Chào Bs! Cháu hay thấy đau ngực trái, râm ran, hôm đau vị trí này, hôm đau vị trí khác, đầu hơi váng, không tập trung đư...
Câu hỏi
Chào Bs! Cháu hay thấy đau ngực trái, râm ran, hôm đau vị trí này, hôm đau vị trí khác, đầu hơi váng, không tập trung được, cảm thấy hồi hộp khó chịu, hai cánh tay tê tê, mỏi mỏi. Ăn uống kém, ăn thấy chướng bụng không muốn ăn, người thấy mỏi mệt, không muốn lao động làm việc gì cả, hay cáu gắt. Chaú đi khám ở bv Bạch Mai, vào khoa khám theo yêu cầu Bs kết luận: men gan cao, viêm hang vị dạ dày, trào ngược thực quản độ A. Vào Viện tim mạch thì BS Tạ Tiến Phước (cho làm điện tim, siêu âm tim, nghiệm pháp ASTROPHIN) kết luận cháu bị chậm nhịp xoang. cháu có được kê đơn thuốc:rn1. Théostat LP 100mg- ngày 2 viên - sáng tốirn2.Topbrain ngày 2 viênrn3. selazn - ngày 1 viên - sángrn4. esalep 40mg -1 viên trước ăn sángrnCho cháu hỏi: rn1. Những bệnh ấy có nguy hiểm không? bệnh chậm nhịp xoang là thế nào? bệnh trào ngược thực quản có gây đau ngực không (ngực trái)? có khả năng nào cháu bị bệnh mạch vành không? (cháu 30 tuổi)rn2. Các bệnh trên có liên quan nhau không? cháu uống thuốc gần hết đợt (1 tháng) bệnh không bớt mấy. khi cháu làm việc căng thẳng là đau ngực, đầu hoa mắt choáng...rn3. Cháu bị gần 3 tháng rồi, trước đó cháu có bị một cú sốc tâm lí là mẹ cháu bị tai biến mạch máu não, chăm mẹ ở bệnh viên gần 1 tháng, từ đó cháu mới bị triệu chứng trên.rnXin BS cho cháu lời khuyên, cháu giờ rất lo! (cháu cứ sợ bệnh mạch vành, bệnh tim)
Bạn không nên quá lo lắng, Bạn đã đi khám bác sỹ tim mạch và có kết luận là chậm nhịp xoang, chậm nhịp xoang cũng gây nên các triệu chứng như bạn mô tả như: hoa mắt, chóng mặt, không tập trung được,..Đồng thời bạn cũng bị viêm hang vị, trào ngược dạ dày thực quản, đây là những bệnh rất dễ mắc phải khi căng thẳng, stress mà lại không có chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ. Khi bị bệnh này đúng là có cảm giác đau tức ngực (rất dễ nhầm lẫn với bệnh mạch vành) đồng thời ăn uống kém khó tiêu. Hiện tại, ngoài việc tuân thủ chỉ định của bác sỹ và tái khám định kì, bạn cần chú ý điều chỉnh lối sống của bản thân. Đặc biệt, bạn không nên quá căng thẳng, đảm bảo ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá cũng như các chất kích thích, rượu bia và các đồ có ga, ăn nhiều rau, củ, hạn chế mỡ động vật, tránh vận động mạnh sau ăn hay nằm sau ăn, tránh ăn quá no vào buổi tối. Và một lưu ý là bạn nên tái khám định kì kiểm tra tim cũng như dạ dày của mình.