Hỏi đáp: Chào BS! Tôi 54 tuổi, mấy tháng nay tôi có nhiều đờm ở cổ, không ho, chỉ đằng hắng để khạc nhổ cho đỡ khó chịu. Thông thường ban ngày í...
Chào BS! Tôi 54 tuổi, mấy tháng nay tôi có nhiều đờm ở cổ, không ho, chỉ đằng hắng để khạc nhổ cho đỡ khó chịu. Thông thường ban ngày í...
Câu hỏi
Chào BS! Tôi 54 tuổi, mấy tháng nay tôi có nhiều đờm ở cổ, không ho, chỉ đằng hắng để khạc nhổ cho đỡ khó chịu. Thông thường ban ngày ít đờm chủ yếu tập trung vào lúc nằm nghỉ trưa hoặc ngủ buổi tối.. Khi nằm nghiêng bên trái hay nằm ngửa thường bị ứ đờm cảm giác khò khè như ngáy trong cuống họng, nằm nghiêng sang phải lại không thấy hiện tượng gì. Đờm có màu trắng đục, vị mặn, thỉnh thoảng ăn no tôi cảm thấy tức rát trong ngực xuống dạ dày, đôi lúc ợ nóng và chua. Sức khỏe của tôi vẫn bình thường, ăn ngon miệng, chơi thể thao đều. Xin hỏi BS tôi bị bệnh gì?
Chào bạn ! Theo thư bạn mô tả thì bạn ho khạc đờm kéo dài đã lâu, đờm màu trắng đục, mà bạn vẫn ăn ngon miệng, sinh hoạt bình thường. Không biết bạn có hút thuốc lá không? Ngày mấy điếu? Vì hút thuốc lá là nguyên nhân gây nên chứng viêm phế quản mạn tính, nó làm tăng tiết chất nhầy ở lớp biểu mô phế quản khiến ta có đàm nhiều phải khạc nhổ ra, làm lớp cơ thành phế quản và tiểu phế quản dầy lên khiến hẹp đường dẫn khí nên dễ bị nhiễm trùng phổi và phế quản. Do đó nếu bạn đang hút thuốc lá thì phải bỏ hút và tránh xa nơi có khói thuốc, nên sống ở môi trường trong sạch, không khí trong lành, sáng dậy nên tập thể dục, tập thở sâu, có thể tập yoga, khi trời lạnh phải giữ ấm và không nên tắm nước lạnh vào buổi tối, uống nhiều nước, ăn đầy đủ dưỡng chất. Khi có tình trạng nhiễm trùng hô hấp (như khạc đàm có màu vàng, xanh, sốt… bạn phải dùng thêm kháng sinh, kháng viêm, thuốc dãn phế quản… theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Với triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đau rát thượng vị có thể liên quan đến bệnh lý trào ngược thực quản dạ dày. Nếu triệu chứng này chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn thì không phải là vấn đề nghiêm trọng. Bạn nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều cà chua, hay thức ăn có vị cay, vị chua. Nên ăn làm nhiều bữa, không hút thuốc, giảm cân nếu béo phì.....Ngoài khám tai mũi họng, bạn nên khám thêm các bác sĩ khoa tiêu hóa, các bác sĩ sẽ chụp X-quang, nội soi thực quản dạ dày để chẩn đoán bệnh, đánh giá mức độ nhằm đưa ra xử trí thích hợp. Chúc bạn sức khỏe