rnHỏi: Xin chào Bác sĩ!. Hiện tại Cháu có các triêu chứng nổi mẩn ngứa như muỗi đốt nhưng không sốt, các mẩn ngứa nổi nhiều nhất là ở...
Câu hỏi
rnHỏi: Xin chào Bác sĩ!. Hiện tại Cháu có các triêu chứng nổi mẩn ngứa như muỗi đốt nhưng không sốt, các mẩn ngứa nổi nhiều nhất là ở vùng đùi trái, trên mu bàn tay trái, trong lòng bàn tay trái cũng bị nỗi những mụn nhỏ li ti cháu di khám thì bác sĩ da liễu Cần Thơ (10/10/2012) nói em bị bệnh chàm tổ đĩa, nhưng theo cháu dược biết thì bệnh chàm tổ đĩa chỉ nổi ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Bác sĩ cho cháu 10 ngày thuốc 20 viên haginat 250mg; 10 viên mesone 16mg; 10 viên Fexo 120mg; elsyton 20 viên và 2 lọ thuốc bôi betaderm Cream 10g. Sau khi uống thuốc được 10 ngày cháu thấy hết ngứa nhưng sau khi hết thuốc 5 ngày cháu lại thấy ngứa lại, cháu mua thêm 4 ngày thuốc (cũng toa thuốc đó) nhưng không hết ngứa (ngứa có giảm), những nốt nhỏ li ti (tổ đĩa) trong lòng bàn tay còn rất ít. cháu có đi xét nghiệm máu thì kết quả như sau:rnNgày 06/02/2013rnTên xét nghiệm kết quả chỉ số bình thườngrnSINH HÓA MÁU rnAST 31 9-48U/LrnALT 47 5-49U/LrnGGT
Bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt của eczema. Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20 đến 40, nam nữ có tỷ lệ bằng nhau. Tổ đỉa là các tổn thương mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, có thể kèm đỏ da, tróc vẩy. Đây là bệnh lý thuộc nhóm bệnh viêm da thể tạng. Nguyên nhân bệnh rất đa dạng và phức tạp, một số yếu tố liên quan như dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp như xăng dầu, xà phòng, xi măng, do nhiễm khuẩn trong khi tiếp xúc với bùn đất, nước bẩn hay gặp nhất là do liên cầu trùng trong thể tổ đỉa nung mủ; do dị ứng với nhiễm nấm ở kẽ chân; do thay đổi thời tiết theo mùa, do ảnh hưởng của ánh sáng và nóng ẩm. Người bị mắc bệnh tổ đỉa có một số triệu chứng sau: - Mụn nước màu trắng trong là triệu chứng chính, kích thước nhỏ khoảng 1mm, nằm sâu, chắc, khó vỡ, thường tập trung thành từng chùm hơi gồ trên mặt da. Đôi khi nhiều mụn nước kết tụ thành bóng nước lớn. - Vị trí: 90% là gặp ở lòng bàn tay và các rìa ngón tay hoặc là chỉ gặp một trong hai chỗ đã nói trên, còn ở lòng bàn chân và rìa ngón chân thì ít gặp hơn. Tổn thương thường đối xứng và bệnh thường không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân. - Bệnh thường xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa, rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi. Mụn nước của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng khô ít khi tự vỡ, rồi để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da. - Khi bị nhiễm khuẩn thì mụn nước hoặc bóng nước sẽ đục, sưng đỏ kèm theo sưng hạch bạch huyết ở vùng kế cận và người bệnh nóng sốt. Cũng như eczema, tổ đỉa gây ngứa nhiều, bệnh nhân gãi, chà xát làm vỡ mụn nước, dễ thành nhiễm khuẩn phụ, sưng tấy, nổi hạch, có khi phát sốt. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kỳ (dân gian gọi là theo tuần trăng) thành mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, trở ngại nhiều cho sinh hoạt, lao động nếu không được điều trị đúng đắn. Nếu bạn thấy bệnh không giảm bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa khám lại để có hướng điều trị tích cực hơn bạn nhé.