Cháu chào bác sĩ! rnCháu năm nay 30 tuổi, cách đây 3 tuần chái có chơi cầu lông, do quá sức lên cháu phải nhập viện tỉ...
Câu hỏi
Cháu chào bác sĩ! rnCháu năm nay 30 tuổi, cách đây 3 tuần chái có chơi cầu lông, do quá sức lên cháu phải nhập viện tỉnh Bắc Giang với chuẩn đoán tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, sau khi cháu điều trị được 8 ngày cháu được ra viện, song khi vè nhà hai tuần rồi mà cháu vẫn thấy đau thắt ở sau gáy, người rất yếu, dễ bị choáng khi đi ra ngoài, ( cháu có bị viên họng sưng đỏ), hiện nay cháu thấy rất khó chịu trong người đầu cháu luôn âm u, đau âm ỉ, sau gáy. Sức khỏe rất yếu mệt sâu vào buổi chiều? cháu rất lo lắng vì không hiểu đầu cháu có bị tắc nghẽn mạch máu hay ko? hay có bệnh gì khác? cháu xin bác sĩ tư vấn giúp cháu ! ở nhà cháu vẫn uống thuốc sáng 1 viên huyết áp, 2 viên hoạt huyết, tối 2 viên hoạt huyết. XIn giúp cháu xem cháu có phải đi khám ở đâu để yên tâm chữa bệnh?? cháu xin cảm ơn!
Bạn đã bị tăng huyết áp và rối loạn tuần hoàn máu và được điều trị trong bệnh viện 8 ngày thì có thể nói tình trạng của bạn không nhẹ. Không biết hiện tại huyết áp của bạn bao nhiêu? Tuy nhiên, đến hiện nay, bạn bị đau gáy và bị viêm họng sưng đỏ, thì không biết, hiện tượng đau gáy của bạn bắt đầu từ khi nào? từ ngày ở viện hay từ khi bạn có viêm họng? Nguyên nhân của đau gáy cũng có rất nhiều nguyên nhân như nguyên nhân từ cơ, từ thần kinh, mạch máu, thói quen nằm khi ngủ hay họng sưng đỏ cũng có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng đau gáy của bạn, tuy nhiên, cũng có thể trong thời gian bạn nằm viện, bạn phải nằm nhiều ảnh hưởng đến các cơ gáy đồng thời không khí ngột ngạt của bệnh viện dẫn đến tình trạng như của bạn và đến này vẫn không hồi phục. Hiện tại, bạn ngoài việc dùng các thuốc bạn nói, bạn cần điều trị dứt điểm tình trạng cổ họng sưng đau, vì bệnh này cũng khiến cho bạn cảm thấy mệt và sốt. Đồng thời, đảm bảo huyết áp của bạn trong giới hạn cho phép, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục vừa sức, không uổng rượu bia, thuốc lá, tránh căng thẳng,..bạn không nên ngồi lâu, hay làm việc với máy tính quá lâu, nên thay đổi tư thế thường xuyên, nhưng tránh thay đổi đột ngột, khi ngủ bạn chú ý không gối đầu quá cao. Bạn nên tái khám định kì, để kiểm tra tình trạng của bạn.