NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

25A- Đống Đa - Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội , Hà Nội
  • 0437365659

Thông tin

Lĩnh vực

Lĩnh vực

• Dịch vụ tài chính, ngân hàng

Giới thiệu

Trải qua 5 năm hình thành và hoạt động của VDB theo mô hình mới, một thời gian chưa phải là dài đối với một tổ chức song tập thể 3.000 cán bộ viên chức VDB đã nỗ lực không ngừng, sáng tạo, đoàn kết, vượt qua thách thức, hoàn thành nhiệm vụ được giao và VDB đã từng bước phát huy vai trò của một Ngân hàng chính sách của Chính phủ, trở thành một định chế tài chính quan trọng cung cấp nguồn lực tài chính cho tăng trưởng kinh tế, có những đóng góp nhất định vào sự thành công của các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Kết quả hoạt động của VDB gắn liền với kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm qua của Chính phủ, là một mốc son trong tiến trình phát triển của đất nước. Bước vào những năm đầu của thập kỷ 1990, đường lối cải cách kinh tế của Đảng và Nhà nước ngày càng được khẳng định rõ nét và đi vào thực tiễn sâu rộng theo hướng đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ hình thức kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế kế hoạch hóa định hướng, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Lĩnh vực đầu tư và xây dựng có những thay đổi mang tính đột phá nhằm huy động tối đa các nguồn vốn thuộc các thành phần kinh tế để thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế. Chính sách đầu tư nhà nước thời kỳ này có những thay đổi quan trọng với việc cơ cấu chi ngân sách nhà nước thay đổi theo hướng đối với các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn chuyển sang cơ chế cho vay vốn để đầu tư, theo đó, khuyến khích doanh nghiêp tự đầu tư, tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư; đối với những dự án cần khuyến khích đầu tư, nằm trong chương trình kinh tế của Chính phủ, tạo đà cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân, được Chính phủ bố trí kế hoạch đầu tư và cho vay đầu tư có hoàn lại với lãi suất ưu đãi. Vốn cấp phát của Nhà nước chỉ chi cho những công trình quan trọng có ý nghĩa an ninh, quốc tiếp. phòng, các dự án lớn, công trình lớn không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Trong thời kỳ này, vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện thông qua 2 kênh là:- Cấp phát trực tiếp cho dự án đầu tư theo hình thức không hoàn lại- Cho vay theo kế hoạch nhà nước với tính chất ưu đãi có hoàn lại vốn và trả lãi. Hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi theo kế hoạch của nhà nước gọi là tín dụng đầu tư nhà nước. Cụm từ "tín dụng đầu tư nhà nước" ra đời và được sử dụng từ đó trong các văn bản chế độ quản lý về đầu tư và xây dựng. I. THÀNH LẬP TỔNG CỤC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN - RA ĐỜI TỔ CHỨC ĐẦU MỐI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC ( Từ 01/01/1995 đến 31/12/1999) Ngày 10/12/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 187/CP thành lập Tổng cục Đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính đầu tư phát triển; tổ chức thực hiện cấp phát vốn ngân sách nhà nước đầu tư và vốn tín dụng ưu đãi của 1a2c nhà nước đối với các dự án, mục tiêu, chương trình theo danh mục do Chính phủ quyết định hàng năm.Từ 01/01/1996, Tổng cục ĐTPT còn được Thủ tướng Chính phủ giao điều hành tác nghiệp Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia, thành lập theo Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 09/12/1995 để huy động vốn và cho vay đối các dự án đầu tư phát triển các ngành, nghề thuộc diện ưu đãi và các vùng có khó khăn theo quy định của Chính phủ.Theo Nghị định số 187/CP, Bộ máy của Tổng cục Đầu tư phát triển được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 1. Ở trung ương có Tổng cục Đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính. Tổng cục Đầu tư phát triển có Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng giúp việc. Tổng cục trưởng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ tài chính, Phó tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ tài chính bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Đầu tư phát triển.Bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng gồm có:+ Vụ Kinh tế kế hoạch, + Vụ Cấp phát vốn đầu tư + Vụ Tín dụng ưu đãi đầu tư, + Vụ Kế toán, + Vụ Kiểm tra- giám sát, + Văn phòng Tổng cục2. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Cục Đầu tư phát triển trực thuộc Tổng cục Đầu tư phát triển được thành lập theo Quyết định số 1198/QĐ-BTC ngày 20/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, thực hiện nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư và cấp vốn tín dụng ưu đãi đầu tư trên địa bàn.3. Tại khu vực có khối lượng lớn vốn đầu tư của Nhà nước, hoặc có công trình nhóm A, Bộ trưởng Bộ Tài chính được thành lập Phòng hoặc Chi cục Đầu tư phát triển trực thuộc Cục hoặc Tổng cục Đầu tư phát triển. Phòng hoặc Chi cục Đầu tư phát triển giải thể sau khi kết thúc công trình. Tại Cục Đầu tư phát triển các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Cục trưởng, Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm. Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Tổng Cục trưởng bổ nhiệm.Tại mỗi Cục Đầu tư phát triển có từ 4 đến 8 Phòng tuỳ theo quy mô hoạt động: Phòng cấp phát (có chia ra Phòng Cấp phát Trung ương, địa phương), Phòng Tín dụng đầu tư (Trung ương, địa phương), Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức hành chính.Tính đến thời điểm 31/12/1999, toàn hệ thống Tổng cục Đầu tư phát triển có 2.450 công chức, trong đó tại cơ quan Tổng cục 155 người, hệ thống các Cục, Chi cục  Đầu tư phát triển là 2.295 người.

Mô tả

Mô tả

Trải qua 5 năm hình thành và hoạt động của VDB theo mô hình mới, một thời gian chưa phải là dài đối với một tổ chức song tập thể 3.000 cán bộ viên chức VDB đã nỗ lực không ngừng, sáng tạo, đoàn kết, vượt qua thách thức, hoàn thành nhiệm vụ được giao và VDB đã từng bước phát huy vai trò của một Ngân hàng chính sách của Chính phủ, trở thành một định chế tài chính quan trọng cung cấp nguồn lực tài chính cho tăng trưởng kinh tế, có những đóng góp nhất định vào sự thành công của các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Kết quả hoạt động của VDB gắn liền với kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm qua của Chính phủ, là một mốc son trong tiến trình phát triển của đất nước.

Bước vào những năm đầu của thập kỷ 1990, đường lối cải cách kinh tế của Đảng và Nhà nước ngày càng được khẳng định rõ nét và đi vào thực tiễn sâu rộng theo hướng đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ hình thức kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế kế hoạch hóa định hướng, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. 
Lĩnh vực đầu tư và xây dựng có những thay đổi mang tính đột phá nhằm huy động tối đa các nguồn vốn thuộc các thành phần kinh tế để thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế. 
Chính sách đầu tư nhà nước thời kỳ này có những thay đổi quan trọng với việc cơ cấu chi ngân sách nhà nước thay đổi theo hướng đối với các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn chuyển sang cơ chế cho vay vốn để đầu tư, theo đó, khuyến khích doanh nghiêp tự đầu tư, tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư; đối với những dự án cần khuyến khích đầu tư, nằm trong chương trình kinh tế của Chính phủ, tạo đà cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân, được Chính phủ bố trí kế hoạch đầu tư và cho vay đầu tư có hoàn lại với lãi suất ưu đãi. Vốn cấp phát của Nhà nước chỉ chi cho những công trình quan trọng có ý nghĩa an ninh, quốc tiếp. phòng, các dự án lớn, công trình lớn không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. 
Trong thời kỳ này, vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện thông qua 2 kênh là:
- Cấp phát trực tiếp cho dự án đầu tư theo hình thức không hoàn lại
- Cho vay theo kế hoạch nhà nước với tính chất ưu đãi có hoàn lại vốn và trả lãi. 
Hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi theo kế hoạch của nhà nước gọi là tín dụng đầu tư nhà nước. Cụm từ "tín dụng đầu tư nhà nước" ra đời và được sử dụng từ đó trong các văn bản chế độ quản lý về đầu tư và xây dựng.

I. THÀNH LẬP TỔNG CỤC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN - RA ĐỜI TỔ CHỨC ĐẦU MỐI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC ( Từ 01/01/1995 đến 31/12/1999)

Ngày 10/12/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 187/CP thành lập Tổng cục Đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính đầu tư phát triển; tổ chức thực hiện cấp phát vốn ngân sách nhà nước đầu tư và vốn tín dụng ưu đãi của 1a2c nhà nước đối với các dự án, mục tiêu, chương trình theo danh mục do Chính phủ quyết định hàng năm.
Từ 01/01/1996, Tổng cục ĐTPT còn được Thủ tướng Chính phủ giao điều hành tác nghiệp Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia, thành lập theo Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 09/12/1995 để huy động vốn và cho vay đối các dự án đầu tư phát triển các ngành, nghề thuộc diện ưu đãi và các vùng có khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Theo Nghị định số 187/CP, Bộ máy của Tổng cục Đầu tư phát triển được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 
1. Ở trung ương có Tổng cục Đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính. 
Tổng cục Đầu tư phát triển có Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng giúp việc. Tổng cục trưởng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ tài chính, Phó tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ tài chính bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Đầu tư phát triển.
Bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng gồm có:
+ Vụ Kinh tế kế hoạch, 
+ Vụ Cấp phát vốn đầu tư 
+ Vụ Tín dụng ưu đãi đầu tư, 
+ Vụ Kế toán, 
+ Vụ Kiểm tra- giám sát, 
+ Văn phòng Tổng cục
2. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Cục Đầu tư phát triển trực thuộc Tổng cục Đầu tư phát triển được thành lập theo Quyết định số 1198/QĐ-BTC ngày 20/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, thực hiện nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư và cấp vốn tín dụng ưu đãi đầu tư trên địa bàn.
3. Tại khu vực có khối lượng lớn vốn đầu tư của Nhà nước, hoặc có công trình nhóm A, Bộ trưởng Bộ Tài chính được thành lập Phòng hoặc Chi cục Đầu tư phát triển trực thuộc Cục hoặc Tổng cục Đầu tư phát triển. Phòng hoặc Chi cục Đầu tư phát triển giải thể sau khi kết thúc công trình. 
Tại Cục Đầu tư phát triển các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Cục trưởng, Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm. Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Tổng Cục trưởng bổ nhiệm.
Tại mỗi Cục Đầu tư phát triển có từ 4 đến 8 Phòng tuỳ theo quy mô hoạt động: Phòng cấp phát (có chia ra Phòng Cấp phát Trung ương, địa phương), Phòng Tín dụng đầu tư (Trung ương, địa phương), Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức hành chính.
Tính đến thời điểm 31/12/1999, toàn hệ thống Tổng cục Đầu tư phát triển có 2.450 công chức, trong đó tại cơ quan Tổng cục 155 người, hệ thống các Cục, Chi cục  Đầu tư phát triển là 2.295 người.

Maps:


Nguồn: vietnamnay.com/ho-so/ngan-hang-phat-trien-viet-nam-335425.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận