Chào bác sĩ! sau gần 5 tháng nay em vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt, có tháng thì chu kì ra rất đặc và rất ít BS à. Em mong BS điều...
Câu hỏi
Chào bác sĩ! sau gần 5 tháng nay em vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt, có tháng thì chu kì ra rất đặc và rất ít BS à. Em mong BS điều trị giúp em.rn rn rn
Chu kỳ kinh nguyệt bị chi phối bởi một phức hợp các hormone (hormone của các tuyến nhỏ trong não như tuyến dưới đồi, tuyến yên: estrogen và progesterone của buồng trứng) và nếu chỉ có một trục trặc nào đó trong quá trình này cũng có thể làm mất kinh. Phụ nữ có thể mất kinh do: - Có thai: Trứng đã làm tổ trong lớp nội mạc tử cung và được nội mạc tử cung nuôi dưỡng nên không rụng để tạo thành kinh nguyệt. - Dùng thuốc tránh thai: Một số phụ nữ có thể không có kinh khi dùng thuốc tránh thai. Nếu ngừng uống thuốc thì sau từ 3-6 tháng, hiện tượng phóng noãn và hành kinh lại xảy ra. - Cho con bú: Thường không có kinh mặc dù vẫn có thể có phóng noãn, do đó có thể có thai. Phụ nữ không cho con bú hoàn toàn cần đề phòng có thai. - Stress: Những căng thẳng tâm trí ảnh hưởng tạm thời đến tuyến dưới đồi, có thể làm mất quá trình phóng noãn và mất kinh. Chỉ khi sự căng thẳng tinh thần giảm đi mới có kinh trở lại. - Dùng một số thuốc: Như thuốc tránh thai các loại, thuốc corticoid, thuốc chống trầm cảm, chống rối nhiễu tâm trí, chữa bệnh tuyến giáp, hóa liệu pháp. - Bệnh tật: Một số bệnh mãn tính, chỉ khi khỏi bệnh thì kinh nguyệt mới trở lại. - Mất cân bằng về hormone: Hội chứng buồng trứng đa nang làm cho nồng độ estrogen và androgen cao kéo dài, không lên xuống như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường vì tuyến yên giảm bài tiết hormone, không tạo được phóng noãn và kinh nguyệt. Hội chứng này hay đi kèm với béo phì, vô kinh hoặc chảy máu tử cung bất thường. - Suy dinh dưỡng: Người quá gầy dễ bị ngừng bài tiết estrogen và ngừng phóng noãn. Phụ nữ bị chứng chán ăn hoặc chứng ăn quá nhiều do nguyên nhân thần kinh - tâm lý thường bị thiếu hụt estrogen và mất kinh. - Vận động quá nhiều: Hay gặp vô kinh ở những phụ nữ luyện tập thể thao căng thẳng. Hormone leptin báo cho não biết tỷ lệ mỡ của cơ thể và tỷ lệ này ảnh hưởng đến kinh nguyệt. - Hoạt động kém của tuyến giáp: Bệnh ở tuyến giáp có thể làm tăng hay giảm bài tiết prolactin - một hormone sinh sản do tuyến yên bài tiết ra. Thay đổi về nồng độ hormone có thể ảnh hưởng đến tuyến dưới đồi và làm mất kinh. - U tuyến yên: U lành của tuyến yên có thể làm cho prolactin được sản xuất quá nhiều, ảnh hưởng đến sự điều hòa kinh nguyệt. Loại u này hiếm gặp và thường có thể điều trị bằng thuốc.
Việc mất kinh với thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn sau này, vì thế nên sắp xếp thời gian sớm đến gặp BS chuyên sản phụ khoa để khám, tìm nguyên nhân cũng như được hướng dẫn điều trị. Bạn cũng cần thực hiện một lối sống lành mạnh.
- Xem lại cách ăn uống và vận động để có cân nặng lý tưởng. - Sinh hoạt điều độ, tạo sự cân đối giữa thời gian làm việc, nghỉ ngơi và giải trí. - Chú ý cảm nhận về những thay đổi trong cơ thể, tốt nhất là được khám toàn diện định kỳ. - Không dùng rượu, thuốc lá, ma túy....