Công ty Điện lực Thái Bình

Công ty Điện lực Thái Bình

Số 288, Đường Trần Hưng Đạo - Thành phố Thái Bình , Thái Bình

Thông tin

Lĩnh vực

Lĩnh vực

• Dịch vụ phân phối điện, khí đốt, nước sạch

Giới thiệu

  Công ty Điện Lực Thái Bình ngày nay là tiền thân của Công ty Điện lực tỉnh. Được UBHC tỉnh Thái Bình quyết định thành lập vào ngày 8/6/1966.Với nhận thức vị trí, tầm quan trọng của năng lượng điện trong nền kinh tế quốc dân, muốn đáp ứng được năng lượng điện cho phát triển KT-XH của địa phương đòi hỏi việc quy hoạch và phát triển nguồn và lưới điện phải “Đi trước một bước”. Ngay trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ra miền Bắc (1964-1972). Tỉnh ủy và UBHC tỉnh Thái Bình đã có chủ trương đưa điện về các xã, trước hết phục vụ bơm nước thủy lợi để thâm canh tăng năng suất lúa, sau là phát triển cơ khí nhỏ của địa phương như: sân kho, chuồng trại chăn nuôi ... Để điện sớm đi vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, do vậy Thái Bình là tỉnh đầu tiên trên miền Bắc đã đạt năng suất lúa 5 tấn/ha (từ năm 1965), đến nay, năng suất lúa của Tỉnh đạt 13 tấn/ha. Công ty Điện lực đã tham mưu cho UBHC tỉnh, quy hoạch phát triển lưới điện, đồng thời cũng là đơn vị trực tiếp khảo sát, thiết kế, thi công 100% các công trình điện phục vụ sản xuất nông nghiệp lúc bấy giờ.       Thời kỳ đầu, nhiệm vụ chủ yếu  bao trùm là qui hoạch, xây dựng cơ sở vật chất phát triển lưới điện, đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành điện Thái Bình cho trước mắt và lâu dài. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBHC tỉnh, nên chỉ trong một thời gian ngắn, công trình điện đầu tiên do ngành điện thiết kế và thi công là đường dây và trạm biến áp để đưa điện vào phục vụ trạm bơm nước ở hợp tác xã Tân Phong, xã Việt Hùng, Vũ Thư. Công trình gồm: 2.010m đường dây cao thế, hạ thế và trạm biến áp 10/0,4 kV. 100kVA. Tiếp sau đó, Công ty lại khẩn trương thiết kế và thi công các công trình đưa điện vào phục vụ trạm bơm ở các xã: Hiệp Hòa, Vũ Thư, Tán Thuật, Kiến Xương, Độc Lập xã Chí Hòa và Hợp Tiến, Minh Châu huyện Đông Hưng...        Để từng bước mở rộng lưới điện đến các vùng xa xôi trong tỉnh, năm 1968, lần đầu tiên ngành điện Thái Bình đã thiết kế và thi công công trình đường dây 35kV và trạm biến áp 35/10 2000 kV ở huyện Tiền Hải có khối lượng là 20 km đường dây và trạm biến áp dung lượng 1000kVA. Ngay sau đó công trình đường dây và trạm 35kV Dương Thanh huyện Thái Thụy cũng nhanh chóng được thiết kế và thi công, góp phần mở rộng và hoàn chỉnh lưới điện của tỉnh với mỗi huyện có một trạm 35/kV. Những khó khăn vất vả do thiếu điện kéo dài cho đến năm 1990, khi nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đi vào vận hành ổn định, nguồn điện được cải thiện đáng kể, miền bắc không còn thiếu điện. Đảng và Chính phủ chủ trương đưa điện về nông thôn để cải thiện đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho nhân dân. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIV (1991 - 1995) với mục tiêu phát triển KT-XH, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn theo chương trình "điện - đường - trường - trạm". Với tinh thần "Nhà nước và nhân dân cùng làm, trung ương và địa phương cùng đầu tư". Để tiến hành công cuộc "điện khí hoá" quê hương lúc bấy giờ, Công ty đã tham mưu cho tỉnh thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống lưới điện Thái Bình giai đoạn (1991-1995) có tính đến năm 2000 và chỉ sau 4 năm từ 1991-1995, Thái Bình đã phủ kín lưới điện quốc gia cho 279/279 xã, thị trấn đạt 100% và 99,5% (khoảng 450.000) hộ nông dân nông thôn đã có điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Thái Bình là tỉnh đi đầu trong toàn quốc về điện khí hoá nông thôn, tốc độ điện năng tăng trưởng hàng năm rất nhanh, từ 72,22 triệu kWh năm 1990 tăng lên 139 kWh năm 1995. Riêng điện sinh hoạt ở nông thôn chiếm khỏang 45% điện năng toàn tỉnh. Từ năm 2000 - 2003, thực hiện chủ trương của chính phủ và chỉ đạo của ngành Điện, Công ty Điện Lực Thái Bình là đơn vị đã hoàn thành sớm nhất cả nước về công tác tiếp nhận và hoàn trả vốn lưới điện trung áp nông thôn và công tác chuyển đổi mô hình thực hiện quản lý điện nông thôn, thời gian trên 2 năm. Hệ thống lưới điện trong toàn tỉnh được tăng cường và phát triển rộng khắp. Có thể nói, Thái bình là tỉnh đi đầu về điện khí hóa nông thôn, đã đưa điện về nông thôn từ cuối năm 1994. Sản lượng điện ngày càng tăng, từ 72,22 triệu kWh (1990) tăng lên 288 triệu kWh (2006). Nếu so với thời năm 1995 thì trong 10 năm, sản lượng điện tiêu thụ ở nông thôn Thái Bình đã tăng xấp xỉ 400%. Điện về nông thôn không chỉ cải thiện đời sống đời sống vật chất, tinh thần cho người dân mà còn thúc đẩy phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại nông thôn. Các làng nghề truyền thống được khôi phục; các điểm cụm công nghiệp xuất hiện ngày một nhiều góp phần xóa đói, giảm nghèo, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, xóa dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Thái bình cơ bản đã hoàn thành qui hoạch và phát triển lưới điện giai đoạn IV (2000-2005 có tính đến năm 2010). Theo qui hoạch phát triển công nghiệp Thái Bình đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp chiếm 37% và đến năm 2015 chiếm 45% GDP của tỉnh, đến năm 2020, Thái Bình cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.  Thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII, nhằm đẩy mạnh công cuộc CNH - HĐH của tỉnh, đã đòi hỏi Công ty Điện Lực Thái Bình phải tiếp tục phát triển và luôn "đi trước một bước". Ban lãnh đạo công ty đã tranh thủ sự ủng hộ của tập thể CBCNV trong toàn công ty. Đồng thời được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Tổng Công ty Điện Lực Miền Bắc, Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam và UBND Tỉnh, đến năm 2005 Thái Bình đã cơ bản hoàn thành quy hoạch và phát triển hệ thống điện giai đoạn (2001-2005) có tính đến năm 2010. Để có đủ năng lượng điện phục vụ phát triển công nghiệp. Công ty Điện lực Thái Bình đã tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển lưới điện giai đoạn V (2006- 2010) có tính đến 2015. Trong đó, nâng công suất cho trạm 220KV Thái bình từ 1 máy x 125MVA lên 2 máy x 125MVA. Khi các khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp phát triển. Tong đó có nhà máy luyện thép do Trung Quốc đầu tư, công suất sử dụng điện là 180 MVA và công ty sản xuất linh kiện điện tử Đài Loan với công suất sử dụng điện 30 MVA. Điện lực sẽ lần lượt nâng công suất cho 4 trạm 110 kV thuộc các huyện Thái Thụy, Hưng Hà, Vũ Thư, Kiến Xương, từ 1 máy biến áp 25MVA lên 2 máy 25MVA. Đến nay toàn tỉnh đã có 1 trạm biến áp 220/110kV - 2x125 MVA, 6 trạm biện áp 110/35/10kV và 1 trạm biến áp 110kV 2x63MVA của nhà máy thép Shengly. Điện năng năm 2010 của Thái Bình đạt gần 1 tỷ kWh (gấp 40 lần so với năm 1980), tỷ lệ tổn thất điện năng từ 19,5% (1980) nay đã giảm xuống còn 5,5% (2010). Hệ thống lưới điện của Thái Bình có được như ngày nay, đó là cả một quá trình phát triển đi lên của Công ty Điện Lực T 1000 hái Bình, của nhiều thế hệ CBCNV đã phấn đấu không biết mệt mỏi khi nói về những bài học kinh nghiệm được rút ra của sự thành công, CBCNV trong công ty phải luôn xác định nhiệm vụ hàng đầu là: Đảm bảo cung cấp ổn định năng lượng điện cho phát triển KT-XH của địa phương, thường xuyên làm tốt mối quan hệ với các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và các cấp các ngành. luôn lấy tinh thần "phục vụ tốt để kinh doanh đạt hiệu quả", tạo sự đồng thuận của địa phương và sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân. Phối hợp với sở công thương và các ngành làm tốt công tác tham mưu cho tỉnh về quy hoạch và phát triển hệ thống lưới điện ở từng giai đoạn. Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục CBCNV nêu cao truyền thống đoàn kết một lòng, chống mọi biểu hiện tiêu cực, cửa quyền của đội ngũ CBCNV trong công ty. Phát huy quyền dân chủ ở cơ sở, thống nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo từ tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể để tạo nên sức mạnh của cả đội ngũ CBCNV. Nhằm tạo ra động lực để đẩy mạnh các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và tìm mọi biện pháp để tạo đủ việc làm cho người lao động, đảm bảo tăng thu nhập bình quân cho CBCNV hàng năm từ 20 - 22%.        Để guồng máy hoạt động có hiệu quả, Ban lãnh đạo Công ty chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ này. Gắn liền với công tác đào tạo, Công ty chủ trương luân chuyển cán bộ cũng là nhằm mục đích đào tạo cán bộ không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn để dù ở bất kỳ vị trí nào họ cũng vững vàng làm tốt nhiệm vụ. Công ty Điện Lực Thái Bình đã triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO từ năm 2008. Đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ và nâng cao trình độ chuyên môn cho CBCNV. Công ty Điện Lực Thái Bình đã hoàn thiện lắp đặt hệ thống máy vi tính nội bộ từ phòng ban đến các đơn vị để thực hiện chương trình ứng dụng tin học vào lĩnh vực quản lý, kinh doanh điện năng. Đáp ứng kịp thời nhiệm vụ sản xuất kinh doanh góp phần cùng tập thể cán bộ công nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được Tỉnh, Tổng Công ty Điện Lực miền Bắc và Tập đoàn Điện Lực Việt Nam giao. Kết quả lãnh đạo thực hiện các chi ff8 ̉ tiêu kinh tế kỹ thuật và các mặt hoạt động khác trong sản xuất kinh doanh: Điện thương phẩm tăng bình quân 14,04%/năm. Tổn thất điện năng hàng năm giảm, đến năm 2010 đạt con số 5,6%. Doanh thu tăng trưởng bình quân hàng năm là 19,43%. Đời sống, việc làm và thu nhập của CBCNV được ổn định, 100% người lao động được ký hợp đồng lao động và 100% được tham gia đóng BHXH, BHYT và BHTN.     Về xây dựng tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể đơn vị nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước các quy định của ngành, của địa phương. Đảng bộ có nhiều năm liên tục đạt tiêu chuẩn Đảng bộ trong sạch vững mạnh; các tổ chức đoàn thể quần chúng đạt tiêu chuẩn vững mạnh. Và các thế hệ CBCNV luôn cảm thấy tự hào về trang sử vàng truyền thống vẻ vang của Công ty Điện Lực Thái Bình qua 45 năm xây dựng và trưởng thành!

Mô tả

Mô tả

 

Công ty Điện Lực Thái Bình ngày nay là tiền thân của Công ty Điện lực tỉnh. Được UBHC tỉnh Thái Bình quyết định thành lập vào ngày 8/6/1966.Với nhận thức vị trí, tầm quan trọng của năng lượng điện trong nền kinh tế quốc dân, muốn đáp ứng được năng lượng điện cho phát triển KT-XH của địa phương đòi hỏi việc quy hoạch và phát triển nguồn và lưới điện phải “Đi trước một bước”. Ngay trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ra miền Bắc (1964-1972). Tỉnh ủy và UBHC tỉnh Thái Bình đã có chủ trương đưa điện về các xã, trước hết phục vụ bơm nước thủy lợi để thâm canh tăng năng suất lúa, sau là phát triển cơ khí nhỏ của địa phương như: sân kho, chuồng trại chăn nuôi ... Để điện sớm đi vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, do vậy Thái Bình là tỉnh đầu tiên trên miền Bắc đã đạt năng suất lúa 5 tấn/ha (từ năm 1965), đến nay, năng suất lúa của Tỉnh đạt 13 tấn/ha. Công ty Điện lực đã tham mưu cho UBHC tỉnh, quy hoạch phát triển lưới điện, đồng thời cũng là đơn vị trực tiếp khảo sát, thiết kế, thi công 100% các công trình điện phục vụ sản xuất nông nghiệp lúc bấy giờ.
      Thời kỳ đầu, nhiệm vụ chủ yếu  bao trùm là qui hoạch, xây dựng cơ sở vật chất phát triển lưới điện, đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành điện Thái Bình cho trước mắt và lâu dài. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBHC tỉnh, nên chỉ trong một thời gian ngắn, công trình điện đầu tiên do ngành điện thiết kế và thi công là đường dây và trạm biến áp để đưa điện vào phục vụ trạm bơm nước ở hợp tác xã Tân Phong, xã Việt Hùng, Vũ Thư. Công trình gồm: 2.010m đường dây cao thế, hạ thế và trạm biến áp 10/0,4 kV. 100kVA. Tiếp sau đó, Công ty lại khẩn trương thiết kế và thi công các công trình đưa điện vào phục vụ trạm bơm ở các xã: Hiệp Hòa, Vũ Thư, Tán Thuật, Kiến Xương, Độc Lập xã Chí Hòa và Hợp Tiến, Minh Châu huyện Đông Hưng...
       Để từng bước mở rộng lưới điện đến các vùng xa xôi trong tỉnh, năm 1968, lần đầu tiên ngành điện Thái Bình đã thiết kế và thi công công trình đường dây 35kV và trạm biến áp 35/10 2000 kV ở huyện Tiền Hải có khối lượng là 20 km đường dây và trạm biến áp dung lượng 1000kVA. Ngay sau đó công trình đường dây và trạm 35kV Dương Thanh huyện Thái Thụy cũng nhanh chóng được thiết kế và thi công, góp phần mở rộng và hoàn chỉnh lưới điện của tỉnh với mỗi huyện có một trạm 35/kV.
Những khó khăn vất vả do thiếu điện kéo dài cho đến năm 1990, khi nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đi vào vận hành ổn định, nguồn điện được cải thiện đáng kể, miền bắc không còn thiếu điện. Đảng và Chính phủ chủ trương đưa điện về nông thôn để cải thiện đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho nhân dân. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIV (1991 - 1995) với mục tiêu phát triển KT-XH, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn theo chương trình "điện - đường - trường - trạm". Với tinh thần "Nhà nước và nhân dân cùng làm, trung ương và địa phương cùng đầu tư". Để tiến hành công cuộc "điện khí hoá" quê hương lúc bấy giờ, Công ty đã tham mưu cho tỉnh thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống lưới điện Thái Bình giai đoạn (1991-1995) có tính đến năm 2000 và chỉ sau 4 năm từ 1991-1995, Thái Bình đã phủ kín lưới điện quốc gia cho 279/279 xã, thị trấn đạt 100% và 99,5% (khoảng 450.000) hộ nông dân nông thôn đã có điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Thái Bình là tỉnh đi đầu trong toàn quốc về điện khí hoá nông thôn, tốc độ điện năng tăng trưởng hàng năm rất nhanh, từ 72,22 triệu kWh năm 1990 tăng lên 139 kWh năm 1995. Riêng điện sinh hoạt ở nông thôn chiếm khỏang 45% điện năng toàn tỉnh.
Từ năm 2000 - 2003, thực hiện chủ trương của chính phủ và chỉ đạo của ngành Điện, Công ty Điện Lực Thái Bình là đơn vị đã hoàn thành sớm nhất cả nước về công tác tiếp nhận và hoàn trả vốn lưới điện trung áp nông thôn và công tác chuyển đổi mô hình thực hiện quản lý điện nông thôn, thời gian trên 2 năm. Hệ thống lưới điện trong toàn tỉnh được tăng cường và phát triển rộng khắp. Có thể nói, Thái bình là tỉnh đi đầu về điện khí hóa nông thôn, đã đưa điện về nông thôn từ cuối năm 1994. Sản lượng điện ngày càng tăng, từ 72,22 triệu kWh (1990) tăng lên 288 triệu kWh (2006). Nếu so với thời năm 1995 thì trong 10 năm, sản lượng điện tiêu thụ ở nông thôn Thái Bình đã tăng xấp xỉ 400%. Điện về nông thôn không chỉ cải thiện đời sống đời sống vật chất, tinh thần cho người dân mà còn thúc đẩy phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại nông thôn. Các làng nghề truyền thống được khôi phục; các điểm cụm công nghiệp xuất hiện ngày một nhiều góp phần xóa đói, giảm nghèo, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, xóa dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Thái bình cơ bản đã hoàn thành qui hoạch và phát triển lưới điện giai đoạn IV (2000-2005 có tính đến năm 2010). Theo qui hoạch phát triển công nghiệp Thái Bình đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp chiếm 37% và đến năm 2015 chiếm 45% GDP của tỉnh, đến năm 2020, Thái Bình cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.
 Thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII, nhằm đẩy mạnh công cuộc CNH - HĐH của tỉnh, đã đòi hỏi Công ty Điện Lực Thái Bình phải tiếp tục phát triển và luôn "đi trước một bước". Ban lãnh đạo công ty đã tranh thủ sự ủng hộ của tập thể CBCNV trong toàn công ty. Đồng thời được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Tổng Công ty Điện Lực Miền Bắc, Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam và UBND Tỉnh, đến năm 2005 Thái Bình đã cơ bản hoàn thành quy hoạch và phát triển hệ thống điện giai đoạn (2001-2005) có tính đến năm 2010.
Để có đủ năng lượng điện phục vụ phát triển công nghiệp. Công ty Điện lực Thái Bình đã tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển lưới điện giai đoạn V (2006- 2010) có tính đến 2015. Trong đó, nâng công suất cho trạm 220KV Thái bình từ 1 máy x 125MVA lên 2 máy x 125MVA. Khi các khu công nghiệp, cụm, điểm công nghiệp phát triển. Tong đó có nhà máy luyện thép do Trung Quốc đầu tư, công suất sử dụng điện là 180 MVA và công ty sản xuất linh kiện điện tử Đài Loan với công suất sử dụng điện 30 MVA. Điện lực sẽ lần lượt nâng công suất cho 4 trạm 110 kV thuộc các huyện Thái Thụy, Hưng Hà, Vũ Thư, Kiến Xương, từ 1 máy biến áp 25MVA lên 2 máy 25MVA. Đến nay toàn tỉnh đã có 1 trạm biến áp 220/110kV - 2x125 MVA, 6 trạm biện áp 110/35/10kV và 1 trạm biến áp 110kV 2x63MVA của nhà máy thép Shengly. Điện năng năm 2010 của Thái Bình đạt gần 1 tỷ kWh (gấp 40 lần so với năm 1980), tỷ lệ tổn thất điện năng từ 19,5% (1980) nay đã giảm xuống còn 5,5% (2010).
Hệ thống lưới điện của Thái Bình có được như ngày nay, đó là cả một quá trình phát triển đi lên của Công ty Điện Lực T 1000 hái Bình, của nhiều thế hệ CBCNV đã phấn đấu không biết mệt mỏi khi nói về những bài học kinh nghiệm được rút ra của sự thành công, CBCNV trong công ty phải luôn xác định nhiệm vụ hàng đầu là: Đảm bảo cung cấp ổn định năng lượng điện cho phát triển KT-XH của địa phương, thường xuyên làm tốt mối quan hệ với các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và các cấp các ngành. luôn lấy tinh thần "phục vụ tốt để kinh doanh đạt hiệu quả", tạo sự đồng thuận của địa phương và sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân. Phối hợp với sở công thương và các ngành làm tốt công tác tham mưu cho tỉnh về quy hoạch và phát triển hệ thống lưới điện ở từng giai đoạn. Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục CBCNV nêu cao truyền thống đoàn kết một lòng, chống mọi biểu hiện tiêu cực, cửa quyền của đội ngũ CBCNV trong công ty. Phát huy quyền dân chủ ở cơ sở, thống nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo từ tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể để tạo nên sức mạnh của cả đội ngũ CBCNV. Nhằm tạo ra động lực để đẩy mạnh các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và tìm mọi biện pháp để tạo đủ việc làm cho người lao động, đảm bảo tăng thu nhập bình quân cho CBCNV hàng năm từ 20 - 22%.
       Để guồng máy hoạt động có hiệu quả, Ban lãnh đạo Công ty chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ này. Gắn liền với công tác đào tạo, Công ty chủ trương luân chuyển cán bộ cũng là nhằm mục đích đào tạo cán bộ không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn để dù ở bất kỳ vị trí nào họ cũng vững vàng làm tốt nhiệm vụ. Công ty Điện Lực Thái Bình đã triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO từ năm 2008. Đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ và nâng cao trình độ chuyên môn cho CBCNV. Công ty Điện Lực Thái Bình đã hoàn thiện lắp đặt hệ thống máy vi tính nội bộ từ phòng ban đến các đơn vị để thực hiện chương trình ứng dụng tin học vào lĩnh vực quản lý, kinh doanh điện năng. Đáp ứng kịp thời nhiệm vụ sản xuất kinh doanh góp phần cùng tập thể cán bộ công nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được Tỉnh, Tổng Công ty Điện Lực miền Bắc và Tập đoàn Điện Lực Việt Nam giao. Kết quả lãnh đạo thực hiện các chi ff8 ̉ tiêu kinh tế kỹ thuật và các mặt hoạt động khác trong sản xuất kinh doanh: Điện thương phẩm tăng bình quân 14,04%/năm. Tổn thất điện năng hàng năm giảm, đến năm 2010 đạt con số 5,6%. Doanh thu tăng trưởng bình quân hàng năm là 19,43%. Đời sống, việc làm và thu nhập của CBCNV được ổn định, 100% người lao động được ký hợp đồng lao động và 100% được tham gia đóng BHXH, BHYT và BHTN.
    Về xây dựng tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể đơn vị nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước các quy định của ngành, của địa phương. Đảng bộ có nhiều năm liên tục đạt tiêu chuẩn Đảng bộ trong sạch vững mạnh; các tổ chức đoàn thể quần chúng đạt tiêu chuẩn vững mạnh. Và các thế hệ CBCNV luôn cảm thấy tự hào về trang sử vàng truyền thống vẻ vang của Công ty Điện Lực Thái Bình qua 45 năm xây dựng và trưởng thành!

Maps:


Nguồn: vietnamnay.com/ho-so/cong-ty-dien-luc-thai-binh-340545.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận