Hỏi đáp: Chào Bác sĩ!rnCháu là Trang,năm nay 20 tuổi hiện đang là sinh viên/rnDạo gần đây cháu thấy cơ thể có 1 số triệu chứng lạ: bàn ch&aci...

Chào Bác sĩ!rnCháu là Trang,năm nay 20 tuổi hiện đang là sinh viên/rnDạo gần đây cháu thấy cơ thể có 1 số triệu chứng lạ: bàn ch&aci...

Câu hỏi

Chào Bác sĩ!rnCháu là Trang,năm nay 20 tuổi hiện đang là sinh viên/rnDạo gần đây cháu thấy cơ thể có 1 số triệu chứng lạ: bàn chân hay bị ngứa cảm giác như có con gì đó đng bò trên da ấy ạ,còn cả trong lần ra kinh nguyệt này cháu thấy có kiến đường bò vào BVS ... bác sĩ cho cháu hỏi đây có phải là triệu chứng của bệnh tiểu đường không ạ? Cháu cảm thấy sức khỏe của cháu vẫn bình thường và cháu đi tập thể dục rất thường xuyên,ăn uống cũng khá điều độ. Để biết chính xác về bệnh thì cháu nên đi làm xét nghiệm phải không ạ? bác sĩ cho cháu hỏi chi phí xét nghiệm có cao không ạ (vì cháu đang là sinh viên)rnMong bác sĩ sớm cho cháu câu trả lời!rnCháu xin cảm ơn ạ!
lê huyền trang
Sức khỏe

Trả lời

Chào bạn,

Một số người bị bệnh tiểu đường có thể có các triệu chứng do mức đường cao trong máu gây ra. Các triệu chứng này thường là khát nước quá độ, uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều mà lại sụt cân (vì bao nhiêu năng lượng bị tiểu ra ngoài hết), mờ mắt. Tuy nhiên rất nhiều người dù bị tiểu đường nhưng hầu như không có triệu chứng gì đặc hiệu cả.

Khi đến bác sĩ, chẩn đoán bệnh tiểu đường, cũng như đa số nhiều bệnh khác, được thành lập dựa vào thăm, khám, và các xét nghiệm.

Trong phần thăm (hỏi bệnh) khám, bác sĩ sẽ hỏi xem ta có các triệu chứng gây ra do mức đường trong máu cao gây ra ( như đã kể trên ) hay không. Vì di truyền cũng là một yếu tố quan trọng, bác sĩ cũng sẽ hỏi xem trong gia đình có ai bị tiểu đường hoặc các bệnh khác cũng thường liên quan đến tiểu đường, như là cao huyết áp, cao mỡ trong máu, mập phì. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem đã có biến chứng gì của bệnh tiểu đường hay chưa. Trong giai đoạn ban đầu của bệnh tiểu đường, khám bệnh thường không cho thấy dấu hiệu thể lý của bệnh. Các xét nghiệm, tương đối đơn giản và không mắc tiền, thường là yếu tố chính yếu trong việc xác định chẩn đoán. Một số xét nghiệm khác có thể giúp phân loại bệnh ( loại 1 hay loại 2, hay lai cả hai ) và độ trầm trọng của bệnh.

Thử mức đường trong máu lúc nhịn đói từ 8 đến 12 tiếng đồng hồ là xét nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán bệnh. Mức đường trong máu dưới 100 mg/dL được coi là bình thường. Mức đường trong máu ở khoảng từ 100 đến 125 được coi là tiền tiều đường. Mức đường trong máu từ 126 mg/dL trở lên, gợi ý rằng bệnh nhân đã bị tiểu đường. Chẩn đoán sẽ được khẳng định bằng hai lần thử máu lúc nhịn đói từ 8 đến 12 tiếng đều có mức đường cao từ 126mg/dL trở lên.

Thử mức đường trong máu một cách ngẫu nhiên bất cứ lúc nào trong ngày, không cần để ý xem đã ăn lần chót lúc nào cũng có thể giúp xác định bệnh. Nếu cách thử này cho thấy mức đường trong máu từ 200 mg/dL trở lên cộng với các triệu chứng của bệnh, đó cũng là một gợi ý rằng bệnh nhân đã bị tiểu đường.

Các xét nghiệm cho bệnh tiểu đường thường chỉ khoảng 100- 200.000đ thôi bạn nhé.

Chúc bạn sức khỏe.

tuvansuckhoe24h.com.vn
08/06/2013

Các mục liên quan:

Nguồn: tuvansuckhoe24h.com.vn/hoi-dap/14249/Cho-Bc-sirnChu-l-Trangnam-nay-20-tuoi-hien-dang-l-sinh-vin-rnDa...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận