Hỏi đáp: Chào bác sĩ! Em năm nay 36 tuổi, em đã sinh con được gần 1 tháng thì thấy 1 bên chân sưng to, phù nề, đi lại khó khăn. Em đã đi khám bác sĩ và được biết mình bị viêm tắc tĩnh mạch. Em rất lo lắng, b...

Chào bác sĩ! Em năm nay 36 tuổi, em đã sinh con được gần 1 tháng thì thấy 1 bên chân sưng to, phù nề, đi lại khó khăn. Em đã đi khám bác sĩ và được biết mình bị viêm tắc tĩnh mạch. Em rất lo lắng, b...

Câu hỏi

Chào bác sĩ! Em năm nay 36 tuổi, em đã sinh con được gần 1 tháng thì thấy 1 bên chân sưng to, phù nề, đi lại khó khăn. Em đã đi khám bác sĩ và được biết mình bị viêm tắc tĩnh mạch. Em rất lo lắng, bác sĩ cho e hỏi bệnh này có điều trị được không, nếu có thì điều trị trong bao lâu thì khỏi, cách điều trị như thế nào ạ?
Nguyễn Thị Toan
Sức khỏe

Trả lời

Chào bạn,

Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm tắc tĩnh mạch, chân xuất hiện những đám tĩnh mạch nổi ở dưới da, tạo thành hình vằn vện màu đỏ hoặc màu xanh ở bắp chân, hoặc chằng chịt như hình mạng nhện rất ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Lâu dần, máu bị ứ trệ ở chân gây căng tức bắp chân, nặng chân, mỏi chân, đau tê, phù…gây khó chịu. Sự khó chịu đó sẽ giảm khi vận động hoặc gác chân lên cao. Ở mức độ nặng hơn nữa, màu da ở chân sẽ đổi màu, bị chàm. Tình trạng viêm tắc tĩnh mạch này có thể gây biến chứng loét, hoại tử chi, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

     Viêm tắc tĩnh mạch chi được chia làm hai loại:

-         Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới xảy ra ở các tĩnh mạch nông, thường gặp khi bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch nông.

-         Viêm tắc tĩnh mạch sâu chi dưới thường gặp sau chấn thương, bỏng, sinh khó hoặc sẩy thai ở phụ nữ hay sau phẫu thuật cơ quan tiêu hóa, tiết niệu.

Điều trị:

A. Sinh hoạt:

- Không nên ngồi lâu một chỗ, thỉnh thoảng phải đứng lên đi lại vận động trong vài phút.

- Khi nằm ngủ nên gác chân lên cao cho máu về tim dễ.

- Năng tập thể dục thể thao như đi bộ, bơi lội…

- Không nên để bị béo phì.

B. Các phương pháp điều trị hiện nay:

1. Mang Vớ y khoa để phòng ngừa việc hình thành mới các tĩnh mạch bị giãn và giữ cho bệnh tĩnh mạch hiện có không tiến triển thêm.

2. Làm cho xơ chai tĩnh mạch bằng thuốc: chích vào tĩnh mạch thuốc làm cho tĩnh mạch bị xơ chai và teo lại.

3.Giải phẫu lấy đi đoạn tĩnh mạch bị giãn.

4. Dùng tia laser để đốt tĩnh mạch bị giãn, thường áp dụng cho những tĩnh mạch ở sát dưới da.

5. Dùng sóng điện từ có năng lượng cao bằng cách dùng một ống luồn vào lòng tĩnh mạch phát ra sóng điện từ năng lượng cao làm xơ teo tĩnh mạch.

Bạn  nên đến khám và điều trị tại chuyên khoa mạch máu ỏ BV Nhân dân Gia định, Trung tâm chẩn đoán y khoa, BV Đại học y dược TP.HCM...

Chúc bạn sức khỏe!

tuvansuckhoe24h.com.vn
04/05/2014

Các mục liên quan:

Nguồn: tuvansuckhoe24h.com.vn/hoi-dap/22516/benh-vien-tac-tinh-mach


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận