Tổng diện tích xây dựng đô thị: khoảng 1700 ha, được phân bổ cho các khu chức năng chủ yếu như sau:
+ Khu ở với các đơn vị ở: 270 ha.
+ Trung tâm thể dục thể thao cấp thành phố và khu ở: 80 ha.
+ Trung tâm vui chơi giải trí, văn hoá cấp thành phố và khu ở: 40 ha.
+ Trung tâm dịch vụ thương mại cấp thành phố và khu ở: 36 ha.
+ Các di tích lịch sử, văn hoá bảo tồn: 1,4 ha.
+ Các khu vực bảo tồn cảnh quan hai bên sông: 50 ha.
+ Không gian mặt nước (các hồ, kênh mương): 80 ha.
+ Cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: 60 ha.
+ Trường học (phổ thông trung học và phổ thông cơ sở): 18 ha.
+ Dịch vụ du lịch: 25 ha.
+ Cơ quan văn phòng, trường chuyên nghiệp: 46,7 ha.
+ Đất dự trữ phát triển: 510,9ha.
+ Tổng diện tích đất giao thông: 382 ha.
Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan :
+ Sông Hương sẽ nối thông với các nhánh sông Phát Lát, An Cựu, Phổ Lợi, Như Ý và kênh nhân tạo theo thế bàn tay xoè. Các nhánh sông này được khơi thông và nối mạng với hệ thống các tuyến kênh mương mở rộng và hồ cảnh quan kết hợp chức năng thoát nước tự nhiên để tạo ra một mô hình “Đô thị sinh thái mặt nước”.
+ Các nhánh sông được tổ chức trồng cây xanh bảo vệ cảnh quan.
+ Mỗi khu đô thị mới đều được tổ chức hệ thống mặt nước kết hợp công viên vui chơi giải trí.
+ Các quảng trường giao thông đều được kết hợp với các công trình dịch vụ công cộng tạo nên quảng trường đô thị (quảng trường văn hoá, thương mại, thể dục thể thao)
- Phân bố tầng cao:
+ Khu vực có tầng cao cao nhất thuộc tiểu khu đô thị mới Thuỷ An (Khu A), tầng cao nhất là 21 tầng.
+ Khu vực có tầng cao trung bình thuộc khu đô thị mới Thuỷ Vân (Khu B), tầng cao nhất là 9 tầng.
+ Khu vực có tầng cao thấp nhất thuộc khu đô thị mới Phú Thượng và Phú Dương (Khu C và D), tầng cao tối đa là 5.
Quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật :
Quy hoạch giao thông :
- Tổng diện tích xây dựng đô thị: 1700 ha
- Tổng diện tích đất giao thông: 382 ha
+ Đất giao thông đối ngoại: 57,6 ha
+ Đất giao thông đô thị: 324,4 ha
- Tỷ lệ đất giao thông: 22%
+ Đất giao thông đối ngoại: 3,38%
+ Đất giao thông đô thị: 18,62%
- Tổng chiều dài đường chính: 12,5km
- Mật độ đường chính: 3,27km/km2
- Bán kính cong mép bó vỉa Rmin: 8m
Quy hoạch cấp điện:
* Tiêu chuẩn cấp điện:
Cho sinh hoạt dân dụng tính cho đô thị loại 1: 2.000KWh/người.năm.
Cho công cộng và dịch vụ lấy bằng 30% điện sinh hoạt dân dụng.
Cho Tiểu thủ công nghiệp - làng nghề: 100-160KW/ha.
Phụ tải điện: Tổng phụ tải điện yêu cầu trên thanh cái 22KV của khu An Vân Dương đến năm 2020 là 35.041KW, tương đương 43.801KVA.
* Nguồn điện:
Nguồn điện cấp cho khu vực phía Đông thành phố Huế là trạm biến áp 110KV Huế 3: 110/22KV – (2x25)MVA. Trạm 110KV Huế 3 được đặt tại khu vực công viên Trung tâm (thuộc xã Phú Thượng), với quy mô 2.000m2.
Các phụ tải điện của khu vực thiết kế được cấp điện từ thanh cái 22KV của trạm 110KV Huế3 và có sự hỗ trợ (và liên hệ) của các trạm 110KV Huế1 và Huế2 bằng lưới điện phân phối 22KV.
* Mạng lưới cấp điện : Sử dụng lưới điện phân phối 22KV.
Quy hoạch cấp nước:
* Tiêu chuẩn dùng nước:
- Nước sinh hoạt: Đợt đầu: 150 lít/ng.ngày; tương lai:180 lít/ng.ngày.
- Nước công trình công cộng: 15% QSH.
- Nước tưới cây, rửa đường: 10% QSH.
- Nước tiểu thủ công nghiệp: 10% QSH.
- Nước dự phòng, rò rỉ: 25% SQ.
* Nhu cầu dùng nước:
- Đợt đầu: 6500 m3/ngđ.
- Tương lai: 21000 m3/ngđ.
* Nguồn nước:
- Khu vực sử dụng nguồn nước từ mạng cấp nước chung thành phố. Cụ thể:
+ Nhà máy nước Giả Viên công suất 10.000 m3/ngđ.
+ Nhà máy nước Quảng Tế công suất 110.000 m3/ngđ.
* Mạng lưới đường ống: Mạng lưới đường ống dẫn chính dự kiến có đường kính từ 100mm đến 250mm dẫn từ đường ống Æ500 và Æ400 hiện có.
Vệ sinh môi trường :
Tiêu chuẩn thải chất thải rắn sinh hoạt là 1,0 - 1,2kg/người/ngày đêm.
Chất thải rắn từ các công trình dịch vụ lấy bằng 10%.
Tổng cộng lượng chất thải rắn là: 72,0 tấn/ngày đêm, trong đó đợt đầu là 25,0 tấn/ngày đêm.
Chất thải rắn cần được thu gom phân loại và đưa đến bãi xử lý chất thải rắn của thành phố đặt tại xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy để xử lý. Quy mô phục vụ cho khu vực phía Đông Huế khoảng 5 ha.