Xóa Hết Dấu Vết Trước Khi Về Nhà Chương 9


Chương 9
Sao em nói nhiều thế

Trong lúc cà phê sáng nay, tôi đọc được trên báo một thông tin râ't thú vị. Nó chứng minh cho việc đàn ông chúng tôi khi cáu sườn lên bèn quát các nàng thơ của mình rằng "Sao em nói nhiều thê' nhỉ?" hoàn toàn không phải là một câu nói cảm tính. Các nàng hoàn toàn không bị đổ oan, vì ở Mĩ người ta đã công bô' một nghiên cứu cho thấy: Phụ nữ nói khoảng 20 ngàn từ mỗi ngày, trong khi đàn ông chỉ bật ra có 7 ngàn từ. Râ't khác biệt.

Gâ'p 3 lần. Không hiểu phụ nữ có thể nói gì để tiêu hết 20 ngàn từ mỗi ngày? Tôi cho rằng nếu không phải trong số đó có từ một phần ba đến một nửa những câu từ vô nghĩa, phụ nữ chẳng thể nào sử dụng hết sô' vốn liếng ấy trong vòng một ngày. Nó giống như chuyên shopping vét hàng nhân mùa siêu giảm giá của các nàng, đa sô' túi đồ linh kinh các nàng mang về là vì được mua tiện thể giá rẻ chứ không phải vì giá trị sử dụng của nó.

Tôi nói thê' không phải để chỉ trích hay lên án việc phung phí từ ngữ của các bạn Cáo đâu nhé! Cũng không hề có ý bảo các bạn chập cheng (nên mới nói những thứ vô nghĩa). Ngược lại, tôi đang cô' lí giải trong hòa bình một trong những điều dễ thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh nhất giữa đàn ông và đàn bà. Ngay cả khi hành động này rốt cuộc chỉ mang tính tự thuyết phục bản thân là chính.

Bởi vì tính từ sáng nay đổ về trước, tôi rất hay cáu kinh khi bị nàng thẩm vấn. Nhiều khi là thẩm vấn suốt ngày đêm, kể cả thời gian tám tiếng đi làm, kể cả ngay khi mồ hôi vẫn còn đầm đìa sau giây phút thăng hoa rực rỡ. Chú thích khái niệm thẩm vấn: Những câu hỏi dồn dập mang tính áp đặt, có mục đích hoặc không có mục đích, đê’ đạt kê't quả cuối cùng là câu trả lời mà người thẩm vấn cho là đúng. Quan trọng là người hỏi cho là trả lời đúng, chứ chưa chắc đã là sự thật.

Ví dụ thê' này:

"Anh ơi em nhớ anh!" - Nàng nói nhỏ khi cơ thể như con mèo run rẩy vẫn đang nằm gọn gàng trong lòng tôi.

Tôi không thể nói dối được. Tôi cũng nhớ nàng, nhưng cóc phải lúc này. Chú thích định nghĩa nỗi nhớ: Là trạng thái tình cảm của người này với một người khác không đồng thời xuất hiện trong cùng một khoảng không gian và thời gian. Tóm lại là không thể có chuyện nhớ nhung khi da thịt gần nhau sát sàn sạt thế này được.

Nên tôi cứ nằm im.

"Anh không nhớ em ư." - Lần này nàng bắt đầu ngước lên. Còn tôi tìm cách lẩn tránh ánh mắt ấy bằng cách giả vờ nhắm mắt buồn ngủ.

"Không. Sao mà nhớ lúc này được." - Tôi đáp.

"Em nhớ anh cả lúc ở cạnh anh, vì em yêu anh. Còn anh chỉ nhớ em lúc muốn abcxyz, và yêu em khi đang abcxyz thôi, đúng không?" - Nét mặt nàng sa sầm, nàng tự mở to volume.

"Không đúng." - Tôi cự cãi, nhưng không biê't nói lại thê' nào cho "đúng", đành chỉ thốt ra được hai từ này.

"Thôi đi!" - Lần này nàng đã quay lưng lại phía tôi. - "Anh đâu có nhớ em. Anh cũng không yêu em. Người ta bảo đàn ông no xôi chán chè xong sẽ giở mặt, quá đúng!"

Tôi xoa xoa lưng nàng: "Anh yêu em mà, đừng thế!"

"Vậy sao anh không nhớ em ? "

"Vì em đang ở ngay đây, sao mà anh nhớ được?"

“…”

"ừ, anh nhớ em mà."

"Nói dối!"

Câu cuối cùng nàng chỉ quẳng vào mặt tôi hai từ đó rồi im lặng suô't buổi, mặt thì xị ra. về góc độ tâm lí mà nói, chắc chắn nàng dỗi. Còn nhìn từ khía cạnh khoa học, hẳn nàng cảm thấy đã xài đủ quota từ vựng của ngày hôm đó rồi.

Nếu lúc đó, tôi đã biết rằng phụ nữ buộc phải nói rất nhiều để tiêu bằng hết 20 ngàn từ thì tôi đã dễ dàng nuô't trôi được cục tức thấy mình như con mèo béo ú ngốc nghếch bị người ta cầm miếng thịt dụ dỗ nhảy lên nhảy xuống.

Bi kịch lớn nhất của phụ nữ là phải cố gắng dùng hê't ngần ấy từ nên buộc lòng phải nói ra những thứ hết sức vô nghĩa, không có mục đích ý nghĩa và sau đó tự làm mình mệt đầu óc. Chẳng khác nào họ thích thú với việc tự cầm roi quất vào mông mình mỗi ngày. Giá trị thông tin hằng ngày, chẳng phải chi 7 ngàn từ là đủ hay sao? Thậm chí 7 ngàn vẫn là con sô' quá xông xênh. Vòng bụng càng to, vòng đời càng ngắn. Mà nói nhiều cũng làm vòng 2 to ra - điều này khoa học không dám chứng minh, nhưng thực tế này không thể chối cãi. Đây là lí do chị em đổ xô đi tập tành giảm eo, sau sáu tháng, chẳng có kích cỡ nào thay đổi.

Hồi mới yêu, có lần nàng bảo tôi không quan tâm nàng. Tôi hỏi vì sao lại nói thế. Nàng bảo, chẳng thấy anh hỏi han thêm chuyện gia đình em, mặc dừ em đã tâm sự rằng gia đình em không suôn sẻ như nhà người ta. Sau đấy không thấy anh hỏi thêm bô' em làm gì, mẹ em làm gì, anh chị em làm gì, gia cảnh ra sao, vì sao không suôn sẻ. Toàn thấy anh nói anh yêu em, anh nhớ em, hôm nay em mặc đẹp thế, mùi quyến rũ thế. Nghĩa là sự quan tâm của anh nó vô cùng bề mặt. Hình như anh chỉ chăm chăm vào ngoại hình em chứ không cần biết em ra sao, em nghĩ gì. Có vẻ anh chỉ cần tìm hiểu chiều sâu cơ thể em chứ tâm hồn em nông sâu ra sao, anh bỏ qua.

Phen đấy chúng tôi suýt chút nữa thì tan. Nàng không tin khi tôi giải thích rằng đàn ông không có thói quen tọc mạch như thế. Thấy em kể đến đây là dừng thì nghĩ rằng em không muốn nói thêm về chuyện không vui, sau này từ từ tìm hiểu cũng đâu có muộn. Ai mà biết là em dừng lại để chờ được hỏi. Đàn ông vốn đã sợ bị vặn vẹo, chả lẽ chính mình lại học tập cái thói đàn bà ấy. Cuối cùng thì nàng cũng tha thứ cho tôi. Và tôi chấp nhận sự tha thứ ấy. Mặc dù thâm tâm nàng vẫn ấm ức mãi. Còn tôi cũng không thê’ nào nghĩ thoáng ra được rằng, muốn yêu nàng, tôi nên nữ tính hơn một chút, ít ra là ở cường độ đặt câu hỏi.

Trong cuốn "Tại sao đàn ông chẳng biê't gì hết và phụ nữ luôn cần thêm giày?", cuốn sách best seller về giới tính đã được dịch ra 17 thứ tiếng, hai tác giả Barbara và Allan Pease có nhắc đến nỗi sợ hãi của đàn ông trước những câu hỏi luôn tưởng như vô hại mà người phụ nữ của anh ta bắt anh ta phải trả lời mỗi ngày. "Anh ta không hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra? Tại sao lại có tiếng súng khi thế giới đang hòa bình? Tại sao phải nướng cả một con cừu lên trong khi bữa sáng chỉ cần hai kẹp bánh mì và một lát bơ? Tại sao phụ nữ cần phải mua thêm giày mới trong khi cả tủ giày vẫn còn ngồn ngộn?" Kết luận: Có những chuyện chỉ phụ nữ mới có thể lí giải chứ đàn ông thì không. Không phải anh ta không quan tâm, mà vì anh ta cảm thấy không cần thiết. Chú ý: Nếu anh ta phát ngôn ra ba từ không cần thiết", phụ nữ sẽ chẳng ngại gì tự nội suy hàm ý của câu trả lời này là anh ta đang cố ý nói, đối với anh ta, mình cũng được liệt vào hạng không cần thiết.

Rắc rối và phức tạp thê' đấy, nhưng để sống và tình yêu tồổn tại được, phụ nữ vẫn chẳng thể nào ngùng đặt câu hỏi và chờ đợi đàn ông trả lời, dù đôi khi câu trả lời sai còn tai hại gấp mấy lần sự im lặng. Ví dụ như câu chuyện vui này tôi đọc được trên mạng:

"Sắp đến ngày sinh nhật bà xã. Buổi sáng hôm ấy nàng thủ thỉ:

-   Đêm qua em nằm mơ thấy sinh nhật có người tặng cho một đôi bông tai kim cương nhỏ xíu mà tinh tế. Có năm cánh hoa mai đẹp thiệt đẹp. Giống hệt cái mà hôm trước bọn mình thấy trong Diamond store. Không hiểu đấy là điềm báo gì anh nhỉ?

Ngày sinh nhật, tôi thực hiện ước muốn của nàng. Tôi ra tiệm sách mua tặng nàng cuốn "Đoán điềm giải mộng".

Bà xã tôi thích quá, ôm cuốn đó đọc suô't ngày, chẳng đoái hoài gì đến tôi. Nàng thích đến mức cả tháng sau đó chỉ đọc sách, chẳng cho tôi đụng vào người".

Thú thật là tôi thấy câu chuyện chẳng có gì vui, vì nó hơi đúng quá. Tư duy của đàn ông đơn giản, phụ nữ thử thách nó bằng một câu hỏi cần vận dụng cả mớ lí thuyê't triết học biện chứng để trả lời, cuối cùng cả hai đều thiệt hại to lớn.

Tôi kể câu chuyện này cho nàng, bảo, để anh kê’ em nghe, có chuyện này buồn cười lắm. Nghe xong, nàng hỏi: Theo anh thì chuyện này mắc cười ở chỗ nào? Tôi cười ha hả, em đùa anh à, thằng cha này quá ngu, thời buổi này ai còn đi mua sách loại đó, cứ google một phát là xong chứ gì nữa.

Thê' là nàng cũng dỗi tôi. 20 ngàn từ quota hôm đó mới nói hết có 5 ngàn. Ai mà hiểu nổi chứ? Tôi là đàn ông, đâu thể nào tự hiểu nổi những gì phụ nữ nghĩ là đàn ông phải tự hiểu?

Có phải vì thế mà phụ nữ phải nói nhiều hơn, hỏi nhiều hơn để giải quyết sự chậm hiểu của đàn ông không?

Hmm, có thể lắm!

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/wDetail/control/chapter_id/56090


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận