Hỏi đáp: Bí mật thư tín

Bí mật thư tín

Câu hỏi

Một cơ quan đoàn thể tiết lộ nội dung thư của người gửi (nặc danh) sau đó đề nghị cơ quan của người gửi cho biết tên người gửi (dựa vào địa chỉ thư) có vi phạm luật về bí mật thư tín không?
Pháp luật

Trả lời

Ðiều 38 Bộ luật Dân sự quy định về quyền bí mật đời tư như sau: 

- Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, việc thu thập, tiết lộ các vấn đề liên quan đến thư tín của một người khi không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền được bảo vệ bí mật đời tư của người đó. Một người bị tiết lộ các thông tin thư tín, thông tư về nhân thân một cách bất hợp pháp sẽ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự

CTV3
02/11/2014

Nguồn: www.moj.gov.vn/hoidappl/Lists/DanhSachCauHoi/View_Detail.aspx?ItemID=44501


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận