VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội , Hà Nội

Lĩnh vực

Lĩnh vực

• Hoạt động nghiên cứu chuyên môn • Tóm tắt số 4-2008 NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG Nguyễn Công Thảo - Viện Dân tộc học Ngay từ thời cổ đại, mối quan hệ giữa con người - môi trường và vai trò của môi trường đối với sự phát triển của con người đã được một số học giả đề cập đến. Tuy nhiên, những quan điểm và nhận thức về vấn đề này còn rời rạc, chưa mang tính hệ thống. Đến thời trung cổ, các quan điểm về mối quan hệ và vai trò của môi trường đối với con người chịu sự chi phối mạnh mẽ của các tư tưởng tôn giáo, với ý niệm cho rằng: Chúa tạo ra vạn vật, con người là trung tâm của vũ trụ. Từ thế kỉ XIX, bắt đầu xuất hiện hàng loạt các trường phái lí thuyết mới trong lĩnh vực nghiên cứu này. Đặc biệt là từ những năm 1950, vấn đề con người-môi trường đã được nhìn nhận ở nhiều chiều cạnh khác nhau như văn hóa, lịch sử, chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng,… Và vai trò của môi trường trong sự phát triển bền vững của con người được các học giả đặc biệt quan tâm không chỉ ở phạm vi vùng, miền, quốc gia mà còn mang tính toàn cầu. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu khái quát quá trình phát triển của lĩnh vực nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và con người, chủ yếu trong giới học giả phương Tây. Bài viết gồm 3 nội dung chính: (1) nghiên cứu của một số học giả trước thế kỉ XX; (2) nghiên cứu của các học giả từ thế kỉ XX đến nay, và (3) những vấn đề đặt ra cho các nghiên 2000 cứu trong tương lai về mối quan hệ giữa môi trường và con người./. CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH – CƠ HỘI MỚI CHO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ths. Nguyễn Song Tùng Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism - CDM) là một phương thức hợp tác quốc tế mới trong lĩnh vực môi trường giữa các quốc gia đang phát triển và các quốc gia công nghiệp hoá. Nếu như vài thập kỷ gần đây, phương thức viện trợ phát triển chính thức (ODA) là phổ biến và được coi là một biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang và kém phát triển, thì hiện nay trước vấn đề ô nhiễm môi trường đang được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, cơ chế phát triển sạch trở thành một công cụ triển khai chính sách quốc gia về môi trường ở nhiều nước tham gia Nghị định thư Kyoto (1997). Vậy thực chất của cơ chế phát triển sạch là gì? Những lợi ích và hiệu quả của nó ra sao? Cấu trúc và quy trình triển khai một dự án cơ chế phát triển sạch như thế nào? Bài viết góp phần giải đáp những câu hỏi đang đặt ra./. ĐỜI SỐNG SINH KẾ VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ- THỰC TRẠNG VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH Ths. Lưu Đức Khải - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương CN. Hà Huy Ngọc - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Những năm gần đây, quá trình đô thị hoá ở Việt Nam diễn ra với quy mô lớn và tốc độ nhanh, nhất là công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá nông nghiệp nông thôn, quá trình đó đã góp phần thay đổi xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội nổi cộm, bức xúc cần phải giải quyết. Đặc biệt là hiện trạng đời sống, sinh kế và thu nhập của người nông dân bị thu hồi đất để phục vụ cho đô thị hoá và khu công nghiệp. Nếu các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách không có biện pháp kịp thời và đồng bộ thì người nông dân sẽ sớm bị “mất đi thứ tài sản sinh kế cuối cùng của mình” và rơi vào bần cùng hoá. Phần I của bài viết đề cập đến thực trạng đời sống của nông dân bị thu hồi đất do đô thị hoá; trong phần II, các tác giả phân tích và đưa ra 6 giải pháp chính sách đối với nông dân bị thu hồi đất nhằm đảm bảo cho họ ổn định cuộc sống, cải thiện việc làm và tăng thu nhập một cách bền vững./. HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐÔNG BẮC Ths. Lưu Thế Anh Viện Địa Lý - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Trong những năm qua, sự phát triển kinh tế-xã hội ở vùng Đông Bắc Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Song với đặc điểm địa hình trung du miền núi, phần lớn đất đai là đất dốc, quỹ đất sản xuất hạn chế và phân bố manh mún, diện tích đất bình quân đầu người thấp, dân số tiếp tục tăng, tình trạng du canh du cư, phá rừng làm rẫy và canh tác không hợp lý trên đất dốc diễn ra trong thời gian dài đã làm cho môi trường đất ở nhiều nơi trong vùng bị thoái hoá nghiêm trọng, các quá trình xói mòn, rửa trôi phát triển mạnh làm cho diện tích đất bị thoái hoá, bạc màu tăng lên. Thêm vào đó, quá trình đô thị hoá và phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ,... cũng đã và đang có những tác động xấu đến môi trường nói chung, môi trường đất nói riêng ở vùng này. Nội dung chính của bài nghiên cứu gồm 2 phần. Trong phần đầu, tác giả phân tích hiện trạng môi trường đất vùng Đông Bắc, các nguồn gây ô nhiễm, thực trạng suy thoái đất và ô nhiễm môi trường đất trong sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương trong vùng. Việc dự báo các tác động tiêu cực đến môi trường đất trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở vùng Đông Bắc đến năm 2020 được đề cập trong phần hai, với các xu hướng tác động chính như: gia tăng các hoạt động sản xuất nông nghiệp, gia tăng chất thải công nghiệp và khai thác khoáng sản, chất thải sinh hoạt của dân cư và từ các hoạt động kinh tế xã hội khác. Xu hướng suy thoái quỹ đất sản xuất, suy giảm chất lượng đất và mất cân bằng các chất dinh dưỡng trong đất ở vùng này là khó có thể tránh khỏi nếu không có các giải pháp ngăn chặn hữu hiệu, kịp thời./. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ Ths. Trịnh Ngọc Tuyến Viện Địa lý - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Bài viết phân tích, đánh giá đặc điểm hình thành, trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước dưới đất ở vùng Trung du, miền núi phía Bắc của Việt Nam; hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất và nguyên nhân gây ô nhiễm, biến đổi chất lượng nước dưới đất trong vùng. Từ nghiên cứu thực tế, bài viết nêu ra 5 giải pháp mang tính tổng thể và 4 giải pháp về công nghệ kỹ thuật nhằm quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên nước dưới đất trong vùng./. NGHIÊN CỨU THIÊN TAI LŨ LỤT KHU VỰC HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN TS. Phí Hùng Cường, CN. Nguyễn Hữu Thưởng Khoa Khoa học tự nhiên và xã hội - Đại học Thái Nguyên PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khánh - Viện Khoa học xã hội Việt Nam Chợ Đồn là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Lãnh thổ của huyện bao chiếm phần lớn vùng thượng nguồn lưu vực sông Cầu. Do địa hình có kiến tạo địa chất phức tạp, cộng với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh và mức độ biến động của khí hậu, thời tiết khá cao nên lũ lụt và các tai biến địa chất luôn là mối đe dọa thường xuyên đối với đời sống của các cộng đồng dân cư, phá hủy cảnh quan và gây nên những tai biến môi trường. Hơn nữa, sự gia tăng dân số và các hoạt động kinh tế của dân cư với các tập quán canh tác cổ truyền và lạc hậu đã gây ra những tác động đáng kể tới môi trường thiên nhiên, góp phần làm tăng tốc độ và mức độ của các hiện tượng tai biến thiên nhiên. Để ứng phó với thiên tai nói chung và lũ lụt nói riêng ở vùng này, các tác giả đề cập đến một số giải pháp chính cần thực hiện như: quy hoạch và bố trí không gian phát triển kinh tế-xã hội hợp lý; phát triển rừng và mở rộng áp dụng các mô hình canh tác nông-lâm kết hợp trên đất dốc; tăng cường công tác thông tin, dự báo, quản lý các yếu tố gây lũ lụt và nâng cao khả năng ứng phó của người dân trong vùng đối với lũ lụt và các rủi ro do thiên tai gây ra./. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG QUA MÔN ĐỊA LÝ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở VIỆT NAM TS. Phạm Quang Tiến 1381 Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Nội dung chính của bài nghiên cứu tập trung vào việc xác định rõ kiến thức giáo dục môi trường trong sách giáo khoa môn Địa lý ở cấp Trung học cơ sở (từ Lớp 6 đến Lớp 9) và các phương pháp khai thác nội dung giáo dục môi trường trong sách giáo khoa để giảng dạy cho học sinh ở cấp học này. Bài viết cũng giới thiệu một số mẫu Mô-đun giáo dục môi trường do tác giả (và các cộng sự) nghiên cứu, thiết kế, có thể ứng dụng rộng rãi trong thực tế giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở cấp Trung học cơ sở ở Việt Nam

Maps:


Nguồn: vietnamnay.com/ho-so/vien-nghien-cuu-moi-truong-va-phat-trien-ben-vung-336111.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận