Download Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án
224,6 KB
http://w2.getpedia.net/data/file/2017/01/24/bo-de-thi-giua-hk2-mon-ngu-van-lop-6.pdf
24/01/2017
Miễn phí
/publisher/S%C6%B0u+t%E1%BA%A7m/index.aspx
Sưu tầm
Giới thiệu

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 - Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án

Lại một kỳ thi giữa học kỳ 2 nữa đến gần. Với mong muốn giúp thầy cô giáo chuẩn bị, các bạn học sinh ôn tập, chúng tôi xin giới thiệu: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6. Qua đây, các bạn sẽ biết được cấu trúc đề, làm quen với các dạng câu hỏi và bài tập mở rộng. Đây sẽ là tài liệu tham khảo quý giá cho quý thầy cô và các bạn học sinh.

ĐỀ SỐ 1

PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (2,0 điểm)

a) Nhân hóa là gì?

b) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:

"Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt thác"

(Vượt Thác - Võ Quảng)

Câu 2 (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên vàng.

a) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Văn bản ấy thuộc thể loại gì? Nêu hoàn cảnh sáng tác?

c) Hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng trong việc miêu tả nhân vật?

Câu 3 (5,0 điểm)

Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em.

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

Câu 1

a. HS nêu chính xác khái niệm nhân hóa

  • Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, ... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người
  • Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật ...trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

b. Phép nhân hóa trong đoạn văn: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.

  • Tác dụng: Tác giả đã dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ tính chất của cây cối làm cho cây cối bên bờ sông trở nên sinh động gần gũi với con người.

Câu 2

a) Đoạn thơ trên trích trong văn "Lượm"

Tác giả là Tố Hữu.

b) Văn bản ấy thuộc thể thơ bốn chữ.

Nêu hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được Tố Hữu sáng tác năm 1949 (0,25 điểm) Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. (0,25 điểm)

c. Các từ láy: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh (Nếu HS chỉ nêu được 2 từ hoặc 3 từ thì được 0,25 điểm)

Tác dụng góp phần khắc họa hình ảnh chú bé Lượm - một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu

(HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa)

Câu 3

* Yêu cầu về hình thức: (1,0 điểm)

  • Làm đúng kiểu bài: Miêu tả
  • Bài làm có ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài
  • Trình tự tả hợp lí, liên kết chặt chẽ, biết vận dụng phép so sánh, nhân hoá khi miêu tả.
  • Biết dùng từ, đặt câu sinh động, giàu cảm xúc, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy.

* Yêu cầu về nội dung: (4,0 điểm)

  • HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần bảo đảm các nội dung chính sau:

a) Mở bài:

  • Giới thiệu chung về phiên chợ quê em.
  • Địa điểm họp chợ? Thời gian họp chợ?
  • Quang cảnh họp chợ như thế nào?

b) Thân bài: (3,0 điểm) Tả cảnh phiên chợ quê theo một thứ tự nhất định.

  • Miêu tả bao quát: (1,0 điểm)
    • Ồn ào, đông đúc.
    • Nhiều màu sắc.
  • Miêu tả cụ thể (2,0 điểm) (Chú ý đến những đặc sản của chợ quê em)
    • Các dãy hàng bán trong chợ: Các mặt hàng, màu sắc, hình dáng của các loại hàng, các mùi vị đặc biệt của chợ.
    • Cảnh mua bán trong chợ: Tả một vài hàng tiêu biểu.
    • Các hoạt động khác ngoài hoạt động mua bán: Ăn uống, trò chuyện,...

c) Kết bài: (0,5 điểm)

  • Cảm nghĩ, tâm trạng của em mỗi lần đến chợ.
  • Tình cảm của em với chợ quê, với quê mình.

* Biểu điểm:

  • Điểm 5: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc, biết vận dụng một số biện pháp tu từ đã học khi miêu tả, có sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt, trình bày sạnh đẹp.
  • Điểm 4: Bài viết đúng thể loại, đạt các yêu trên, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày sạch đẹp.
  • Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Còn mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
  • Điểm 1 - 2: Học sinh viết đúng kiểu bài. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
  • Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.

* Lưu ý:

  • HS có thể miêu tả theo nhiều cách khác nhau, nếu hợp lí vẫn cho điểm tối đa.
  • Giám khảo căn cứ vào tiêu chuẩn cho điểm và bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm phù hợp, tránh đếm ý cho điểm, trân trọng những bài viết có những sáng tạo mới mẻ.

ĐỀ SỐ 2

PHÒNG GD & ĐT QUÂN HÀ ĐÔNG
THCS VĂN KHÊ

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 60 phút

Câu 1: (4,0 điểm) Cho câu thơ sau:

"Chú bé loắt choắt..."

a. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học?

b. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?

c. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ trên?

Câu 2: (6,0 điểm)

Viết bài văn ngắn miêu tả cảnh mùa xuân (trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là và gạch chân câu trần thuật đơn có từ là ấy)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

Câu 1

a. Chép hoàn chỉnh 2 khổ thơ, đúng dấu câu, đúng chính tả.

b. Trích trong bài thơ "Lượm" của Tố Hữu.

c.

  • Các từ láy: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
  • Biện pháp tu từ: Phép so sánh "như con chim chích ..."
  • Tác dụng của việc sử dụng các từ láy và biện pháp so sánh trong việc thể hiện nội dung 2 khổ thơ là:
    • Bằng những từ ngữ, hình ảnh gợi hình gợi cảm cao, nhà thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn nhiên, lạc quan, vui tươi, yêu đời một cách chân thực sống động.
    • Thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của nhà thơ với người chiến sĩ nhỏ.

Câu 2:

* Nội dung:

1. Mở bài:

  • Giới thiệu được về mùa xuân.
  • Tình cảm với mùa xuân.

2. Thân bài: Miêu tả cụ thể về mùa xuân.

  • Tả khái quát về mùa xuân: Không khí mùa xuân, không gian đất trời, ánh sáng, cây cối, hoa cỏ, con người,...tươi đẹp tràn đầy nhựa sống.
  • Tả cụ thể từng dấu hiệu, từng nét đặc trưng riêng của mùa xuân:
    • Bầu trời: Sáng hơn, không khí ấm áp, có mưa xuân lất phất bay...
    • Cây cối đâm trồi nảy lộc xanh tươi, mầm non cựa mình nhú lên những búp lá xanh ngọc bích rung rinh nhè nhẹ trước gió xuân hây hẩy.
    • Không khí thơm mát hương hoa mật ngọt.
    • Hoa đào, hoa mai nử rực rỡ.
    • Chim hót líu lo, én bay đầy trời, ong bướm nô nức bên các nàng hoa.
    • Dòng sông, cánh đồng êm ả xanh mươn mướt.
    • Con người vui tươi rạng rỡ, yêu đời... không khí gia đình sum vầy ấm áp.
    • Những hoạt động của con người vào mùa xuân: Trẩy hội, vui chơi,...

3. Kết bài: Tình cảm với mùa xuân: Yêu mùa xuân.

* Hình thức:

  • Bài văn rõ ràng, liên kết chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt tốt.
  • Có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là có gạch chân.

* Lưu ý: Trừ điểm lỗi chính tả, lỗi trình bày, có cộng điểm cho sự sáng tạo của học sinh cho phù hợp với học sinh.

Nguồn: download.com.vn/docs/bo-de-thi-giua-hoc-ki-2-mon-ngu-van-lop-6/download
Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận