Công Ty TNHH Một Thành Viên Cấp Nước Hải Phòng

Công Ty TNHH Một Thành Viên Cấp Nước Hải Phòng

54 Đinh Tiên Hoàng - Phường Hoàng Văn Thụ - Quận Hồng Bàng - Thành phố Hải Phòng , Hải Phòng

Thông tin

Lĩnh vực

Lĩnh vực

• Dịch vụ khác chưa được xếp vào đâu • -Dịch vụ cấp nước

Giới thiệu

Công ty Cấp Nước Hải Phòng tiền thân là Nhà máy nước Hải Phòng trước đây, bao gồm Nhà máy nước Uông Bí và Trung tâm cấp nước tại 54 Đinh Tiên Hoàng. Nhà máy nước đầu tiên của Hải Phòng được người Pháp thiết kế và xây dựng vào năm 1905 tại Lán Tháp Uông Bí với công suất 5000 m3/ngày khai thác nước suối tại Vàng Danh - Quảng Ninh và đưa về Hải Phòng bằng đường ống gang D600 dài trên 33 km. Dân số nội thành thời điểm này là 25.000 người.  Năm 1934, trạm bơm tăng áp Đinh Tiên Hoàng được xây dựng gồm: 01 đài nước cao 25m, dung tích 500 m3; 06 đài nước cao 8m, tổng dung tích 1.800 m3; 01 trạm bơm tăng áp. Giai đoạn năm 1934 - 1954, xây dựng thêm 02 giếng khai thác nước ngầm tại Nhà Hát lớn và Trại Cau có Công suất khai thác 3840 m3/ngày. Do chất lượng nước tại 2 giếng này không tốt, hàm lượng muối quá cao, nên sau đó đã không sử dụng nguồn nước này nữa. Trụ sở chính tại 54 Đinh Tiên Hoàng- Hải Phòng Sau ngày Hải Phòng giải phóng 13/5/1955, hệ thống cấp nước được tiếp quản không đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước của Thành phố ngày càng tăng do sự phát triển dân số, công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ.... Trước tình hình đó, thành phố và Trung ương đã quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình cấp nước để mở rộng phạm vi phục vụ.  Năm 1959-1961, nhà máy nước An Dương được xây dựng giai đoạn I với công suất 20.000 m3/ngày,  giai đoạn này NMN Đồ Sơn cũng được xây dựng với công suất 1.000 m3/ngày. Năm 1965, NMN An Dương được quyết định đầu tư nâng công suất lên 60.000 m3/ngày đến 1971 thì hoàn thành. Xí nghiệp sản xuất nước An Dương, công suất 100.000 m3/ngày đêm Trước khi thị xã Kiến An sát nhập Hải Phòng, Kiến An được dùng nước máy qua 02 trạm bơm nước giếng ở Khúc Trì và Tràng Minh, tổng công suất khai thác là: 2420 m3/ngày. Đến năm 1969 - 1971, nguồn nước này không khai thác được do độ mặn ngày càng cao, do đó thị xã Kiến An vẫn trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Năm 1976-1977, NMN Cầu Nguyệt được xây dựng giai đoạn I với công suất 20.000 m3/ngày. Năm 1979-1980, NMN Cầu nguyệt triển khai giai đoạn II nâng công suất lên 60.000 m3/ngày. Năm 1986, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng ra quyết định số 845/QĐ-UB ngày 28/10/1986  "về việc đổi tên và quy định quyền hạn Công ty Cấp nước Hải Phòng".  Năm 1987, NMN Vật Cách được khánh thành với công suất 11.000 m3/ngày và cùng thời điểm này NMN Đồ sơn được cải tạo nâng công suất lên 5.000 m3/ngày. Năm 1993, UBND Thành phố Hải Phòng ra Quyết định số 71/QĐ - TCCQ ngày 14/01/1993 "về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước và quy chế hoạt động doanh nghiệp của Công ty Cấp Nước Hải Phòng". Hệ thống theo dõi và điều hành từ xa mạng lưới cấp nước Telemetry Năm 1990 – 2004, Chính phủ Phần lan hỗ trợ công ty cải thiện điều kiện cấp nước của TP qua 4 giai đoạn. Năm 2002, hoàn thành Dự án 1A cải tạo cấp nước nội thành TP Hải Phòng bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới. Từ 1/1/2007 UBND ra Quyết định số 1787/QĐ-UBND ngày 10/8/2006 và Quyết định số 2759/QĐ-UBND ngày 21/12/2006 phê duyệt và điều chỉnh phê duyệt chuyển Công ty Cấp nước Hải Phòng thành Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Hải Phòng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm công ích. Được sự quan tâm chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương và thành phố, sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ Phần Lan, Ngân hàng Thế giới WB cùng với sự cố gắng vươn lên của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Hải Phòng đã mạnh dạn đổi mới đồng bộ công tác quản lý tổ chức, công tác quản lý kinh tế - kỹ thuật, giảm nước thất thoát thấp nhất trong toàn quốc, chất lượng nước không  ngừng được nâng cao, được Trung tâm Quacert cấp giấy chứng nhận  chất lượng nước đạt tiêu chuẩn Việt Nam 5502:2003. Hệ thống quản lý mạng lưới và khách hàng trên vi tính CNMS Quản lý theo chất lượng ISO 9001:2000, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới đã được áp dụng như: Hệ thống theo dõi điều hành từ xa mạng lưới cấp nước(Telemetry) quản lý áp lực và lưu lượng trên mạng lưới cấp nước, cũng như điều hành hoạt động của các nhà máy, sử dụng công nghệ GIS, Quản lý mạng lưới và khách hàng (CNMS), sử dụng hệ thống thông tin quản lý (MIS) để quản lý tình hình sản xuất kinh doanh tại các phòng, ban chuyên môn và các nhà máy nước.... Trên đà thành công từ sự giúp đỡ của Chính phủ Phần lan thông qua Chương trình Cấp nước và vệ sinh Hải Phòng, Công ty Cấp nước Hải phòng tự tin bước vào thực hiện dự án vây vốn Ngân hàng Thế giới để cải tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước Thành phố (Dự án 1A). Dự án 1A được triển khai năm 1999 và hoàn thành vào tháng 10/2002 đã mang đến dịch vụ cấp nước tốt cho 3 quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, nâng cao năng lực tổ chức và khả năng của nhân viên, tạo điều kiện để Công ty trở thành một doanh nghiệp kinh doanh có đủ khả năng tự chủ về mặt tài chính. 

Mô tả

Mô tả

Công ty Cấp Nước Hải Phòng tiền thân là Nhà máy nước Hải Phòng trước đây, bao gồm Nhà máy nước Uông Bí và Trung tâm cấp nước tại 54 Đinh Tiên Hoàng. Nhà máy nước đầu tiên của Hải Phòng được người Pháp thiết kế và xây dựng vào năm 1905 tại Lán Tháp Uông Bí với công suất 5000 m3/ngày khai thác nước suối tại Vàng Danh - Quảng Ninh và đưa về Hải Phòng bằng đường ống gang D600 dài trên 33 km. Dân số nội thành thời điểm này là 25.000 người.

 Năm 1934, trạm bơm tăng áp Đinh Tiên Hoàng được xây dựng gồm: 01 đài nước cao 25m, dung tích 500 m3; 06 đài nước cao 8m, tổng dung tích 1.800 m3; 01 trạm bơm tăng áp. Giai đoạn năm 1934 - 1954, xây dựng thêm 02 giếng khai thác nước ngầm tại Nhà Hát lớn và Trại Cau có Công suất khai thác 3840 m3/ngày. Do chất lượng nước tại 2 giếng này không tốt, hàm lượng muối quá cao, nên sau đó đã không sử dụng nguồn nước này nữa.

Trụ sở chính tại 54 Đinh Tiên Hoàng- Hải Phòng

Sau ngày Hải Phòng giải phóng 13/5/1955, hệ thống cấp nước được tiếp quản không đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước của Thành phố ngày càng tăng do sự phát triển dân số, công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ.... Trước tình hình đó, thành phố và Trung ương đã quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình cấp nước để mở rộng phạm vi phục vụ.

 Năm 1959-1961, nhà máy nước An Dương được xây dựng giai đoạn I với công suất 20.000 m3/ngày,  giai đoạn này NMN Đồ Sơn cũng được xây dựng với công suất 1.000 m3/ngày. Năm 1965, NMN An Dương được quyết định đầu tư nâng công suất lên 60.000 m3/ngày đến 1971 thì hoàn thành.

Xí nghiệp sản xuất nước An Dương, công suất 100.000 m3/ngày đêm

Trước khi thị xã Kiến An sát nhập Hải Phòng, Kiến An được dùng nước máy qua 02 trạm bơm nước giếng ở Khúc Trì và Tràng Minh, tổng công suất khai thác là: 2420 m3/ngày. Đến năm 1969 - 1971, nguồn nước này không khai thác được do độ mặn ngày càng cao, do đó thị xã Kiến An vẫn trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

Năm 1976-1977, NMN Cầu Nguyệt được xây dựng giai đoạn I với công suất 20.000 m3/ngày. Năm 1979-1980, NMN Cầu nguyệt triển khai giai đoạn II nâng công suất lên 60.000 m3/ngày. Năm 1986, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng ra quyết định số 845/QĐ-UB ngày 28/10/1986  "về việc đổi tên và quy định quyền hạn Công ty Cấp nước Hải Phòng".

 Năm 1987, NMN Vật Cách được khánh thành với công suất 11.000 m3/ngày và cùng thời điểm này NMN Đồ sơn được cải tạo nâng công suất lên 5.000 m3/ngày. Năm 1993, UBND Thành phố Hải Phòng ra Quyết định số 71/QĐ - TCCQ ngày 14/01/1993 "về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước và quy chế hoạt động doanh nghiệp của Công ty Cấp Nước Hải Phòng".

Hệ thống theo dõi và điều hành từ xa mạng lưới cấp nước Telemetry

Năm 1990 – 2004, Chính phủ Phần lan hỗ trợ công ty cải thiện điều kiện cấp nước của TP qua 4 giai đoạn. Năm 2002, hoàn thành Dự án 1A cải tạo cấp nước nội thành TP Hải Phòng bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới.

Từ 1/1/2007 UBND ra Quyết định số 1787/QĐ-UBND ngày 10/8/2006 và Quyết định số 2759/QĐ-UBND ngày 21/12/2006 phê duyệt và điều chỉnh phê duyệt chuyển Công ty Cấp nước Hải Phòng thành Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Hải Phòng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm công ích.

Được sự quan tâm chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương và thành phố, sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ Phần Lan, Ngân hàng Thế giới WB cùng với sự cố gắng vươn lên của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Hải Phòng đã mạnh dạn đổi mới đồng bộ công tác quản lý tổ chức, công tác quản lý kinh tế - kỹ thuật, giảm nước thất thoát thấp nhất trong toàn quốc, chất lượng nước không  ngừng được nâng cao, được Trung tâm Quacert cấp giấy chứng nhận  chất lượng nước đạt tiêu chuẩn Việt Nam 5502:2003.

Hệ thống quản lý mạng lưới và khách hàng trên vi tính CNMS

Quản lý theo chất lượng ISO 9001:2000, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới đã được áp dụng như: Hệ thống theo dõi điều hành từ xa mạng lưới cấp nước(Telemetry) quản lý áp lực và lưu lượng trên mạng lưới cấp nước, cũng như điều hành hoạt động của các nhà máy, sử dụng công nghệ GIS, Quản lý mạng lưới và khách hàng (CNMS), sử dụng hệ thống thông tin quản lý (MIS) để quản lý tình hình sản xuất kinh doanh tại các phòng, ban chuyên môn và các nhà máy nước....

Trên đà thành công từ sự giúp đỡ của Chính phủ Phần lan thông qua Chương trình Cấp nước và vệ sinh Hải Phòng, Công ty Cấp nước Hải phòng tự tin bước vào thực hiện dự án vây vốn Ngân hàng Thế giới để cải tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước Thành phố (Dự án 1A). Dự án 1A được triển khai năm 1999 và hoàn thành vào tháng 10/2002 đã mang đến dịch vụ cấp nước tốt cho 3 quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, nâng cao năng lực tổ chức và khả năng của nhân viên, tạo điều kiện để Công ty trở thành một doanh nghiệp kinh doanh có đủ khả năng tự chủ về mặt tài chính. 

Maps:


Nguồn: vietnamnay.com/ho-so/cong-ty-tnhh-mot-thanh-vien-cap-nuoc-hai-phong-340744.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận