Công Ty Điện Lực Hậu Giang

Công Ty Điện Lực Hậu Giang

Số 503 đường Trần Hưng Đạo, khu vực 3, phường 1, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang , Hậu Giang

Thông tin

Lĩnh vực

Lĩnh vực

• Dịch vụ phân phối điện, khí đốt, nước sạch

Giới thiệu

 1. Tổng quan: - Tên gọi tiếng Việt: Công ty Điện lực Hậu Giang. - Tên tiếng Anh: Hau Giang Power Company. - Tên viết tắt: PCHG. - Địa chỉ: Số 503 đường Trần Hưng Đạo, khu vực 3, phường 1, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. - Điện thoại    : 0711.3504.979. - Fax                : 0711.3876.812. - Website       : http://pchaugiang.evnspc.vn - Nhãn hiệu của PCHG:   - Trụ sở làm việc: Điện lực Hậu Giang ra đời trên cơ sở chia tách từ Điện lực Cần Thơ thành Điện lực Thành phố Cần Thơ và Điện lực Hậu Giang theo quyết định số 45/QĐ-EVN/HĐQT ngày 20/02/2004 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam về việc thành lập Điện lực Hậu Giang trực thuộc Công ty Điện lực 2, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 02/07/2004 với 210 CBCNV. Ngay từ khi mới thành lập, Điện lực Hậu Giang cũng như các đơn vị khác của tỉnh Hậu Giang đã gặp nhiều khó khăn vì nơi đây là một tỉnh vùng sâu, vùng xa, đời sống người dân trong tỉnh phần đông là dựa vào nông nghiệp. Khi chia tách, cơ sở vật chất mọi thứ đều thiếu hụt, nghèo nàn lạc hậu, trong đó đặc biệt là lưới điện quốc gia rất cũ kỹ và mất an toàn nghiêm trọng. Nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ sâu sát của Công ty Điện lực 2 và chính quyền các cấp của tỉnh Hậu Giang, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể CBCNV nên Điện lực Hậu Giang luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Công ty Điện lực 2 giao qua các năm. Ngày 14/04/2010 Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành Quyết định số 235/QĐ-EVN về việc đổi tên các Điện lực trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam. Theo đó Điện lực Hậu Giang chính thức đổi tên thành Công ty Điện lực Hậu Giang, các Chi nhánh điện trực thuộc được nâng cấp lên thành Điện lực cấp huyện, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động. 2. Địa bàn hoạt động: Công ty Điện lực Hậu Giang quản lý lưới điện phân phối từ 35 kV trở xuống và kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bao gồm: thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy và các huyện: Long Mỹ, Châu Thành, Châu Thành A, Vị Thủy, Phụng Hiệp, với tổng diện tích là 1.602 km², dân số 768.761 người. 3. Quản lý kỹ thuật, vận hành, cung cấp điện: - Về khối lượng quản lý đường dây và trạm biến áp tính đến ngày 31/12/2011 là 1.432 km đường dây trung thế, 2.154 km đường dây hạ thế, 1.611 trạm biến áp với tổng dung lượng là 190.578 KVA.  - Về sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2009 đạt 265,6 triệu KWh tăng 14,1% so với năm 2008, năm 2010 đạt 292,7 triệu KWh tăng 10,2% so với năm 2009, năm 2011 đạt 326,5 triệu KWh tăng 11,5% so với năm 2010. - Về khối lượng quản lý hợp đồng mua bán điện thực hiện đến ngày 31/12/2011 là 148.254 khách hàng, trong đó: Hợp đồng mua bán điện nhằm mục đích sinh hoạt là 143.138 khách hàng và Hợp đồng mua bán điện nhằm mục đích ngoài sinh hoạt là 5.116 khách hàng. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2011 toàn tỉnh đã có 7/7 huyện, thị xã, thành phố có điện, 74/74 xã phường thị trấn có điện đạt tỷ lệ 100%. Tổng số hộ dân có điện là 175.726 hộ, đạt tỷ lệ 98,13%. - Về giá bán điện bình quân năm 2011: 1.169,55 đồng/KWh cao hơn 246,12 đồng/KWh so với thực hiện cùng kỳ năm 2010 (923,43 đồng/KWh); cao hơn 335,57 đồng/KWh so với thực hiện cùng kỳ năm 2009 (833,98 đồng/KWh). - Về tình hình cung cấp điện trong các năm qua thực sự gặp nhiều khó khăn do hệ thống điện Quốc gia thiếu nguồn, Công ty Điện lực Hậu Giang thực hiện theo sản lượng điện thương phẩm, công suất cực đại của Tổng công ty Điện lực miền Nam phân bổ, trên cơ sở đó đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang báo cáo Sở Công thương và trình UBND tỉnh phê duyệt. - Thực hiện không vượt sản lượng, công suất được phân bổ nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho các sự kiện chính trị – x&atil 2000 de; hội quan trọng, các địa điểm tổ chức kỳ thi phổ thông các cấp, tuyển sinh đại học, cao đẳng; các  khách hàng sử dụng điện quan trọng được UBND tỉnh Hậu Giang quy định, đồng thời thực hiện đóng cắt điện công bằng đối với mọi khách hàng sử dụng điện trong trường hợp xảy ra thiếu nguồn. 4. Mô hình tổ chức quản lý và nhân sự: - Công ty Điện lực Hậu Giang gồm có: Ban Giám đốc, Văn phòng, 08 phòng nghiệp vụ, Ban QLDA, Phân xưởng Cơ điện và 06 Điện lực trực thuộc gồm có: - Tổng số CBCNV tính đến nay là: 406 người (Nam: 332 người, Nữ: 74 người). Trong đó: Đại học: 125 người, Cao đẳng: 16 người, Trung cấp: 91 người, Công nhân kỹ thuật: 130 người và lao động có trình độ khác là: 44 người. Tuy nhiên để phục vụ tốt cho việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Điện lực Hậu Giang đã xây dựng các quy chế, văn bản pháp quy trong quản lý như: Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các phòng ban, phân xưởng và Điện lực trực thuộc; Phân công trong Ban Giám đốc; Phân cấp cho các Điện lực trực thuộc; Quy chế tuyển dụng lao động; Quy chế nâng bậc lương và chuyển xếp lương; Quy chế đào tạo; Quy chế chi trả tiền lương; … Các quy chế đều được thông qua Đại hội CNVC hàng năm. 5. Ngành nghề kinh doanh: Công nghiệp điện năng: phân phối và kinh doanh điện năng; quản lý, vận hành, sửa chữa: nguồn điện; đường dây và trạm biến áp cấp điện áp 35kV; chế tạo và sửa chữa thiết bị điện; gia công cơ khí các loại phụ kiện; xây lắp đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 35kV; kinh doanh vật tư, thiết bị điện; tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự toán và giám sát thi công công trình lưới điện có cấp điện áp đến 35kV; tư vấn lập dự án đầu tư, đấu thầu đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 35kV; thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện đến cấp điện áp 35kV; kiểm định phương tiện đo; quản lý thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ thông tin; xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp; đại lý bảo hiểm; kinh doanh các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật. 6. Định hướng chiến lược phát triển khâu phân phối và kinh doanh điện năng đến năm 2015: 6.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2015: * Quản lý vận hành lưới điện: - Đảm bảo tiến độ thực hiện các công trình SCL, ĐTXD: Tăng cường, củng cố và chấn chỉnh bộ máy làm công tác ĐTXD, đảm bảo công tác ĐTXD đúng Luật định, có hiệu quả cao. Nghiêm túc thực hành tiết kiệm trong ĐTXD theo chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Điện lực miền Nam. Phân công cán bộ chuyên trách theo dõi tiến độ công trình SCL, ĐTXD. - Thường xuyên tổ chức kiểm điểm việc thực hiện tiến độ xây dựng các công trình để kịp thời xử lý, khắc phục các tồn tại, có giải pháp hỗ trợ tích cực cho các nhà thầu thực hiện tốt công việc đã ký kết trong hợp đồng, đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các công trình được giao. Làm tốt công tác giám sát các công trình đầu tư, đảm bảo chất lượng và tuổi thọ các công trình. - Công ty dự kiến đến năm 2015 có 4.178,6 km đường dây trung và hạ thế; 2.345 trạm biến áp; với tổng dung lượng 196.478 KVA. * Kinh doanh điện năng: - Giai đoạn 2012-2015, Công ty sẽ tiếp tục triển khai đầu tư phát triển lưới điện trung thế đến các khu vực nông thôn chưa có lưới điện trung thế và tập trung sửa chữa cải tạo khối lượng đường dây hạ thế tiếp nhận. Phấn đấu thực hiện tỷ lệ tổn thất điện năng trong giai đoạn 2012-2015 sẽ giảm ở mức 0,1% mỗi năm. - Thường xuyên xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, biện pháp giảm tổn thất điện năng như: đo tải, cân pha, đưa máy biến thế non tải ra khỏi lưới điện, lắp tụ bù, thay thế sứ cách điện, xử lý các mối nối kém chất lượng, giảm bán kính cung cấp điện, thay dây dẫn cho phù hợp với phụ tải, khai thác hiệu suất trạm công cộng, thay điện kế định kỳ, phúc tra chỉ số điện kế, kiểm tra khách hàng sử dụng điện… - Tăng giá bán điện bình quân: Công ty phấn đấu tăng giá bán bình quân mỗi năm lên khoảng 100 đồng/KWh bằng cách thực hiện tốt công tác áp giá điện đúng đối tượng, đúng mục đích; Đầu tư bán lẻ cho các khách hàng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu tái định cư…; Lắp đặt công tơ điện tử 3 giá cho tất cả các khách hàng theo quy định, giảm tổn thất tối đa trong khâu truyền tải điện. - Thực hiện khoán chi phí cho các đơn vị trực thuộc như: chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí nhiên liệu, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện thoại, chi phí điện nước, chi phí báo chí, chi phí thuê dịch vụ bán lẻ điện năng... 6.2. Kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2012-2015: Công ty Điện lực Hậu Giang cam kết sẽ hết sức hết lòng vì sự nghiệp phát triển chung của đất nước, phát triển kinh tế xã d65 ; hội của tỉnh Hậu Giang, cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho nhân dân, cho khách hàng để không phụ lòng mong mỏi của Đảng, Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam và các cấp chính quyền địa phương. Lê Văn Bảy

Mô tả

Mô tả

 1. Tổng quan:

- Tên gọi tiếng Việt: Công ty Điện lực Hậu Giang.

- Tên tiếng Anh: Hau Giang Power Company.

- Tên viết tắt: PCHG.

- Địa chỉ: Số 503 đường Trần Hưng Đạo, khu vực 3, phường 1, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

- Điện thoại    : 0711.3504.979.

- Fax                : 0711.3876.812.

- Website       : http://pchaugiang.evnspc.vn

- Nhãn hiệu của PCHG:  

- Trụ sở làm việc:

Điện lực Hậu Giang ra đời trên cơ sở chia tách từ Điện lực Cần Thơ thành Điện lực Thành phố Cần Thơ và Điện lực Hậu Giang theo quyết định số 45/QĐ-EVN/HĐQT ngày 20/02/2004 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam về việc thành lập Điện lực Hậu Giang trực thuộc Công ty Điện lực 2, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 02/07/2004 với 210 CBCNV. Ngay từ khi mới thành lập, Điện lực Hậu Giang cũng như các đơn vị khác của tỉnh Hậu Giang đã gặp nhiều khó khăn vì nơi đây là một tỉnh vùng sâu, vùng xa, đời sống người dân trong tỉnh phần đông là dựa vào nông nghiệp. Khi chia tách, cơ sở vật chất mọi thứ đều thiếu hụt, nghèo nàn lạc hậu, trong đó đặc biệt là lưới điện quốc gia rất cũ kỹ và mất an toàn nghiêm trọng. Nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ sâu sát của Công ty Điện lực 2 và chính quyền các cấp của tỉnh Hậu Giang, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể CBCNV nên Điện lực Hậu Giang luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Công ty Điện lực 2 giao qua các năm.

Ngày 14/04/2010 Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành Quyết định số 235/QĐ-EVN về việc đổi tên các Điện lực trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam. Theo đó Điện lực Hậu Giang chính thức đổi tên thành Công ty Điện lực Hậu Giang, các Chi nhánh điện trực thuộc được nâng cấp lên thành Điện lực cấp huyện, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động.

2. Địa bàn hoạt động:

Công ty Điện lực Hậu Giang quản lý lưới điện phân phối từ 35 kV trở xuống và kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bao gồm: thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy và các huyện: Long Mỹ, Châu Thành, Châu Thành A, Vị Thủy, Phụng Hiệp, với tổng diện tích là 1.602 km², dân số 768.761 người.

3. Quản lý kỹ thuật, vận hành, cung cấp điện:

- Về khối lượng quản lý đường dây và trạm biến áp tính đến ngày 31/12/2011 là 1.432 km đường dây trung thế, 2.154 km đường dây hạ thế, 1.611 trạm biến áp với tổng dung lượng là 190.578 KVA. 

- Về sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2009 đạt 265,6 triệu KWh tăng 14,1% so với năm 2008, năm 2010 đạt 292,7 triệu KWh tăng 10,2% so với năm 2009, năm 2011 đạt 326,5 triệu KWh tăng 11,5% so với năm 2010.

- Về khối lượng quản lý hợp đồng mua bán điện thực hiện đến ngày 31/12/2011 là 148.254 khách hàng, trong đó: Hợp đồng mua bán điện nhằm mục đích sinh hoạt là 143.138 khách hàng và Hợp đồng mua bán điện nhằm mục đích ngoài sinh hoạt là 5.116 khách hàng. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2011 toàn tỉnh đã có 7/7 huyện, thị xã, thành phố có điện, 74/74 xã phường thị trấn có điện đạt tỷ lệ 100%. Tổng số hộ dân có điện là 175.726 hộ, đạt tỷ lệ 98,13%.

- Về giá bán điện bình quân năm 2011: 1.169,55 đồng/KWh cao hơn 246,12 đồng/KWh so với thực hiện cùng kỳ năm 2010 (923,43 đồng/KWh); cao hơn 335,57 đồng/KWh so với thực hiện cùng kỳ năm 2009 (833,98 đồng/KWh).

- Về tình hình cung cấp điện trong các năm qua thực sự gặp nhiều khó khăn do hệ thống điện Quốc gia thiếu nguồn, Công ty Điện lực Hậu Giang thực hiện theo sản lượng điện thương phẩm, công suất cực đại của Tổng công ty Điện lực miền Nam phân bổ, trên cơ sở đó đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang báo cáo Sở Công thương và trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Thực hiện không vượt sản lượng, công suất được phân bổ nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho các sự kiện chính trị – x&atil 2000 de; hội quan trọng, các địa điểm tổ chức kỳ thi phổ thông các cấp, tuyển sinh đại học, cao đẳng; các  khách hàng sử dụng điện quan trọng được UBND tỉnh Hậu Giang quy định, đồng thời thực hiện đóng cắt điện công bằng đối với mọi khách hàng sử dụng điện trong trường hợp xảy ra thiếu nguồn.

4. Mô hình tổ chức quản lý và nhân sự:

- Công ty Điện lực Hậu Giang gồm có: Ban Giám đốc, Văn phòng, 08 phòng nghiệp vụ, Ban QLDA, Phân xưởng Cơ điện và 06 Điện lực trực thuộc gồm có:

- Tổng số CBCNV tính đến nay là: 406 người (Nam: 332 người, Nữ: 74 người). Trong đó: Đại học: 125 người, Cao đẳng: 16 người, Trung cấp: 91 người, Công nhân kỹ thuật: 130 người và lao động có trình độ khác là: 44 người.

Tuy nhiên để phục vụ tốt cho việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Điện lực Hậu Giang đã xây dựng các quy chế, văn bản pháp quy trong quản lý như: Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các phòng ban, phân xưởng và Điện lực trực thuộc; Phân công trong Ban Giám đốc; Phân cấp cho các Điện lực trực thuộc; Quy chế tuyển dụng lao động; Quy chế nâng bậc lương và chuyển xếp lương; Quy chế đào tạo; Quy chế chi trả tiền lương; … Các quy chế đều được thông qua Đại hội CNVC hàng năm.

5. Ngành nghề kinh doanh:

Công nghiệp điện năng: phân phối và kinh doanh điện năng; quản lý, vận hành, sửa chữa: nguồn điện; đường dây và trạm biến áp cấp điện áp 35kV; chế tạo và sửa chữa thiết bị điện; gia công cơ khí các loại phụ kiện; xây lắp đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 35kV; kinh doanh vật tư, thiết bị điện; tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự toán và giám sát thi công công trình lưới điện có cấp điện áp đến 35kV; tư vấn lập dự án đầu tư, đấu thầu đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 35kV; thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện đến cấp điện áp 35kV; kiểm định phương tiện đo; quản lý thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ thông tin; xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp; đại lý bảo hiểm; kinh doanh các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.

6. Định hướng chiến lược phát triển khâu phân phối và kinh doanh điện năng đến năm 2015:

6.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2015:

* Quản lý vận hành lưới điện:

- Đảm bảo tiến độ thực hiện các công trình SCL, ĐTXD: Tăng cường, củng cố và chấn chỉnh bộ máy làm công tác ĐTXD, đảm bảo công tác ĐTXD đúng Luật định, có hiệu quả cao. Nghiêm túc thực hành tiết kiệm trong ĐTXD theo chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Điện lực miền Nam. Phân công cán bộ chuyên trách theo dõi tiến độ công trình SCL, ĐTXD.

- Thường xuyên tổ chức kiểm điểm việc thực hiện tiến độ xây dựng các công trình để kịp thời xử lý, khắc phục các tồn tại, có giải pháp hỗ trợ tích cực cho các nhà thầu thực hiện tốt công việc đã ký kết trong hợp đồng, đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các công trình được giao. Làm tốt công tác giám sát các công trình đầu tư, đảm bảo chất lượng và tuổi thọ các công trình.

- Công ty dự kiến đến năm 2015 có 4.178,6 km đường dây trung và hạ thế; 2.345 trạm biến áp; với tổng dung lượng 196.478 KVA.

* Kinh doanh điện năng:

- Giai đoạn 2012-2015, Công ty sẽ tiếp tục triển khai đầu tư phát triển lưới điện trung thế đến các khu vực nông thôn chưa có lưới điện trung thế và tập trung sửa chữa cải tạo khối lượng đường dây hạ thế tiếp nhận. Phấn đấu thực hiện tỷ lệ tổn thất điện năng trong giai đoạn 2012-2015 sẽ giảm ở mức 0,1% mỗi năm.

- Thường xuyên xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, biện pháp giảm tổn thất điện năng như: đo tải, cân pha, đưa máy biến thế non tải ra khỏi lưới điện, lắp tụ bù, thay thế sứ cách điện, xử lý các mối nối kém chất lượng, giảm bán kính cung cấp điện, thay dây dẫn cho phù hợp với phụ tải, khai thác hiệu suất trạm công cộng, thay điện kế định kỳ, phúc tra chỉ số điện kế, kiểm tra khách hàng sử dụng điện…

- Tăng giá bán điện bình quân: Công ty phấn đấu tăng giá bán bình quân mỗi năm lên khoảng 100 đồng/KWh bằng cách thực hiện tốt công tác áp giá điện đúng đối tượng, đúng mục đích; Đầu tư bán lẻ cho các khách hàng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu tái định cư…; Lắp đặt công tơ điện tử 3 giá cho tất cả các khách hàng theo quy định, giảm tổn thất tối đa trong khâu truyền tải điện.

- Thực hiện khoán chi phí cho các đơn vị trực thuộc như: chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí nhiên liệu, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện thoại, chi phí điện nước, chi phí báo chí, chi phí thuê dịch vụ bán lẻ điện năng...

6.2. Kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2012-2015:

Công ty Điện lực Hậu Giang cam kết sẽ hết sức hết lòng vì sự nghiệp phát triển chung của đất nước, phát triển kinh tế xã d65 ; hội của tỉnh Hậu Giang, cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho nhân dân, cho khách hàng để không phụ lòng mong mỏi của Đảng, Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam và các cấp chính quyền địa phương.

Lê Văn Bảy

Maps:


Nguồn: vietnamnay.com/ho-so/cong-ty-dien-luc-hau-giang-340495.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận