Hỏi đáp: Bs cho e hoi co thuốc nào chua bạch biên k a.lam sao de bạch biến ngưng phát triển a

Bs cho e hoi co thuốc nào chua bạch biên k a.lam sao de bạch biến ngưng phát triển a
nguyễn thi huyên
Sức khỏe

Trả lời

Chào em,

Với bệnh bạch biến hay còn gọi là bệnh mất sắc tố melanin ở da, hiện nay chưa rõ cơ chế gây bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu em nhé. Việc điều trị bạch biến chỉ nhằm điều trị triệu chứng nhằm ngăn cản tình trạng lan rộng của bệnh thôi. 

Dưới đây là những phương pháp điều trị tích cực bệnh em nhé!

Các phương pháp điều trị bệnh bạch biến hiện nay gồm: dùng thuốc toàn thân hay tại chỗ phối hợp với trị liệu ánh sáng, phẫu thuật ghép da, cấy tế bào sắc tố và các liệu pháp phối hợp (được sử dụng cùng với phương pháp điều trị phẫu thuật hoặc thuốc):
 
Corticoid: dùng tại chỗ có tác dụng phục hồi lại sắc tố cho da, đặc biệt được sử dụng ngay khi bệnh mới xuất hiện. Tuy nhiên, khi sử dụng các corticoid tại chỗ lâu dài có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Corticoid tại chỗ có thể sử dụng phối hợp với psoralen (Meladinine) tại chỗ sẽ phát huy được tác dụng hiệp đồng và hạn chế được tác dụng không mong muốn của mỗi loại thuốc khi dùng đơn độc. Một số công trình nghiên cứu sử dụng corticoid toàn thân liều thấp phối hợp với bôi meladinine cũng thấy có kết quả.
 
Psoralen: là một loại thuốc có tính chất cảm quang, được sử dụng phổ biến và có hiệu quả điều trị bệnh bạch biến và một số bệnh da khác. Psoralen có dạng bôi và dạng uống. Tùy theo mức độ của của thương tổn có thể dùng bôi hoặc uống hoặc phối hợp với các phương pháp điều trị khác, đặc biệt là phối hợp với phơi nắng mặt trời hoặc chiếu tia cực tím, được gọi là trị liệu psoralen kết hợp với tia cực tím bước sóng A (PUVA).
 
Trị liệu PUVA: sau khi uống hoặc bôi psoralen thì phơi nắng mặt trời hoặc chiếu tia cực tím A (UVA) theo một chỉ định về thời gian hết sức nghiêm ngặt và được thầy thuốc theo dõi chặt chẽ để đề phòng những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. 
 
Uống psoralen kết hợp với chiếu tia cực tím A thường được sử dụng cho những bệnh nhân có diện thương tổn rộng (hơn 20% diện tích cơ thể) hoặc cho những người không đáp ứng với liệu pháp PUVA tại chỗ. Psoralen đường uống không nên dùng cho trẻ em dưới 10 tuổi bởi vì nó làm tăng nguy cơ tổn thương mắt như đục thủy tinh thể. Đối với trị PUVA uống thì phải uống psoralen khoảng 2 giờ trước phơi nắng mặt trời hoặc chiếu UVA, điều trị hai hoặc ba lần một tuần, không bao giờ điều trị 2 ngày liên tiếp.
 
Tác dụng không mong muốn của psoralen đường uống là gây cháy nắng, buồn nôn và nôn, ngứa, tóc tăng trưởng bất thường và tăng sắc tố. Liệu pháp PUVA cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư da, mặc dù nguy cơ là tối thiểu ở liều sử dụng cho bạch biến. 
 
Tacrolimus (Talimus, Rocimus, Protopic): thuốc bôi thuộc nhóm ức chế bơm canxi. Thuốc phát huy tác dụng điều trị bệnh bạch biến khi kết hợp với phơi nắng hoặc chiếu UVB.
 
Các thuốc điều trị tại chỗ khác: một số báo cáo cho thấy một số đồng đẳng của vitaminD3 (Daivonex) cũng có tác dụng điều trị bệnh bạch biến.
 
Làm mất sắc tố da: là sử dụng các phương pháp làm mờ phần da bình thường còn lại trên cơ thể để phù hợp với màu da ở vùng thương tổn đã bị trắng. Áp dụng cho những người bị bạch biến trên 50% diện tích da của cơ thể. Bôi kem 20% monobenzylether của hydroquinon (monobenzone) hai lần một ngày vào các vùng sắc tố cho đến khi chúng có màu phù hợp với màu da bệnh. Cần phải tránh tiếp xúc trực tiếp da với da của người khác ít nhất 2 giờ sau khi bôi thuốc. Bởi vì, thuốc có thể lan sang gây mất sắc tố da của họ. Tác dụng phụ chủ yếu của trị liệu mất sắc tố da là gây viêm da (tấy đỏ và sưng), có thể ngứa hoặc da khô. Trị liệu làm mất sắc tố có xu hướng tồn tại vĩnh viễn và không dễ phục hồi lại được. Ngoài ra, một số người sẽ bị bất thường nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
 
Phẫu thuật: cắt bỏ thương tổn hoặc cấy ghép da tự thân. Tuy nhiên, điều trị phẫu thuật chỉ thực hiện được ở những cơ sở có đủ điều kiện về vật chất, trang thiết bị và có đội ngũ cán bộ y tế với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Trong tương lai, việc nuôi cấy tế bào sắc tố da có thể được triển khai áp dụng để điều trị bệnh bạch biến. Hy vọng phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao.
 
Hóa trang: có thể sử dụng một số loại mỹ phẩm hoặc màu để ngụy trang những đám thương tổn bạch biến, một giải pháp tạm thời để giải quyết vấn đề thẩm mỹ khi cần thiết cho bệnh nhân. 
 
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh bạch biến. Nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm bằng những phương pháp phù hợp thì bệnh sẽ được cải thiện, nhiều trường hợp khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, khi điều trị bệnh nhân phải kiên trì, phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc để theo dõi diễn biến của bệnh và phòng tránh những tác dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị.  
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tây nhiều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh, vì vậy, em có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc từ thiên nhiên với thành phần chính là cây sói rừng giúp điều hòa hệ thống miễn dịch, rất tốt cho người bệnh bạch biến và an toàn khi sử dụng kéo dài như Kim Miễn Khang em nhé!
Chúc em sức khỏe!
tuvansuckhoe24h.com.vn

Các mục liên quan:

Nguồn: tuvansuckhoe24h.com.vn/hoi-dap/64364/dieu-tri-bach-bien


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận