Hỏi đáp: Cháu chào bác sĩ ! Cháu năm nay 28t, lập gia đình đc hơn 1 năm, cháu có thai được 3 tháng thì bị thai lưu, sau khoảng thời gian chờ c&oac...

Cháu chào bác sĩ ! Cháu năm nay 28t, lập gia đình đc hơn 1 năm, cháu có thai được 3 tháng thì bị thai lưu, sau khoảng thời gian chờ c&oac...

Câu hỏi

Cháu chào bác sĩ ! Cháu năm nay 28t, lập gia đình đc hơn 1 năm, cháu có thai được 3 tháng thì bị thai lưu, sau khoảng thời gian chờ có thai lại cháu đã khám phụ khoa và bạ nhiễm nấm chlamydia và đã điều trị dứt điểm. 1 thời gian sau cháu đi khám thì bị viêm khớp cùng chậu và viêm đĩa sụn L3,4,5. Đến nay vợ chồng cháu đã kiêng khoảng 8 tháng rồi và muốn có con. Cháu lên mạng đọc thì thấy nếu bị viêm khớp cùng chậu thì khả năng mang thai dễ bị hỏng và khả năng thai ngoài tử cung rất cao, cháu đang rất lo lắng vì tuần trước vợ chồng cháu sinh hoạt vào đúng thời kỳ rụng trứng, nếu có thai cháu rất lo bị thai ngoài tử cung.Cháu xin bác sĩ tư vấn giúp cháu là nếu muốn kiểm tra thai ngoài tử cung thì sau khi quan hệ bao nhiêu lâu có thể xác định được và cháu bị viêm khớp cùng chậu thì có thai có bị ảnh hưởng gì không ạ, cháu xin chân thành cảm ơn ạ
Tạ Thị Quỳnh Trang
Sức khỏe

Trả lời

 

Chào bạn.

Viêm khớp cùng chậu được xếp vào nhóm bệnh lý cột sống. Nếu như ỏ nam giới nguyên nhân gây nên bệnh này thường do viêm cột sống dính khớp và không do vi khuẩn thì ngược lại, ở phụ nữ lại hay gặp viêm khớp cùng chậu do nguyên nhân nhiễm khuẩn. Bệnh thường gặp ở những phụ nữ có các bệnh về viêm đại tràng, viêm nhiễm đường sinh dục. vệ sinh vùng kín. Do vệ sinh không sạch sẽ, nhất là trong thời kỳ hành kinh có thể khiến vùng kín bị viêm nhiễm, rồi gây tổn thương lan rộng.

 

Những phụ nữ bị viêm khớp vùng chậu trong thời kỳ mang thai thường phải mổ đẻ do khung chậu không co giãn tốt. viêm khớp vùng chậu nếu không được điều trị, rồi luyện tập thường xuyên có thể để lại hậu quả không tốt, nhất là những phụ nữ đang trong tuổi sinh đẻ.

Khi bị viêm khớp vùng chậu lâu ngày không điều trị sẽ dẫn đến dính khớp, làm cho khung chậu không thể giãn ra được trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ sau này, khiến cho thai nhi khó có thể đi qua tiểu khung trở nên bị hẹp trong quá trình rặn đẻ. Do vậy, những sản phụ này thường phải mổ đẻ.

Điều trị và luyên tập là hai việc quan trọng và phải tiến hành đồng thời: Để trị căn bệnh này tận gốc, chỉ uống thuốc điều trị thôi chưa đủ, quan trọng là người bệnh cần luyện tập thể dục để giúp vùng khung chậu có độ “đàn hồi” tốt, việc sinh nở sau này dễ dàng hơn. Nếu tập luyện đúng phương pháp, kiên trì, những bệnh nhân từng bị căn bệnh này vẫn có thể sinh thường mà không cần phải mổ đẻ. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn các động tác tập luyện cụ thể, vừa giúp luyện tập cột sống, vừa giúp tập tuyện khung chậu để xương chậu cơ động, linh hoạt, dẻo dai hơn.

Đây là một bài tập đơn giản và hiệu quả bạn có thể áp dụng: Động tác tập nằm ngửa trên nền phẳng, chân trái co về sát ngực, hai tay vòng lấy chân, giữ người ở tư thế thẳng, rồi quay hết cỡ về bên phải, đến khi đầu gối chạm sàn, rồi lại quay ngược về bên trái, nghiêng người hết cỡ để đầu gối chạm sàn rất hiệu quả đối với việc tập luyện khung xương chậu. Cần tập lần lượt mỗi bên chân rồi chuyển sang chân còn lại trong thời gian 30 đến 40 phút mỗi ngày. Khi tình trạng bệnh điều trị ổn định và khỏi, bạn có thể lên kế hoạch cho việc sinh em bé bình thường.

Chúc bạn sớm thành công.

tuvansuckhoe24h.com.vn
06/05/2013

Các mục liên quan:

Nguồn: tuvansuckhoe24h.com.vn/hoi-dap/13417/Chu-cho-bc-si-Chu-nam-nay-28t-lap-gia-dnh-dc-hon-1-nam-chu-c-th...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận