Tôi xin gửi một vấn đề về quyền được hưởng di sản thừa kế như sau: Ông nội tôi có hai người vợ, ba tôi là con người vợ lớn. Ngày tháng năm đó, ông nội tôi đã lập di chúc cho ba tôi sở hữu khoảng 2200m2 đất, có Ủy ban phường chứng nhận, và ba tôi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) vào thời gian đó. Do trong sổ đỏ của ba tôi có một thửa ruộng của ông nội tôi nên ông nội tôi đã tạm mượn lại sổ đỏ của ba tôi để chuyển thửa ruộng đó sang sổ đỏ của người con vợ thứ của ông nội tôi. Nhưng khi ông nội tôi trả lại sổ đỏ đã tạm mượn cho ba tôi thì mất luôn 2200m2 đất mà trước đó ba tôi được hưởng thừa kế. Khi ba tôi hỏi lại ông nội tôi thì ông nội tôi nói là không cho ba tôi hưởng thừa kế miếng đất này nữa do lý do.... Sau đó ba tôi có nhờ pháp luật giải quyết tranh chấp, nhưng không được chia trong 2200m2 đất này nữa. Vậy cho tôi hỏi:
Vì nội dung anh trình bày không rõ, cũng không có mốc thời gian xảy ra các sự kiện trên và UBND cấp huyện đã giải quyết tranh chấp này như thế nào, nên chúng tôi không tư vấn cụ thể cho anh được. Chúng tôi tư vấn cho bạn về nguyên tắc chung như sau:
- Tại điều 667 Bộ luật Dân sự 2005 thì thời điểm mở thừa kế hay thời điểm phát sinh hiệu lực của di chúc là kể từ khi người để lại di chúc chết. Do đó nếu ông nội của anh chỉ làm di chúc và hiện nay ông nội anh vẫn còn sống thì di chúc đó chưa phát sinh hiệu lực, tài sản (nhà đất) này vẫn là tài sản của ông nội anh, không thể căn cứ vào di chúc để sang tên cho cha anh được. Tại điều 662 Bộ luật Dân sự 2005 cũng quy định người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc bất kỳ lúc nào.
- Nhưng như anh trình bày thì sau đó cha anh đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi ông nội anh đã làm thủ tục tặng cho cha anh diện tích 2200m2 đất chứ không phải viết di chúc. Hoặc việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cha anh có sai sót.
- Nếu diện tích đất 2200m2 đã thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cha anh (đã có sổ đỏ đứng tên cha anh, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng theo quy định của pháp luật) thì chỉ có cha anh mới có quyền định đoạt (chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp….) đối với mảnh đất này và phải thực hiện theo đúng thủ tục pháp luật quy định (phải lập thành hợp đồng và có công chứng của cơ quan có thẩm quyền) thì ông nội anh không có quyền nữa.
- Nếu cha anh không đồng ý với việc cấp, sửa đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cha anh có quyền khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân nơi đã cấp giấy chứng nhận trên (khiếu nại lần đầu). Hết thời hạn giải quyết hoặc cha anh không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì cha anh có quyền khiếu nại lên cấp trên hoặc khởi kiện Uỷ ban nhân dân đã cấp, đã sửa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cha anh ra Tòa (khởi kiện hành chính)
- Nếu các bên có tranh chấp về quyền sử dụng đất và đất đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đã có sổ đỏ) thì các bên có quyền khởi kiện ra tòa (kiện dân sự) theo điều 136 Luật Đất đai 2003;