Chào BS!! Cháu năm nay 25 tuổi, chưa có gia đình, nhưng cháu phát hiện mình bị trĩ ngoại, do thấy vùng hậu môn của mình có m...
Câu hỏi
Chào BS!! Cháu năm nay 25 tuổi, chưa có gia đình, nhưng cháu phát hiện mình bị trĩ ngoại, do thấy vùng hậu môn của mình có một đoạn thịt thừa nhô ra ngoài dài khoảng hơn gần 2cm, nhưng cháu chưa bị biến chứng đau, chỉ lâu lâu bị táo bón thì có bị chảy ít máu, cháu nên điều trị bằng cách nào, có cách nào cho mất phần thịt thừa mà không phải mổ để cắt không ạ??
Trĩ ngoại là do chùm tĩnh mạch ngoài bị giãn , gấp khúc tạo nên. Nó nằm phía dưới vùng lược, có thể nhìn thấy, không thể đưa và trong hậu môn, thường không chảy máu.
Có nhiều phương pháp để điều trị trĩ ngoại:
- Điều trị bằng thuốc:( Phương pháp làm khô trĩ: cho hemorrhoid cream bôi lên trên bề mặt búi trĩ,làm cho búi trĩ khô, chết dần, vết thương sẽ tự lành .Phương pháp này phù hợp cho người bị trĩ giai đoạn đầu và bị lòi dom. Hoặc dùng thuốc Đông y:dung các vị thuốc đông y có tác dụng ích khí, giảm đau, sáp tràng giảm bớt hiện tượng chảy máu, búi trĩ sẽ nhỏ lại , giảm hoặc hết các triệu chứng .Phương pháp trị liệu này thích hợp cho người bị trĩ ở bất cứ mức độ nào).
- Điều trị bằng phẫu thuật: Đây là phương pháp trị liệu hiệu quả và hiện nay được áp dụng phổ biến. Nhờ vào sự cải tiến phương pháp phẫu thuật nên cảm giác đau đớn của người bệnh trong khi và sau khi phẫu thuật giảm đi rất nhiều,vết mổ nhanh liền. Phương pháp này có hiệu quả trị liệu cao nhưng cũng yêu cầu cao về kĩ thuật. Phẫu thuật chỉ dành cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 trở lên có búi trĩ to.
- Ngoài ra còn có các phương pháp khác như: Phương pháp tiêm thuốc: Tiêm trực tiếp vào búi trĩ có thể làm cho búi trĩ xơ cứng hoặc làm cho búi trĩ bị teo cứng lại. Trị liệu bệnh trĩ bằng tia hồng ngoại :sử dụng tia hồng ngoại để chiếu hoặc để đốt búi trĩ, từ đó làm cho búi trĩ teo lại. Phương pháp làm lạnh búi trĩ : dùng máy làm cho búi trĩ đông lại thành khối, khiến búi trĩ chết và bong ra. Phương pháp dùng tia laze: dùng tia laze để loại bỏ búi trĩ. Phương pháp thích hợp với nhiều bệnh nhân, đặc điểm của nó là chảy máu ít.
Bạn nên sớm đi khám để được BS chuyên khoa chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Trong ăn uống và sinh hoạt cần chú ý, không để bị táo bón, ăn nhiều rau xanh và uống đủ nước, ăn những thức ăn dễ tiêu, vệ sinh cá nhân đảm bảo, nhất là sau mỗi lần đi đại tiện, vận động thường xuyên trong ngày, không ngồi hoặc đứng quá lâu.