Bộ luật tố tụng dân sự 2015 - Luật số: 92/2015/QH13
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được ban hành ngày 25/11/2015 với nhiều quy định về thẩm quyền của Tòa án; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; thành phần giải quyết việc dân sự; người tham gia tố tụng; chứng minh, chứng cứ; biện pháp khẩn cấp tạm thời; chi phí tố tụng;...
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 gồm 10 Phần, 42 Chương, 517 Điều (Thay vì Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 chỉ gồm 9 Phần, 36 Chương, 418 Điều).
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có bố cục gồm các Phần sau
Phần thứ nhất: Những quy định chung
- Chương I: Nhiệm vụ và hiệu lực của bộ luật tố tụng dân sự
- Chương II: Những nguyên tắc cơ bản
- Chương III: Thẩm quyền của tòa án
- Chương IV: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành tố tụng
- Chương V: Thành phần giải quyết vụ việc dân sự
- Chương VI: Người tham gia tố tụng
- Chương VII: Chứng minh và chứng cứ
- Chương VIII: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Chương IX: Án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác
- Chương X: Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Phần thứ hai: Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm
- Chương XII: Khởi kiện và thụ lý vụ án
- Chương XIII: Thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử
- Chương XIV: Phiên toàn sơ thẩm
Phần thứ ba: Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm
- Chương XV: Tính chất của xét xử phúc thẩm và kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của tòa án cấp sơ...
- Chương XVI: Chuẩn bị xét xử phúc thẩm
- Chương XVII: Thủ tục xét xử phúc thẩm
Phần thứ tư: Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn
- Chương XVIII: Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp sơ thẩm
- Chương XIX: Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại toàn án cấp phúc thẩm
Phần thứ năm: Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Chương XX: Thủ tục giám đốc thẩm
- Chương XXI: Thủ tục tái thẩm
- Chương XXII: Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
Phần thứ sáu: Thủ tục giải quyết việc dân sự
- Chương XXIII: Quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự
- Chương XXIV: Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng...
- Chương XXV: Thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
- Chương XXVI: Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người bị mất tích
- Chương XXVII: Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết
- Chương XXVIII: Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuần tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản...
- Chương XXIX: Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
- Chương XXX: Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu; thỏa ước lao động tậm thể vô hiệu.
- Chương XXXI: Thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- Chương XXXII: Thủ tục giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại Việt Nam.
- Chương XXXIII: Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án.
- Chương XXXIV: Thủ tục giải quyết việc dân sự liên quan đến việc bắt giữ tàu bay, tàu biển
Phần thứ bảy: Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án...
- Chương XXXV: Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án...
- Chương XXXVI: Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa
- Chương XXXVII: Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài
Phần thứ tám: Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
- Chương XXXVIII: Quy định chung về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Phần thứ chín: Thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án
- Chương XXXIX: Thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án
Phần thứ mười: Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự, khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự
- Chương XL: Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự
- Chương XLI: Khiếu nại, tố cáo trong tố dụng dân sự
- Chương XLII: Điều khoản thi hành
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có những điểm đáng chú ý
- Bổ sung mới quy định về Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng:
- Thẩm quyền của Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo các điều từ Điều 35 đến Điều 41 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
- Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự theo Bộ luật số 92/2015/QH13.
- Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thực hiện theo Điều 45 Luật này về việc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.
- Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải:
Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 221 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tòa án thực hiện như sau:
- Trường hợp chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật;
- Trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét tại phiên tòa hoặc đang được xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 259 của Bộ luật này và báo cáo Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.
- Điều 247 Bộ Luật 92/2015/QH13 quy định rõ nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa
- Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.
- Bổ sung phần thứ tư về Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn quy định:
- Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn
- Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn
- Thủ tục phúc thẩm rút gọn đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
Bộ luật tố tụng DS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định thì có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, cụ thể tại Khoản 1 Điều 517 Bộ luật TTDS năm 2015.