Chào bác,
Bệnh thoái hóa cột sống cổ là bệnh thường gặp ở người từ 45 tuổi trở lên, theo thống kê thì người già chiếm 80% các trường hợp, người càng già quá trình thoái hóa càng nhanh, quá trình thoái hóa xương khớp là quá trình tất yếu của cơ thể.
Hiện nay việc điều trị thoái hóa khớp chưa có phương pháp nào cải thiện được hoàn toàn, các loại thuốc tây thì chủ yếu là giảm đau, chống viêm nên khi dùng thuốc bệnh nhân thấy tình trạng đỡ đau nhanh chóng tuy nhiên nếu dừng bệnh lại tái phát và theo thời gian có phần nặng hơn.
Do vậy đối với thoái hóa khớp thì phương pháp điều trị an toàn là duy trì tình trạng bệnh và ngăn chặn không cho tiến trình bệnh nặng thêm ngoài ra có thể bổ sung thêm một số dưỡng chất giúp xương chắc khỏe làm chậm thoái hóa. bác đã có tuổi vì vậy chỉ nên dùng đông y kết hợp với tập luyện.
Về thuốc đông y bác nên lựa chọn sản phẩm có các thành phần từ thảo dược vừa có công dụng giảm đau, chống viêm như omega3 mà lại bổ dung các vitamin khoáng chất như ca, ka, mg, để bổ sung nuôi dưỡng cột sống. Hiện nay về trị thoái hóa cột sống bác có thể dùng sản phẩm Cốt Thoái Vương cũng đang được nhiều bs và bệnh nhân sử dụng phản hồi khá tốt.
- Về việc tập thể dục: bác có thể tham khảo các bài tập dưới đây
Bài tập 1
kéo giãn, người bệnh có thể nhờ người nhà trợ giúp: người bệnh nằm ngửa sát cạnh giường, người trợ giúp ngồi phía trên đầu giường, hai tay đặt dưới xương chẩm (phía sau gáy) nâng đỡ đầu người bệnh, đồng thời dùng một lực kéo để giãn cột sống cổ, lực kéo vuông góc với trục đứng và hướng về phía người trợ giúp, kéo ra giữ lại đến lúc nào mỏi thì giảm lực từ từ, lúc nào hết mỏi thì thực hiện tiếp 15 lần.
Lưu ý: trong lúc kéo nếu bệnh nhân than đau hay khó chịu thì dừng lại ngay.
Bài tập 2
Ngồi thẳng người trên ghế, hai chân vuông góc với đùi, đùi vuông góc với thân, lưng thẳng, hai vai giữ nguyên cúi gập cằm tối đa vào ngực, hít vào khi thở ra ngửa cổ ra tối đa, đưa đầu trở về tư thế bình thường vẫn giữ nguyên vai nghiêng đầu sang trái, rồi sang phải (kết hợp hít vào thở ra đều đặn). Làm từ 10 đến 20 lần.
Bài tập 3
Vẫn ngồi ở tư thế như bài tập 2, giữ nguyên vai, gập đầu vuông góc với thân và quay tròn cổ theo kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ (kết hợp hít vào thở ra đều đặn). Làm từ 10 đến 20 lần.
Bài tập 4
Người bệnh ngồi dựa lưng vào ghế, tay trái đặt phía đầu bên trái, cố gắng nghiêng đầu qua bên trái đồng thời tay trái dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần.
Bài tập 5
Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, hai khuỷu tay chống xuống nệm. Người bệnh ưỡn ngực và ưỡn cổ ra sau, giữ lại, lúc nào thấy hơi khó chịu thì nghỉ. Lặp lại 15 lần.
Bài tập 6
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng, hai tay xuôi theo thân, lấy phần cao nhất của mông và phần nhô cao nhất của đầu (phía sau) làm điểm tựa nâng vai và thân lên như hình cái thuyền (hít vào thở ra đều đặn). Làm từ 10 đến 20 lần.
Bài tập 7
Người bệnh nằm ngửa, tay phải đặt phía đầu bên phải, đầu người bệnh cố gắng nghiêng qua bên phải, đồng thời tay phải dùng một lực đề kháng giữ đầu ở vị thế trung tính (đầu thẳng), thấy mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần.
Bài tập 8
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng chống hai chân, hai bàn tay bắt chéo nhau đưa ra sau gáy. Dùng sức của cổ và hai tay đưa đầu về phía đầu gối của hai chân (hít vào thở ra đều đặn). Làm từ 10 đến 20 nhịp.