Hỏi đáp: Chào bác sĩ! cháu có vài triệu chứng như sau: thứ nhất về tiêu hóa,cháu hay bị đi ngoài, có thể sáng sớm ăn một cái g...

Chào bác sĩ! cháu có vài triệu chứng như sau: thứ nhất về tiêu hóa,cháu hay bị đi ngoài, có thể sáng sớm ăn một cái g...

Câu hỏi

Chào bác sĩ! cháu có vài triệu chứng như sau: thứ nhất về tiêu hóa,cháu hay bị đi ngoài, có thể sáng sớm ăn một cái gì đó là gây cảm giác muốn đi ngoài, ăn cơm trưa xong cũng thế, uống nước ngọt,thậm chí ngủ trưa dậy uống một cốc nước cũng gây đi ngoài hoặc khi căng thẳng trong các kì thi, nên rất bất tiện. Cháu không đau bụng,chỉ là cảm giác muốn đi ngoài thôi, đi ngoài có thể dạng lỏng, mềm rất hay trung tiện. Hiện tượng này diễn ra một thời gian rồi ngưng một thời gian lại bị lại.Cháu có đi nội soi kết quả gần như bình thường, theo cháu tự tìm hiểu, có phải cháu bị hội chứng ruột kích thích thứ hai,vào ngày trời mát sẽ đi tiểu nhiều, nhưng cháu đi nhiều lắm, vừa đi xong lại có cảm giác mắc tiểu, gần đây thỉnh thoảng tiểu hơi buốt, màu hơi đục. Cháu dễ mệt, sức không dai, ngồi lâu một chỗ thỉnh thoảng tay tê, chân mỏi, chuyển động đầu gối ra vào có tiếng "cục cục" sắc mặt cháu không tốt. Vùng lưng thỉnh thoảng nhức mỏi. Có phải cháu bị liên quan tới thận yếu?? giữa hai trường hợp trên có liên quan tới nhau ko ạ? Mong bác sĩ tư vấn. Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều!!
Nguyễn Hải
Sức khỏe

Trả lời

Chào bạn !
Hiện tại bạn đang có 2 vấn đề chính. Vấn đề thứ nhất về tiêu hóa với triệu chứng bạn đưa ra có thể bạn liên quan đến hội chứng ruột kích thích. Biểu hiện chính của bệnh là đau bụng mạn tính và táo bón, hoặc tiêu chảy không liên tục, kéo dài, hoặc bị táo bón xen lẫn tiêu chảy. Phần lớn trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích không có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Chưa có một thuốc đơn độc nào có hiệu quả duy nhất với hội chứng ruột kích thích. Điều trị theo triệu chứng nổi trội là hợp lý và hữu ích.
Để giảm các triệu chứng, bạn cần thực hiện chế độ vệ sinh ăn uống. Chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, ăn uống thái quá, nhiều chất béo, tránh sinh hoạt làm việc căng thẳng. Ngoài ra, thuốc nhuận tràng đôi khi cũng làm tăng triệu chứng.Trong nhiều trường hợp nếu chỉ dùng biện pháp vệ sinh, chế độ ăn uống thôi thì không đủ. Cần phải điều trị bằng thuốc, tùy vào triệu chứng nổi trội và nên phối hợp các thuốc. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ. Khả năng điều trị dứt điểm rất khó khăn. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ về bệnh để duy trì cuộc sống ổn định, thích nghi với nó.
Vấn đề thứ 2 bạn có hiện tượng tiểu buốt và tiểu đục có thể bạn bị viêm đường tiết niệu. Bạn chỉ cần điều trị 1 đợt thuốc là khỏi. Ngoài ra bạn nên uống nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày để làm tăng lượng nước tiểu giúp thải vi khuẩn ra khỏi đường niệu. Cũng có thể uống nước sắc râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh, tua rễ đa, nước rau cải… là các chất gây lợi tiểu nhẹ. Sử dụng kháng sinh loại đào thải chủ yếu qua thận, nên chọn kháng sinh tác dụng lên vi khuẩn gram âm như  trimethoprim,  ofloxaxin…
Với triệu chứng đau mỏi chân tay bạn có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn, bổ sung thêm canxi, duy trì thể dục thường xuyên

Để biết chính xác bệnh bạn nên đi khám
Chúc bạn sức khỏe

tuvansuckhoe24h.com.vn
17/01/2013

Các mục liên quan:

Nguồn: tuvansuckhoe24h.com.vn/hoi-dap/10051/Cho-bc-si-chu-c-vi-trieu-chung-nhu-sau-thu-nhat-ve-tiu-hachu-ha...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận