Hỏi đáp: Chào bác sỹ. Con trai tôi 5 tuổi, cao 107cm, nặng 17kg. Gần đây cháu có biểu hiện giống như mỏi các cơ, xương khớp. C&...

Chào bác sỹ. Con trai tôi 5 tuổi, cao 107cm, nặng 17kg. Gần đây cháu có biểu hiện giống như mỏi các cơ, xương khớp. C&...

Câu hỏi

Chào bác sỹ. Con trai tôi 5 tuổi, cao 107cm, nặng 17kg. Gần đây cháu có biểu hiện giống như mỏi các cơ, xương khớp. Cách đây khoảng 2 tháng, cháu hay rướn cổ như thể bị mỏi cổ, gáy, khoảng chục ngày thì hết. Khoảng 2 tuần nay, cháu hay nháy mắt (khi chớp thì mắt nhắm nghiền lại), thường vẩy 2 cẳng tay giống như người bơm xe, mỗi lần vẩy 3-4 cái.rnXin hỏi bác sỹ, hiện tượng của cháu bé như vậy là triệu chứng bệnh gì hay thiếu chất gì? Tôi phải cho cháu đi khám ở đâu ạ.rnKính mong được bác sỹ tư vấn giúp và xin trân trọng cảm ơn bác sỹ.
Kim Ngân
Sức khỏe

Trả lời

Chào bạn, Thực chất chứng nhức mỏi chân tay ở trẻ cũng có nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân phổ biến và chủ yếu là do hệ xương của trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh, nhất là xương cẳng chân, cẳng tay. Điều này có thể dẫn tới đau nhức mỏi do hai khả năng. Thứ nhất, do xương phát triển quá nhanh trong khi các chất cần thiết cho sự phát triển của xương như sắt, calci không được cung cấp kịp thời nên trẻ thường xuyên đau nhức ở cánh tay, cẳng chân, khi ngủ bứt rứt không yên. Trẻ thường nhức mỏi vào buổi đêm vì đó là thời điểm xương phát triển nhanh nhất. Tuy nhiên, chứng đau nhức này không xảy ra thường xuyên, vì sau một thời gian hệ cơ sẽ thích ứng kịp. Hiện tượng đau cơ có thể tái diễn sau thời gian nhất định nhưng không đáng lo, vì chứng nhức mỏi sẽ chấm dứt khi trẻ ở độ tuổi lên 10. Dù thế các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan, vẫn cần thăm khám bác sĩ để tìm đích xác nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Vì có thể đây chỉ là “cái cớ” dẫn đến nhiều bệnh lý phức tạp làm giảm khả năng vận động khác như viêm cơ, viêm dây thần kinh, viêm khớp vùng chậu, nhược cơ, bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne… Hiện tượng nháy mắt ở trẻ em có nhiều nguyên nhân: Nháy mắt quá nhiều có thể do thứ phát của một rối loạn ở bề mặt nhãn cầu và mi mắt hoặc một biểu hiện để chống lại một tác nhân gây khó chịu (dị vật kết mạc, giác mạc) hoặc do một số rối loạn ở bán phần trước (viêm giác mạc, chắp lẹo, viêm mí mắt, đau mắt đỏ) hoặc có thể do sai lệch khúc xạ không được điều chỉnh. Nguyên nhân của nháy mắt thường liên quan đến bệnh máy cơ tự phát như hội chứng Tourette, ngoài ra có thể có một số nguyên nhân khác sau: stress và lo âu, quá mệt mỏi, phản ứng phụ của một số thuốc như Ritalin, Dexedrine và Adderall, viêm não, bệnh lý thần kinh, cơ thể thiếu magiê. Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường: đỏ mắt, chảy nước mắt, chói và sợ ánh sáng, hay dụi và nheo mắt khi nhìn, than đau ở mi và trong mắt… cần đưa trẻ đến khám ở bác sĩ chuyên khoa nhãn. Chẩn đoán của bác sĩ sẽ giúp phụ huynh loại bỏ nguyên nhân bệnh, phát hiện những bệnh lý và điều trị kịp thời hoặc sớm ngăn chặn thói quen nháy mắt nhiều của trẻ. Trong chế độ ăn uống, bố mẹ nên cho con ăn nhiều các loại bông cải xanh, các loại đậu hạt, đậu phộng để bổ sung magiê. Với các bé đã lớn hơn, nên chú ý về các biện pháp tâm lý trị liệu để giải quyết các yếu tố về sức khỏe, tinh thần, cảm xúc. Chúc con bạn mau khỏe!

tuvansuckhoe24h.com.vn
12/05/2013

Các mục liên quan:

Nguồn: tuvansuckhoe24h.com.vn/hoi-dap/13600/Cho-bc-sy-Con-trai-ti-5-tui-cao-107cm-nang-17kg-Gn-dy-chu-c-biu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận