BS cho em hỏi, bố em bị bệnh gút ,đợt vừa rooid có đi khám tổng thể thì phát hiện ra là bị thêm suy thận đọ 1, vậy bênh có nghiêm trọ...
Câu hỏi
BS cho em hỏi, bố em bị bệnh gút ,đợt vừa rooid có đi khám tổng thể thì phát hiện ra là bị thêm suy thận đọ 1, vậy bênh có nghiêm trọng không, mới suy thận như vậy có chữa khỏi không và chế độ ăn như thế nào để giảm bệnh. xin BS tư vấn giúp em
Suy thận mạn là hội chứng thận giảm chức năng dần dần và vĩnh viễn theo thời gian. Ở bệnh nhân gút, tinh thể urate natri lắng đọng ở nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó thận là cơ quan có lắng đọng rất sớm. Vi tinh thể urate natri lắng đọng trong xoang thận sẽ tạo ra sỏi thận có thể làm tắc đường tiểu, viêm đường tiểu, ứ nước, dãn thận… lắng đọng trong các ống thận gây viêm thận kẽ và tắc các ống thận làm tổn thương tổ chức nhu mô thận và giảm chức năng thận. Những tổn thương trên thường kết hợp với nhau làm chức năng thận của bệnh nhân gút ngày càng suy giảm. Khi thận bị suy chức năng lại trực tiếp tham gia vào cơ chế sinh bệnh gút, tạo ra vòng xoắn bệnh lý thúc đẩy bệnh gút tiến triển nhanh đến giai đoạn muộn rất khó điều trị.
Tổn thương ở thận là không thể hồi phục, và suy thận không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục tiêu điều trị suy thận đó là làm chậm tiến trình của bệnh, ngăn chặn suy thận tiến triển sang giai đoạn cuối. Và đặc biệt bố bạn mắc cả 2 bệnh suy thận và gút, do đó việc điều trị cần tuân thủ: chú ý điều trị bệnh thận trước, khi chức năng thận cải thiện mới đảm bảo cho việc điều trị gút. Thuốc dùng cho bệnh nhân phải đảm bảo không có tác dụng phụ gây tổn thương hay làm giảm chức năng thận.
Bên cạnh đó, việc điều trị suy thận phụ thuộc rất lớn vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Bố bạn cần chú ý chế độ dinh dưỡng như sau:
Về chế độ dinh dưỡng, người bệnh không nên ăn quá nhiều thức ăn giàu canxi như nghêu, sò, tôm, cua...; hạn chế sử dụng thức ăn có nhiều axit oxalic, ,hạn chế thức ăn chứa nhiều đạm, kể cả đạm thực vật. Đặc biệt, việc ăn mặn sẽ dẫn tới cơ thể giữ nước, làm tăng gánh nặng cho thận. Các bác sĩ khuyến cáo, những người bệnh thận chỉ nên ăn từ 2-4g muối/ ngày và giảm lượng đạm tiêu thụ tùy thuộc vào mức độ suy thận.
Bên cạnh đó, uống nhiều nước sẽ là giải pháp hiệu quả giúp thận lọc chất độc, cặn bã ra ngoài. Nguyên tắc chung là nước phải đủ cho cơ thể (mỗi người trung bình cần 2,5 lít nước/ngày). Nếu nước tiểu ít, phải uống nhiều nước. Giai đoạn suy thận nặng, thầy thuốc sẽ yêu cầu bệnh nhân hạn chế uống nước để giảm áp lực cho thận và không dùng nhiều đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê.
Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng kết hợp chế độ dinh dưỡng với bổ sung các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ. Đi đầu trong số đó và đã được chứng minh qua nhiều hội thảo khoa học uy tín là thực phẩm chức năng Ích Thận Vương. Sản phẩm có thành phần chính là cây dành dành chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học cao, kết hợp với những dược liệu quý khác như: hoàng kỳ, mã đề, đan sâm, linh chi đỏ… giúp giảm triệu chứng, bảo vệ, tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị và làm chậm tiến trình suy thận.