô gái dễ thương ở cửa hàng Mainz. Anh đọc lại toàn bộ bản dịch một lần thứ hai.

Nuremberg.

15 tháng Mười năm 1946.

Đại tá thân mến.

Trong suốt năm qua chúng ta đã trở nên hiểu biết nhau khá rõ. Chưa bao giờ ông giấu giếm sự căm ghét đối với Đảng Quốc xã, nhưng ông luôn cư xử với sự nhã nhặn và lịch sự của một sĩ quan và một người lịch thiệp.

Trong một năm qua chắc ông không thể không để ý thấy tôi vẫn được một trong những người lính gác cung cấp thường xuyên những điếu xì gà Havana - Một trong những niềm vui hiếm hoi mà tôi được phép, mặc dầu đang bị giam. Những điếu xì gà ấy còn có một mục đích khác, bởi vì mỗi điếu chứa một viên thuốc con nhộng nhỏ bé, mỗi viên lại chứa một lượng thuốc độc nhỏ Đủ để cho tôi thoát khỏi bản án, trong khi chắc chắn là tôi sẽ bị tử hình.

Nỗi ân hận duy nhất của tôi là ông, với cương vị sĩ quan trực ban vào lúc tôi hầu như đã muốn chết, có thể sẽ phải nhận trách nhiệm về một việc mà ông không bao giờ tham dự. Đế sửa chữa điều đó, tôi gửi kèm theo thư này một văn bản đề tên Emmanuel Rosenbaum, nó có thể sẽ giúp ông đương đầu với bất cứ khó khăn nào về mặt tài chính trong tương lai sau này.

Tất cả những gì ông cần...

***

Có tiếng Lawrence:

- Có ai ở nhà không?

Adam gấp các mẩu giấy lại, đi nhanh về giá sách và nhét chúng vào chỗ bản chính bức thư trong cuốn Kinh. Mấy giây sau Lawrence thò đầu qua cửa. Giọng anh vui vẻ vang lên:

- Giao thông tệ quá. Tớ không thể chờ cho đến khi được chỉ định làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng và được cấp một căn hộ trên tầng thượng, một lái xe lúc nào cũng chờ sẵn và một chiếc xe con.

Adam phá lên cười:

- Anh bạn yêu quý của tớ, chắc lại là một ngày khốn khổ ở công ty chứ gì?

Anh cười lục cục và đi xuống bếp rồi bắt đầu lấy các thứ trong tủ lạnh ra. Lawrence hỏi khi nhìn thấy những thứ ngon lành xuất hiện trước mắt:

- Chắc là có ai sắp đến ăn tối chứ gì?

Adam nói:

- Tớ hy vọng rằng đó sẽ là một cô gái Đức, hơn mức hấp dẫn một tý.

- "Hy vọng" nghĩa là thế nào?

- Ồ, tớ khó có thể gọi đó là một lời mời chính thức, vì thế tớ không chắc là cô ta có đến hay không.

- Trong trường hợp như vậy có lẽ tớ sẽ loanh quanh đâu đấy, đề phòng trường hợp nhỡ cô ta cho cậu leo cây và cậu có người ăn giúp cả đống thức ăn kia.

- Cám ơn cậu đã tình nguyện. Nhưng tớ nghĩ là đến lượt cậu sẽ có dịp biến mất hoặc giả chết.

Nhân thể, Carolyn thế nào rồi?

- Carolyn là cô cái của ngày hôm qua mất rồi. Cậu gặp cô bé gnadiges Fraulein của cậu ra sao?

- Cô ta bán hàng trong một cửa hàng thực phẩm ở Knightsbridge.

- Ra vậy. Bây giờ chúng ta xuống bạng đến tận một cô bán hàng rồi.

Adam nói:

- Tớ không hề có khái niệm cô ta làm nghề gì hay là thậm chí tên cô ta là gì. Nhưng hy vọng tối nay sẽ biết. Và như tớ đã nói rồi đấy, đến lượt cậu mất tích đấy nhé.

- Naturlich. Tất nhiên rồi. Cậu sẽ thấy là có thể tin cậy được là tớ sẽ giúp một tay nếu như cậu cần phiên dịch giúp vài câu.

- Thôi, cậu chỉ cần bỏ hộ tớ chai vang vào tủ lạnh và bày bàn ra thôi.

Lawrence cười lục cục:

- Đó gọi là những công việc nghiêm túc để một người thành đạt như tớ cần phải làm để được tin cậy ư?

Khi chuông đồng hồ điểm tám tiếng, bàn ăn đã bày xong và Adam đã chuẩn bị xong xuôi tất cả mọi thứ. Đến tám rưỡi thì cả hai người đã thôi không đợi nữa và Adam đã bắt đầu bày hai

đĩa xúc xích Đức, salami và rau diếp với khoai tây bỏ lò cùng nước sốt dưa bắp cải. Sau đó anh cởi tạp dề và treo ra sau cửa bếp, ngồi xuống chiếc ghế đối diện Lawrence, còn Lawrence thì đã bắt đầu rót rượu.

Lawrence nhấc kính lên, nói:

- Ồ, trông cậu cứ như chết rồi trong chiếc áo khoác len này ấy, mein liebes Madchen, anh bạn thân mến của tôi ạ.

Adam vừa định trả đũa lại bằng một thìa rau thì có tiếng gõ cửa trước, hai anh chàng trố mắt nhìn nhau một hồi rồi Adam mới nhảy ra mở cửa. Đứng trước cửa là một anh chàng cao đến

một mét chín với đôi vai trông như một võ sĩ nhà nghề. Bị nuốt chửng bên cạnh anh ta là cô gái mà Adam đã mời đến ăn tối.

Cô gái giải thích:

- Đây là anh trai em, anh Jochen.

Ngay lập tức Adam choáng váng bởi cô trong thật xinh đẹp trong chiếc áo màu xanh da trời thẫm trang trí những hình vẽ, và chiếc áo dài màu xanh da trời vừa chấm qua đầu gối. Mái tóc dài, thẫm màu bây giờ buông xõa trông như vừa được chải và bóng lên dưới ánh sáng ngọn đèn bốn mươi oát treo trong hành lang.

Adam nói, hơi sửng sốt:

- Xin chào các bạn.

- Jochen chỉ đưa em đến đây thôi.

Adam nói:

- À, tất nhiên. Jochen, mời anh vào uống chút gì đã.

- Thôi, cám ơn anh. Tôi cũng có hẹn rồi, nhưng tôi sẽ đến đón Heidi lúc mười một giờ, nếu anh thấy được?

Adam nói:

- Tuyệt.

Ít nhất thì anh cũng biết được tên cô gái.

Anh chàng khổng lồ cúi xuống hôn lên hai má em gái, sau đó quay sang bắt tay Adam trước khi bước ra ngoài.

Heidi nói:

- Xin lỗi vì em đến muộn. Nhưng anh trai em mãi hơn bảy giờ mới đi làm về.

Adam dẫn cô gái vào nhà và nói:

- Không sao. Nếu cô đến sớm hơn thì tôi cũng chưa chuẩn bị xong mọi việc kia mà. Tiện thể, đây là Lawrence Pemberton, anh bạn cùng nhà với tôi.

Heidi nói:

- Ở Anh cả đàn ông cũng cần có bảo mẫu à?

Cả hai người đàn ông cười vang.

Lawrence nói:

- Không, không. Tôi cũng có việc phải đi ra ngoài bây giờ. Giống như anh trai cô ấy mà, tôi cũng có hẹn. Cô thấy đấy, bàn ăn chỉ dọn có hai người. Adam, khoảng mười một giờ tớ sẽ về, chỉ để xem cậu có an toàn hay không thôi.

Anh mỉm cười với Heidi, mặc áo khoác và đóng cửa lại trước khi hai người kịp phản đối.

Heidi nói:

- Hy vọng là em đã không xua anh ấy ra khỏi nhà.

Adam ngồi xuống chỗ Lawrence và nói:

- Không, không. Anh ấy thật sự đã muộn với cô bạn gái rồi. Một co gái xinh đẹp tên là Carolyn, một nhà hoạt động xã hội.

Anh nhanh nhẹn rót đầy cốc cho cô, cố tỏ ra là nó chưa từng được rót giọt nào trước đây.

Cô gái cười vang và nói:

- Vậy là rốt cuộc em sẽ ăn xúc xích chính mình bán ra.

Suốt buổi tối hôm ấy hai người cười mãi không dứt, và Adam được biết đến cuộc sống của Heidi ở Đức, về gia đình và về công việc tạm thời trong kỳ nghỉ hè của trường đại học Mainz.

- Bố mẹ em chỉ đồng ý cho em sang Anh vì có anh trai ở London. Và đó là để giúp cho môn ngoại ngữ nữa. Nhưng còn anh, Adam, em muốn biết là anh làm việc gì, trong những lúc không nhặt được một cô gái ở cửa hàng thực phẩm thế này?

- Tôi đã phục vụ trong quân đội chín năm và bây giờ đang hy vọng sẽ được làm việc ở Bộ Ngoại giao.

Heidi hỏi:

- Dựa trên năng lực nào, nếu em chọn đúng từ?

Adam nói:

- Từ đó là đúng rồi, nhưng tôi không chắc là mình sẽ trả lời đúng.

- Khi người ta nói về nhân viên Bộ Ngoại giao, thì thông thường với ý nghĩa rằng đó là gián điệp.

- Tôi cũng không rõ công việc là gì lắm, nhưng tuần sau người ta sẽ cho tôi biết. Trong bất kỳ trường hợp nào thì tôi cũng không nghĩ rằng mình sẽ là một gián điệp giỏi. Nhưng cô định sẽ làm gì sau khi trở về Đức?

- Em sẽ học nốt năm cuối cùng ở trường đại học Mainz và sau đó em hy vọng sẽ xin được làm một nhân viên nghiên cứu về vô tuyến truyền hình.

Adam hỏi:

- Thế còn Jochen thì sao?

- Bao giờ về thì anh ấy sẽ cùng bố em hành nghề luật.

Anh chợt hỏi:

- Vậy cô sẽ ở London bao lâu?

Cô gái nói:

- Hai tháng nữa. Nếu như em có thể chịu đựng được công việc này.

- Tại sao cô tiếp tục làm việc nếu công việc đó đã tồi tệ như vậy?

- Không có cách nào tốt hơn để kiểm tra vốn tiếng Anh bằng cách tiếp chuyện những khách hàng nóng nảy và nói bằng đủ các thứ ngữ âm.

Adam nói:

- Hy vọng là cô sẽ chịu đựng được cả hai tháng trước mắt đó.

Cô gái đáp, miệng mỉm cười:

- Em cũng hy vọng như vậy.

Khi Jochen quay lại vào lúc mười một giờ, anh thấy Adam và Heidi đang rửa chén đĩa. Cô gái lau tay và nói:

- Cám ơn vì một buổi tối vô cùng thú vị.

Jochen khiển trách:

- Em dùng sai từ rồi. Không phải là thú vị. Dễ thương, hài lòng, tuyệt diệu, thích thú có thể được, nhưng không thể là thú vị.

Adam nói:

- Tất cả những từ đó đều đúng, cả thú vị nữa.

Cô gái mỉm cười.

- Ngày mai tôi có thể đến và mua thêm ít xúc xích nữa không?

Heidi đáp:

- Em hy vọng là như vậy. Nhưng lần này chớ có cản mũi một bà già khó tính nào bằng một đề nghị dịch hộ nhé. Tiện thể, anh chưa nói với em tại sao anh cần một bản dịch lạ lùng thế.

Em cứ tự hỏi cái ông Rosenbaum ấy là ai và ông ấy để lại cho ai đó vật gì vậy.

Adam nói, trông có vẻ hơi bối rối:

- Lần sau, có thể.

Jochen nói và bắt tay Adam thật chặt:

- Và lần sau anh có thể tự đưa em gái tôi về lấy.

Sau khi Heidi ra về, Adam ngồi xuống và uống nốt ly rượu cuối cùng và nhận ra mình vừa trải qua một buổi tối dễ thương, tuyệt diệu, thích thú và thú vị mà lâu lắm anh chưa từng được hưởng.

***

Một chiếc xe limousine màu đen với những cánh cửa sổ thẫm màu, và tấm biển số tối om đậu trong khu vực dành cho VIP của sân bay Zurich. Những cảnh sát Thụy Sĩ khó đăm đăm đã hai lần đến gần chiếc xe, và kiểm tra giấy tờ ra vào của người lái xe trong khi thiếu tá Romanov và Anna Petrova bước ra từ phòng hành khách để ngồi vào hàng ghế sau của chiếc xe.

Trời đã tối, người lái xe cho xe chạy về phía quầng ánh sáng xanh nhạt của những ngọn đèn neon trong thành phố. Khi chiếc xe đỗ trước khách sạn St. Gothard, Romanov chỉ nói vơi người lái xe một câu ngắn ngủi:

- Tôi sẽ về Moscow bằng chuyến bay ngày thứ ba.

Jacques Pontin, người quản lý khách sạn đã đứng trước cửa để đón những vị khách mới đến.

Ngay lập tức ông ta tự giới thiệu, rồi sau khi giúp hai vị khách làm thủ tục đăng ký khách sạn, ông rung một chiếc chuông nhỏ ra hiệu cho người phu khuân vác đến giúp hai người khách mang hành lý lên phòng. Một giây sau một thanh niên khoảng hai mươi tuổi, mặc bộ quần áo màu xanh lá cây thẫm xuất hiện.

Ông Jaches bảo anh ta:

- Dãy phòng số hai mươi ba và phòng số hai mươi tư - Ông quay lại nói với Romanov - Rất hy vọng là ngài sẽ thấy hài lòng trong thời gian ở lại đây, thưa Herr Romanov. Nếu cần bất cứ điều gì xin ngài đừng ngại gọi cho tôi.

Romanov nói:

- Cám ơn ngài.

Nói rồi anh đi theo người phu khuân vác đến trước cửa một chiếc thang máy. Romanov đứng sang một bên nhường cho Anna đi trước. Thang máy dừng lại ở tầng thứ bảy, người phu khuân vác đi trước dẫn họ dọc theo hành lang tới dãy phòng. Anh ta mở khóa và mời hai vị khách vào trước. Dãy phòng đúng như Romanov mong đợi, khác hẳn với bất cứ khách sạn loại sang nhất nào anh đã từng ở Moscow hay Leningrad. Khi nhìn thấy dãy vòi tắm trong buồng tắm lát đá cẩm thạch, anh nhớ đến những du khách giàu có ở Nga, nếu là những khách du lịch vãng lai, thường phải mang vòi tắm của mình đi theo.

Người phu khuân vác mở chìa khóa một phòng cạnh đấy và nói với cô nghiên cứu sinh:

- Phòng bà ở đây, thưa bà.

- Mặc dầu nhỏ hơn nhưng gian phòng cũng lịch sự không chê vào đâu được như dãy phòng kia. Người phu khuân vác quay lai đưa chìa khóa cho Romanov và hỏi xem anh có cần gì nữa không. Romanov nói không cần gì nữa và đưa cho anh ta năm franc.

Người phu khuân vác khẽ cúi xuống một lần nữa và đóng cánh cửa lại để cho Romanov dỡ đồ đạc, anh ta dẫn Anna Petrova về phòng.

Romanov bắt đầu cởi quần áo, sau đó đi vào buồng tắm. Anh ngắm nghía thân hình mình trong gương. Mặc dầu rất kiêu hãnh về khuôn mặt, nhưng anh còn kiêu hãnh hơn về thể lực của mình. Ở tuổi hai mươi chín, mặc dầu cao hơn một mét tám nhưng anh vẫn giữ được cân nặng có bảy mươi lăm cân, các cơ bắp vẫn cứng căng.

Khi quay về phòng ngủ, anh nghe rõ tiếng hoa sen xối nước trong buồng tắm của phòng bên.

Anh rón rén bước đến cửa và hé mở. Những đường nét của thân hình Anna nổi rõ dưới vòi hoa sen tỏa hơi nước mù mịt. Anh mỉm cười và đi thật nhẹ qua căn phòng trải thảm, chui vào dưới tấm chăn trải trên giường của cô nghiên cứu sinh, chờ cô tắt vòi tắm.

***

Adam bước ra khỏi vòi tắm hoa sen lạnh giá. Chưa đầy một phút sau anh đã mặc quần áo xong và gặp Lawrence trong bếp để ăn sáng.

Lawrence nói:

- Tớ vẫn chưa thể tính tiền nước nóng cho cậu hả?

Anh đáp lại đầy hoa mỹ:

- Tại sao chúng ta lại không đào tạo nổi ra một vận động viên thực thụ kia chứ?

Lawrence nhặt chiếc cặp lên, nói:

- Không thể nào ở đây mà nói chuyện lăng nhăng với một kẻ thất nghiệp được. Quốc vương Iran muốn thảo luận về công chuyện tài chính của ông ta với tớ. Xin lỗi vì tớ phải chuồn ngay trước khi cậu kịp nuốt xong món bột ngô, nhưng tớ không dám để Đức Hoàng thượng phải chờ đợi.

Còn lại một mình, Adam luộc một quả trứng và nướng mấy lát bánh mì rồi lật báo để đọc những tin tức về những nạn nhân chiến tranh mới nhất ở Việt Nam, và kế hoạch của Tổng thống Johnson về việc đi thăm vùng Viễn Đông. Với tốc độ này anh không thể nào giật được giải trong cuộc thi "Người Nội trợ tiêu biểu trong năm" của tờ Daily Mail. Thậm chí anh còn dọn dẹp trong bếp, làm giường và dọn dẹp cả phía phòng của Lawrence - chín năm kỷ luật quân ngũ chẳng dễ gì mà thay đổi những thói quen nhanh như vậy. Sau đó anh ngồi xuống vạch kế hoạch cho một ngày mới.

Anh thấy không thể nào tránh né được một quyết định nào đó. Một lần nữa anh lại ngồi xuống bàn và bắt đầu cân nhắc xem làm thế nào để có thể có bản dịch của tài liệu thứ hai, mà không gây nên những nghi ngờ.

Mặc dầu chưa thật chú ý lắm nhưng anh vẫn lấy cuốn Kinh Thánh trên giá sách xuống và rút bức thư hôm qua ra. Đoạn cuối của bức thư vẫn khó hiểu, vì vậy anh cân nhắc lại một lần nữa bản dịch của Heidi:

... Ông chỉ việc đến trình diện tại địa chỉ in trên góc phải của tài liệu đính kèm theo đây và đưa ra những bằng chứng rằng ông chính là đại tá Gerald Scott. Thích hợp nhất là một tấm hộ chiếu. Như vậy ông sẽ nhận được một vật mà tôi để lại cho ông dưới cái tên Emmanuel

Rosenbaum.

Hy vọng nó sẽ đem đến cho ông một tương lai tốt đẹp.

Adam chuyển sang xem xét tờ văn bản. Anh vẫn hoàn toàn không đoán được vật để lại nó là cái gì, chưa kể không hiểu nó có tí giá trị nào không. Adam cứ ngẫm nghĩ mãi về việc một kẻ độc ác như vậy lại có thể có một hành động tử tế vào lúc chỉ còn vài giờ trước khi biết chắc là sẽ chết - một hành động khiến cho anh giờ đây không còn cách nào khác là phải tự dấn thân tham dự vào.

***

Romanov quơ những tấm chăn lại và bằng một động tác anh hất nó xuống sàn nhà, mặc cho Anna đang cuộn tròn như một đứa trẻ, đầu gối gần chạm bộ ngực trần, giơ tay cố nắm lấymột góc chăn để che thân hình trần trụi của mình.

Cô lắp bắp hy vọng:

- Ăn sáng trên giường à?

- Trong vòng mười phút phải mặc quần áo xong, hoặc là sẽ chẳng có ăn sáng gì sất.

Anna thả hai chân trên tấm thảm dày chờ cho cơn chóng mặt qua đi rồi dò dẫm đi về phía buồng tắm. Romanov lắng nghe tiếng vòi hoa sen xả nước. Một tiếng kêu tội nghiệp khe khẽ "A...a...a". Romanov mỉm cười nhớ ra mình để nấc nhiệt độ khóa ở màu xanh đậm.

Trong khi ăn sáng ở phòng ăn hai người duyệt lại một lần nữa kế hoạch Romanov dự định sẽ thực hiện với ngân hàng, trong trường hợp Petrova có thể khẳng định bức tranh Thánh đó chính là nguyên bản kiệt tác của Rublev. Anh cứ nhìn mãi đâu hồi lâu rồi đột nhiên nói, không hề báo trước tý nào.

- Đi thôi.

Anna cắn một miếng bánh mì nướng, hỏi:

- Sao thế?

Romanov đứng dậy rời khỏi bàn, không buồn giải thích gì thêm, anh đi thẳng ra khỏi phòng, tới thang máy. Petrova đuổi kịp sếp của mình vừa kịp khi cửa thang máy đóng sập lại. Cô hỏi lại:

- Sao thế?

Nhưng Romanov không nói gì cho đến khi cả hai người về dãy phòng của Romanov. Về đến nơi anh đẩy cánh cửa sổ rộng nhìn xuống ga xe lửa. Anh nhìn sang bên phải và nói:

- A, đấy là phía ngoài phòng của em.

Nói rồi anh nhanh nhẹn bước sang phòng ngủ kế bên, qua chiếc giường đôi trần trụi rồi mở cửa sổ, trèo ra ngoài. Petrova nhìn xuống từ tầng bảy, cảm thấy ngợp. Khi Romanov xuống đến nấc thang cuối cùng của thang thoát hiểm, anh chạy bổ đến một toa xe goòng đang đi ngang qua. Anna không hề hay biết gì, tận đến khi Romanov nhấc bổng toàn thân cô lên đặt vào toa xe goòng. Cô hỏi, vẫn còn bối rối không hiểu:

- Có chuyện gì vậy?

Romanov nhìn ra phía sau toa xe goòng và nói:

- Không rõ lắm. Chỉ biết có vẻ đó là một gián điệp nằm vùng của CIA.

Cô nghiên cứu sinh ngoái lại nhìn về phía khách sạn, nhưng chỉ nhìn thấy một đám đông người lố nhố đi lên đi xuống bậc thềm.

Romanov ngồi yên trên xe goòng đi khoảng một dặm rồi mới nhảy xuống để vẫy một chiếc taxi đi về phía ngược lại. Anh vẫy cô trợ tá đi theo mình và nói:

- Ngân hàng Bischoff et Cie.

Chiếc taxi quay đầu chạy về phía khách sạn, len lỏi qua dòng xe cộ buổi sớm cho đến khi đỗ lại trước tòa nhà lớn tường làm bằng đá granit màu nâu đứng chiếm nguyên một đoạn phố.

Romanov trả tiền cho người lái taxi rồi đứng trước hai cánh cửa oai vệ làm bằng kính dày, và được bọc bằng những hoa văn thép ren hàn lại với nhau thành những hình ngoằn ngoèo trông giống như một cành cây. Bên cạnh cánh cửa, dòng chữ Bischoff et Cie được khắc vào đá khảm vàng. Không hề có một thông tin nào khác về công ty hoặc doanh nghiệp.

Romanov xoay nắm đấm cửa bằng thép nặng nề, hai người bước vào một gian sảnh rộng.

Một chiếc bàn bằng gỗ đặc kê bên phải gian sảnh, một người đàn ông trẻ ăn mặc lịch sự ngồi bên cạnh bàn. Anh ta nói:

- Guten Morgen, mien Herr. Xin chào các quý ngài.

Romanov nói:

- Xin chào. Chúng tôi có hẹn với ngài Dieter Bischoff.

Người nhân viên lễ tân kiểm tra danh sách trước mặt và nói:

- Vâng, thưa ngài Romanov. Mời các ngài dùng thang máy lên tầng năm, thư ký của ngài

Bischoff sẽ đón các ngài ở đó.

Khi hai người ra khỏi thang máy, một bà ăn mặc gọn gàng trong bộ đồ len đón họ. Bà nói, giọng đều đều:

 - Mời các ngài đi theo tôi.

Hai người được dẫn qua một dãy hành lang dài dằng dặc treo đầy những tấm ảnh để tới một căn phòng rất tiện nghi, trông giống phòng khách của một gia đình quý tộc hơn là một ngân hàng.

Người đàn bà nói:

- Herr Bischoff sẽ gặp các ngài ngay.

Nói rồi bà ta đi ra.

Từ lúc vào phòng, Romanov vẫn đứng. Ba bức ảnh đen trắng đóng khung, chân dung những người đàn ông ảm đạm trong những bộ comple màu xám chiếm gần hết bức tường cuối phòng, trong khi những bức tường còn lại treo những bức tranh phong cảnh khiêm nhường nhưng vui tươi. Một chiếc bàn hình ovan tuyệt đẹp kiểu Luis XIV, với tám chiếc ghế bằng gỗ dái ngựa chạm trổ xếp xung quanh choán hết khoảng giữa căn phòng. Romanov cảm thấy nhói lên một nỗi ghen tị khi nghĩ rằng có lẽ mình chẳng bao giờ hy vọng được sống theo lối đó.

Cánh cửa mở, một người đàn ông trạc sau lăm tuổi bước vào, theo sau ông ta là ba người khác, tất cả đều mặc comple xám. Một người nhìn Herr Bischoff và Romanov biết rằng một ngày nào đó người đàn ông ảm đạm trong những bộ comple màu xám này sẽ gia nhập vào đám chân dung đen trắng kia.

Herr Bischoff cúi chào và bắt tay Romanov, nói:

- Ngài Romanov, thật là vinh dự cho ngân hàng nhỏ bé của chúng tôi quá.

Romanov gật đầu và giới thiệu người phụ tá của mình; đến lượt cô cũng nhận được một cái cúi đầu và bắt tay giống hệt như trên.

- Có lẽ đến lượt tôi xin phép giới thiệu con trai tôi và hai đồng sự Herr Muller và Herr Weizkopf.

Cả ba người nhất loạt cúi chào nhưng vẫn đứng trong khi Herr Bischoff ngồi vào chỗ mình ở

đầu bàn.

Ông ta ra hiệu cho Romanov và Anna Petrova ngồi xuống bên cạnh.

Dường như để cho buổi làm việc chính thức bắt đầu, Bischoff hỏi:

- Xin phép cho tôi được xem hộ chiếu của ngài.

Romanov lấy cuốn hộ chiếu màu xanh lơ bọc da mềm để trong túi trong ra đưa cho ông ta.

Bischoff xem kỹ tấm hộ chiếu, hệt như một tay chơi tem nghiên cứu một con tem cổ rồi cuối cùng tỏ vẻ hài lòng. Ông đưa trả tấm hộ chiếu cho chủ nó và nói:

- Cám ơn ngài.

Rồi ông đưa một tay lên, ngay lập tức một trong ba người đàn ông đi ra. Ông giải thích:

- Con trai tôi sẽ đi lấy bức tranh Thánh mà chúng tôi vẫn giữ kỹ càng đến ngay bây giờ - Ông nói thêm - Trong lúc đó có lẽ chúng ta sẽ uống chút cà phê.

Chỉ một loáng sau và phê đã được một người phụ nữ khác cũng rất lịch sự đem vào.

Petrova nói, rõ làng có vẻ hơi hốt hoảng:

- Cám ơn.

Romanov không nói thêm câu nào cho đến khi con trai của Herr Bischoff quay vào, mang theo một cái hộp nhỏ đưa cho cha.

Ông lão thổ lộ:

- Ngài sẽ thấy là chúng tôi bảo quản tác phẩm này một cách chu đáo nhất. Nhưng đây cũng có thể không phải là bức tranh Thánh mà chính phủ ngài đang tìm kiếm.

Romanov nói:

- Tôi hiểu.

- Kiệt tác tiêu biểu của nền nghệ thuật Nga này được chúng tôi giữ từ năm 1938, và do một người đại diện cho một quý ngài tên là Emmanuel Rosenbaum đem ký gửi ở ngân hàng chúng tôi.

Cả hai người khách có vẻ bị choáng váng. Anna quay lại nói với sếp:

 - Nevozmohno. Ông ta sẽ không bao giờ...

- Tôi cho rằng đó chính là lý do khiến nó được ký gửi ở đây - Romanov nói cộc lốc với

Anna, bực mình vì lời nói thiếu thận trọng của cô. Rồi anh quay lại nói với ông Chủ tịch

Ngân hàng - Ông thấy không? Điều đó rất có ý nghĩa. Tôi có thể nhìn bức tranh Thánh đó một chút được không ạ?

Ngài Bischoff đặt chiếc hộp xuống giữa bàn. Ba người đàn ông mặc comple xám đồng loạt tiến lên một bước. Romanov ngước nhìn có ý hỏi. Ông già giải thích:

- Theo luật pháp Thụy sĩ, khi mở một gói đồ gì đó thuộc về mọi người vắng mặt nhất thiết phải có ba người làm chứng.

Romanov gật đầu.

Ngài Bischoff bắt đầu mở khóa chiếc hộp kim loại bằng một chiếc chìa khóa ông lấy từ túi áo ra, trong khi con trai ông cúi xuống và mở chiếc khóa thứ hai bằng một chiếc chìa khóa khác. Khi nghi thức đó được thực hiện xong, ngài Bischoff mở nắp hộp ra và xoay nó về phía hai người khách. Romanov thò tay vào hộp, giống như một đứa trẻ thò tay vào gói quà Giáng sinh, rút bức tranh Thánh ra. Anh nhìm chằm chằm vào bức vẽ tuyệt đẹp đó. Đó là một hình chữ nhật nhỏ bằng gỗ gắn những viên ngọc li ti màu đỏ, xanh và những hạt vàng ghép thành hình một người đàn ông Do Thái với vẻ mặt tưởng nhu đang mang trên vai tất cả nỗi lo âu của thế giới này. Khuông mặt đầy đau buồn nhưng vẫn gợi lên một cảm giác thanh thản và tĩnh lặng. Bức tranh Romanov cầm trên tay quả là tuyệt đẹp, không kém bất cứ bức nào anh đã từng nhìn thấy trưng bày trên tường Cung điện Mùa đông. Không một ai trong phòng biết chắc chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi vì Romanov không đưa ra một ý kiến gì.

Cuối cùng Anna cất tiếng nói:

- Đây đúng là một kiệt tác, và chắc chắn niên đại của nó là thuộc về thế kỷ mười lăm nhưng

các vị thấy đấy, đó không phải là bức Thánh Geogre và Con Rồng.

Romanov gật đầu tán thành, vẫn không rời mắt khỏi bức tranh nhỏ. Anh hỏi:

- Nhưng cô có biết gì về nguyên bản của bức tranh này không?

Anna đáp, vui mừng vì lần đầu tiên được đề cao:

- Có. Đó là bức tranh Thánh Peter, các vị có thể nhìn thấy ông ta cầm chùm chìa khóa...bức tranh này do Dionisiy vẽ năm 1471, và mặc dầu chắc chắn đó là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho nghệ thuật của họa sĩ đó, nhưng nó không phải là bức tranh Thánh của Sa Hoàng.

Romanov nói, vẫn hy vọng một chút gì vớt vát cho những khó nhọc đã trải qua:

- Nhưng phải chăng nó thuộc về nhân dân Nga?

Cô nghiên cứu sinh đáp quả quyết:

- Không, thưa thiếu tá. Nó thuộc về Bảo tàng Munich, khi Hitler lên làm Quốc trưởng Đức

Quốc xã thì nó biến mất.

Herr Bischoff viết nguệch ngoạc mấy chữ lên tờ giấy trước mặt. Ít nhất cũng sẽ có một ngân hàng Munich sẽ vui mừng được làm việc với ông sau này.

Romanov miễn cưỡng đưa trả bức tranh cho Herr Bischoff, chỉ còn biết nói:

- Cám ơn ngài...

Herr Bischoff điềm tĩnh nói:

- Không có gì.

Rồi ông đặt lại bức tranh Thánh vào chiếc hộp và khóa bằng chìa khóa của mình. Trong khi đó con trai ông cúi xuống khóa bằng chiếc chìa khóa thứ hai rồi đi ra khỏi phòng đem theo bức tranh chưa có người nhận. Romanov đứng dậy, coi như cuộc gặp gỡ không đem lại kết quả nào, - mặc dầu anh tin rằng mình đã tìm ra mật danh, hoặc là một trong những mật danh của Goering.

Ông chủ ngân hàng già nua hỏi:

- Không hiểu tôi có thể nói chuyện riêng với ngài vài câu được không, ngài Romanov?

- Dĩ nhiên.

Herr Bischoff nói:

- Đó là một vấn đề rất tế nhị tôi muốn nói riêng với ngài, vì thế tôi nghĩ là ngài nên bảo người phụ tá của ngài để chúng ta ngồi lại với nhau thôi.

Romanov nói:

- Không cần thiết.

Anh không thể hình dung nổi có điều gì mà Bischoff phải bảo anh sau đây đừng có nói với Anna.

Bischoff nói:

- Tùy ngài thôi. Tôi tò mò muốn biết rằng đằng sau việc ngài yêu cầu gặp tôi còn có lý do gì khác nữa không?

Romanov nói:

- Tôi không hiểu ngài định nói gì cả?

- Tôi cảm thấy có lẽ tôi biết lý do thực khiến ngài chọn ngân hàng này để bắt đầu công việc điều tra.

Romanov nói:

- Tôi không chọn ngân hàng của ngài. Ngài chỉ là một trong...-anh ngừng bặt.

Bischoff nói, vẻ vui mừng vì một điều gì đó.

- Ra vậy. Vậy thì có lẽ ngài cho phép tôi hỏi vài câu?

Romanov nói, rõ ràng đã bắt đầu sốt ruột muốn đi:

- Vâng, nếu ngài thấy cần thiết.

- Ngài là Alexander Peterovich Romanov?

- Phải.

- Ngài phải tin điều đó nếu không chúng ta nên ngừng cái trò này đi thôi.

- Ngài là con trai duy nhất của Peter Nicholevich Romanov?

- Phải.

Romanov hỏi, rõ ràng tỏ ra tức giận:

- Phải chăng đây là một bài học về cây phả hệ của gia đình tôi?

- Không, tôi chỉ muốn biết chắc một điều và tôi ngày càng tin rằng, sẽ khôn ngoan hơn nếu cô phụ tá của ngài hãy để chúng ta ngồi riêng với nhau một lúc.

Romanov nói:

- Hẳn là không rồi. Ở nước chúng tôi tất cả đều bình đẳng.

- Phải, tất nhiên - Bischoff liếc nhanh về phía Anna trước khi nói tiếp - Có phải cha ngài chết năm 1946?

Romanov đáp, bắt đầu cảm thấy bất ổn một cách khó hiểu:

- Phải, đúng vậy.

- Và ngài là người con duy nhất còn sống của cha ngài?

Romanov ngạo nghễ đáp:

- Đúng vậy.

- Nếu vậy thì hiện nay ngân hàng của chúng tôi hiện giữ... - Bischoff lưỡng lự trong khi một trong những người đàn ông xám xịt đặt trước mặt ông ta một tập hồ sơ. Ông sửa lại cặp kính gọng vàng trên mũi, lâu hết mức có thể làm động tác nhỏ ấy.

Romanov khẽ nói:

- Ngài đừng có nói thêm gì nữa.

Bischoff ngẩng lên:

- Tôi xin lỗi. Nhưng tôi có đủ lý do để tin rằng cuộc viếng thăm của ngài là đã có dự định sẵn.

Lúc này Petrova ngồi nhích hẳn ra mép ghế, thích thúc theo dõi diễn biến vở kịch. Cô đã dự đoán chính xác điều gì sẽ xảy ra và thất vọng khi thấy Romanov quay về phía mình. Anh nói cụt ngủn:

- Cô ra chờ ở ngoài kia.

Petrova trề môi và đứng dậy miễn cưỡng rời khỏi họ, đóng cửa lại.

Bischoff chờ đến lúc chắc chắn là cửa đã đóng lại, rồi đẩy tập hồ sơ sang bên kia bàn.

Romanov mở tập hồ sơ.

Trên đầu trang đầu tiên là tên ông nội anh, gạch chân ba lần. Dưới hàng tên họ in những hàng ký hiệu rất khó hiểu.

- Tôi nghĩ là ngài sẽ thấy rằng chúng tôi đã thực hiện những chỉ dẫn của ông nội ngài và vẫn duy trì đầu tư một cách dè dặt số tiền của cụ.

Bischoff nhoài người sang chỉ vào các con số cho thấy ngân hàng đã đạt được một tỷ lệ tăng trưởng trung bình là 6,67% mỗi năm trong suốt bốn chín năm qua.

Romanov hỏi:

- Những con số cuối trang đầu tiên này nghĩa là gì?

- Tổng giá trị tài sản của ngài bằng tiền mặt, cổ phiếu và hối phiếu vào lúc chín giờ sáng hôm nay. Nó vẫn được cập nhật vào mỗi sáng thứ hai kể từ ngày ông nội của ngài mở tài khoản ở ngân hàng này vào năm 1916 - Ông già kiêu hãnh ngước nhìn ba bức chân dung trên tường.

Romanov đọc con số cuối cùng và nói:

- Bozhe Moi, nhưng bằng tiền gì?

Herr Bischoff nói:

- Ông nội ngài chỉ tin tưởng vào đồng bảng Anh.

Romanov nhắc lại:

- Bo zhe Moi.

- Tôi có thể mạo muội đoán rằng ngài không phật ý vì sự quản lý của chúng tôi lắm?

Romanov không nói gì.

Ông già nói tiếp:

- Và có lẽ ngài cũng vui lòng khi biết rằng chúng tôi hiện còn giữ rất nhiều chiếc hộp mà chúng tôi không biết trong đó đựng gì. Cha của ngài cũng có đến thăm chúng tôi một lần sau chiến tranh không lâu. Ông có vẻ hài lòng và hứa với chúng tôi là sẽ sớm quay lại, nhưng từ đó chúng tôi không nhận được tin tức gì thêm. Chúng tôi rất đau buồn khi biết rằng cha ngài đã mất. Trong hoàn cảnh này có lẽ ngài cũng muốn quay lại và xem qua chúng vào một lần khác?

Romanov khẽ nói:

- Vâng. Có lẽ chiều nay tôi sẽ quay lại.

Herr Bischoff nói:

- Ngân hàng chúng tôi sẽ luôn luôn phục vụ ngài, thưa Bá tước.

Từ hồi cách mạng đến giờ không một ai từng nhắc đến tước hiệu này của Romanov bao giờ.

Anh ngồi im một hồi lâu.

Cuối cùng anh đứng dậy bắt tay Herr Bischoff. Anh nhắc lại trước khi đi ra để gặp người phụ tá của mình ngoài hành lang.

- Chiều nay tôi sẽ quay lại.

Không một ai nói một lời nào cho đến khi hai người ra đến ngoài phố. Romanov vẫn quá xúc động vì những điều vừa được biết, nên không nhận thấy người đàn ông lúc ở khách sạn anh cố tránh bây giờ đang đứng trong một hàng người xếp hàng chờ tàu điện bên kia đường.

Mời bạn đón đọc chương tiếp!

 

Nguồn: truyen8.mobi/t119965-truy-tim-buc-tranh-thanh-chuong-6.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận