TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM -VIETNAM PAPER CORPORATION (VINAPACO)

TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM -VIETNAM PAPER CORPORATION (VINAPACO)

Số 25 Lý Thường Kiệt - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội , Hà Nội

Thông tin

Lĩnh vực

Lĩnh vực

• Kinh doanh văn phòng phẩm, trang thiết bị văn phòng, quà tặng, sách, báo, tạp chí

Giới thiệu

Tổng công ty Giấy Việt Nam chính thức được thành lập ngày 29/04/1995 theo Quyết định số 256/TTg của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở tổ chức Tổng công ty Xuất nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm và sắp xếp lại các đơn vị sản xuất , lưu thông, sự nghiệp ngành Giấy thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, các đơn vị làm nguyên liệu giấy thuộc Bộ Lâm nghiệp và các địa phương. Ngày 02- 8- 1995, Chính phủ ban hành Nghị định 52- CP phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Giấy Việt Nam. Tại thời điểm thành lập, Tổng Công ty Giấy Việt Nam có 18 đơn vị thành viên; trong đó 15 đơn vị thành viên hạch toán độc lập; tổng năng lực sản xuất 152.000 tấn giấy và 112.000 tấn bột giấy/năm; chiếm 70% năng lực sản xuất giấy và bột giấy toàn ngành. Theo lộ trình phát triển của các Tổng Công ty Nhà nước và tập đoàn kinh tế, ngày 01/02/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 29/2005/QĐ - TTg chuyển Tổng Công ty Giấy Việt Nam sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con, theo đó Công ty mẹ - Tổng Công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO) là công ty Nhà nước, được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng Công ty Giấy Việt Nam và Công ty Giấy Bãi Bằng, bao gồm 09 công ty con và 05 công ty liên kết. Ngày 20/3/2006 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 64/2006/QĐ - TTg phê duyệt, ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Giấy Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Thực hiện Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua, ngày 25 tháng 6 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 983/QĐ - TTg Chuyển Công ty mẹ - Tổng Công ty Giấy Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu với vốn điều lệ là 1.213 tỷ đồng, trên cơ sở kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp  của Tổng Công ty Giấy Việt Nam trước khi chuyển đổi. Hiện nay, Tổng Công ty Giấy Việt Nam bao gồm 28 đơn vị hạch toán phụ thuộc; 10 phòng ban chức năng; 06 đơn vị hạch toán báo sổ;  02 công ty con; 03 đơn vị sự  nghiệp và 17 công ty liên kết. Tổng Công ty Giấy Việt Nam  có 9.754 CBCNV- LĐ (trong đó trình độ trên Đại học có: 31 người; Đại học và Cao đẳng: 1.330 người; Trung cấp: 524 người; Công nhân: 7.869 người). Năng lực sản xuất tại Nhà máy Giấy Bãi Bằng là 78.000 tấn Bột giấy/năm và 125.000 tấn Giấy/năm; tại Công ty Giấy tissue S 12b6 ông Đuống: 20.000 tấn Bột Giấy/năm và 10.000 tấn Giấy Tissue/năm; Nhà máy bột, giấy Thanh Hoá với công suất 100.000 tấn bột giấy và 100.000- 120.000 tấn giấy/năm (gồm giấy in, giấy viết và giấy in báo); Nhà máy Bột giấy Phương Nam, công suất: 100.000 tấn bột giấy/năm và đang triển khai  xây dựng nhà máy bột giấy 250.000 tấn/năm tại Bãi Bằng - Phù Ninh- Phú Thọ với chất lượng sản phẩm và môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Giấy Việt Nam là quá trình khép kín từ khâu xây dựng vùng nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Do vậy sức ảnh hưởng của Tổng Công ty không chỉ riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động; thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và xoá đói giảm nghèo cho nông dân miền núi.  Ngày nay, với mô hình tổ chức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Tổng Công ty Giấy Việt Nam sẽ phấn đấu trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng cả nước hội nhập và phát triển vững chắc trong nền kinh tế thị trường.

Mô tả

Mô tả

Tổng công ty Giấy Việt Nam chính thức được thành lập ngày 29/04/1995 theo Quyết định số 256/TTg của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở tổ chức Tổng công ty Xuất nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm và sắp xếp lại các đơn vị sản xuất , lưu thông, sự nghiệp ngành Giấy thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, các đơn vị làm nguyên liệu giấy thuộc Bộ Lâm nghiệp và các địa phương.

Ngày 02- 8- 1995, Chính phủ ban hành Nghị định 52- CP phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Giấy Việt Nam. Tại thời điểm thành lập, Tổng Công ty Giấy Việt Nam có 18 đơn vị thành viên; trong đó 15 đơn vị thành viên hạch toán độc lập; tổng năng lực sản xuất 152.000 tấn giấy và 112.000 tấn bột giấy/năm; chiếm 70% năng lực sản xuất giấy và bột giấy toàn ngành.

Theo lộ trình phát triển của các Tổng Công ty Nhà nước và tập đoàn kinh tế, ngày 01/02/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 29/2005/QĐ - TTg chuyển Tổng Công ty Giấy Việt Nam sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con, theo đó Công ty mẹ - Tổng Công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO) là công ty Nhà nước, được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng Công ty Giấy Việt Nam và Công ty Giấy Bãi Bằng, bao gồm 09 công ty con và 05 công ty liên kết. Ngày 20/3/2006 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 64/2006/QĐ - TTg phê duyệt, ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Giấy Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.

Thực hiện Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua, ngày 25 tháng 6 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 983/QĐ - TTg Chuyển Công ty mẹ - Tổng Công ty Giấy Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu với vốn điều lệ là 1.213 tỷ đồng, trên cơ sở kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp  của Tổng Công ty Giấy Việt Nam trước khi chuyển đổi. Hiện nay, Tổng Công ty Giấy Việt Nam bao gồm 28 đơn vị hạch toán phụ thuộc; 10 phòng ban chức năng; 06 đơn vị hạch toán báo sổ;  02 công ty con; 03 đơn vị sự  nghiệp và 17 công ty liên kết. Tổng Công ty Giấy Việt Nam  có 9.754 CBCNV- LĐ (trong đó trình độ trên Đại học có: 31 người; Đại học và Cao đẳng: 1.330 người; Trung cấp: 524 người; Công nhân: 7.869 người). Năng lực sản xuất tại Nhà máy Giấy Bãi Bằng là 78.000 tấn Bột giấy/năm và 125.000 tấn Giấy/năm; tại Công ty Giấy tissue S 12b6 ông Đuống: 20.000 tấn Bột Giấy/năm và 10.000 tấn Giấy Tissue/năm; Nhà máy bột, giấy Thanh Hoá với công suất 100.000 tấn bột giấy và 100.000- 120.000 tấn giấy/năm (gồm giấy in, giấy viết và giấy in báo); Nhà máy Bột giấy Phương Nam, công suất: 100.000 tấn bột giấy/năm và đang triển khai  xây dựng nhà máy bột giấy 250.000 tấn/năm tại Bãi Bằng - Phù Ninh- Phú Thọ với chất lượng sản phẩm và môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Giấy Việt Nam là quá trình khép kín từ khâu xây dựng vùng nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Do vậy sức ảnh hưởng của Tổng Công ty không chỉ riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động; thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và xoá đói giảm nghèo cho nông dân miền núi.

 Ngày nay, với mô hình tổ chức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Tổng Công ty Giấy Việt Nam sẽ phấn đấu trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng cả nước hội nhập và phát triển vững chắc trong nền kinh tế thị trường.

Maps:


Nguồn: vietnamnay.com/ho-so/tong-cong-ty-giay-viet-nam-vietnam-paper-corporation-vinapaco-336450.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận