Hỏi đáp: Chào bác sĩ, con sinh năm 1996 nay có một câu hỏi mong được giải đáp cặn kẽ. Chuyện là con mang nhóm máu AB (Rh+) nhưng theo thông tin con biết, ba con nhóm máu A (chắc chắn vì ba con từng đi hiến ...

Chào bác sĩ, con sinh năm 1996 nay có một câu hỏi mong được giải đáp cặn kẽ. Chuyện là con mang nhóm máu AB (Rh+) nhưng theo thông tin con biết, ba con nhóm máu A (chắc chắn vì ba con từng đi hiến ...

Câu hỏi

Chào bác sĩ, con sinh năm 1996 nay có một câu hỏi mong được giải đáp cặn kẽ. Chuyện là con mang nhóm máu AB (Rh+) nhưng theo thông tin con biết, ba con nhóm máu A (chắc chắn vì ba con từng đi hiến máu và đi nghĩa vụ), còn mẹ con lại mang nhóm máu O (cũng chắc chắn vì mẹ con từng bị bệnh nặng, đi bệnh viện thường xuyên xét nghiệm máu). Đó là điều con thắc mắc. Tại sao ba máu A, mẹ máu O mà đứa con lại nhóm máu AB? Con đã học môn Sinh nên cũng biết chút ít về di truyền. Thế mà con không tài nào giải thích nổi điều trên. Lúc ba con thấy tờ giấy xét nghiệm nhóm máu của con xem và thấy ghi nhóm máu AB, ba con đã rất nghi ngờ, cứ hỏi con mãi. Ba con chỉ là dân lao động bình thường nên không biết gì nhiều về nhóm máu nên con giải thích qua loa cho qua chuyện. Thế là cũng xong, nhưng con vẫn lấn cấn trong lòng. Từ trước tới giờ, mẹ con lâu lâu có kể về lúc mang bầu như thế nào, lúc đẻ con ra khổ sở ra sao… Con không thấy có vấn đề nào trong những lần mẹ kể chuyện vì chúng rất trùng khớp. Nếu mẹ con nói xạo, cố ý giấu con chuyện gì thì sẽ không kể một cách tự nhiên như vậy đâu ạ. Qua hai sự việc nêu trên, chắc bác sĩ cũng biết là ba mẹ con không có nghi ngờ gì về thân thế của con. Dù vậy, con vẫn tự đặt nghi vấn cho bản thân là không biết mình có phải con ruột của ba mẹ không? Con sợ rằng lúc sinh con ra, có khi nào bác sĩ đưa nhầm con cho ba mẹ? Hoặc điều kì diệu hơn, con là người mang nhóm máu “ABO”? Mong bác sĩ giải đáp giúp con. Con xin cám ơn rất nhiều.
Huỳnh Như Tiên
Sức khỏe

Trả lời

Chào bạn,

Năm 1901, Landsteiner phát hiện ra hiện tượng: huyết thanh của người này làm ngưng kết hồng cầu của người kia và ngược lại. Sau đó nguời ta đã tìm được kháng nguyên A và kháng nguyên B, kháng thể a( chống A) và kháng thể b ( chống B).
 Kháng nguyên A và B có mặt trên màng hồng cầu; kháng thể a và b có mặt trong huyết tương. Kháng thể a sẽ làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên A, kháng thể b sẽ làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên B.
 Do cơ thể có trạng thái dung nạp với kháng nguyên bản thân, nên trong huyết tương không bao giờ có kháng thể chống lại kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu của chính cơ thể đó. 

Từ đó hệ thống nhóm máu ABO được chia làm 4 nhóm: nhóm A, nhóm B, nhóm AB và nhóm O. Ký hiệu nhóm máu biểu thị sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu.

1, Cơ thể nhóm máu A có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể b (chống B) trong huyết tương .
2, Cơ thể nhóm máu B có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể a (chống A) trong huyết tương
3, Cơ thể nhóm máu AB có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể a và b trong huyết tương.
 4, Cơ thể nhóm máu O không có kháng nguyên Avà B trên bề mặt hồng cầu, trong huyết tương có cả kháng thể a và b.


Sự di truyền nhóm máu ABO


Hệ thống nhóm máu A, B, O được di truyền theo quy luật Mendel và có 4 nhóm máu cơ bản là A, B, O và AB. Quy định nhóm máu gồm 3 gen mang tính trạng trội là Alen, Alen lA, lB và một mang tính trạng lặn là Alen lo. Vì vậy người nhóm máu A có thể mang kiểu gen lAlA hoặc lAlo; người nhóm máu B có thể mang kiểu gen lBlB hoặc lBlo; người có nhóm máu AB mang kiểu gen lAlB; người nhóm máu O mang kiểu gen lolo.

Các trường hợp kết hợp nhóm máu:

Cha Me  Con
1, O x O = O

2, O x A = O,A
3, O x B = O, B
4, O x AB = A, B 
5,  A x A = O,A
6,  A x B = O, A, B, AB
7,  A x AB = A, B, AB
8,  B x B = O, B
9,  B x AB = A, B, AB
10, AB x AB = A, B, AB

Trường hợp của bạn lại là AB không giống với các nhóm máu ở trên do đó cần kiểm tra lại Cho đến nay việc xác định xem hai người có cùng hay không cùng huyết thống chủ yếu dựa vào xét nghiệm AND. Muốn thực hiện được xét nghiệm này thì phải lấy mẫu máu, tóc của những người đó để xác định ADN.

Chúc bạn sức khỏe!

tuvansuckhoe24h.com.vn
30/04/2014

Các mục liên quan:

Nguồn: tuvansuckhoe24h.com.vn/hoi-dap/22460/nhom-mau


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận