Hỏi đáp: Chao Bác sĩ ! Bác sĩ cho con hỏi: trường hợp một bệnh nhân (mọi lứa tuổi) bị dị vật mũi và dị vật họng miệng nếu dị vật thấy rõ con có thể lấy dị vật ra m&agra...
Chao Bác sĩ ! Bác sĩ cho con hỏi: trường hợp một bệnh nhân (mọi lứa tuổi) bị dị vật mũi và dị vật họng miệng nếu dị vật thấy rõ con có thể lấy dị vật ra m&agra...
Câu hỏi
Chao Bác sĩ ! Bác sĩ cho con hỏi: trường hợp một bệnh nhân (mọi lứa tuổi) bị dị vật mũi và dị vật họng miệng nếu dị vật thấy rõ con có thể lấy dị vật ra mà không cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện đặc biệt là bệnh viện tai mũi họng được không ạ (con đang học Y5 ĐHYD Cần Thơ)? Và nếu dị vật đã được con lấy ra ở giai đoạn mới mắc và dị vật tù không sắc nhọn thì có cần phải đưa đi bệnh viện và điều trị nội khoa không ạ?Hay tốt nhất là con không nên tự lấy ra mà nên đưa bệnh nhân đên bệnh viện ạ? Cơ chế bệnh nhân bị chết ngạt dưới nuoc là gì ạ?người ta cấp cứu bằng hà hơi và ấn thượng vị phải không ạ và công dụng của 2 bước làm như thế là gì ạ?cấp cứu bệnh nhân ngưng tim ngưng thở, ngạt nước, ngạt do dị vật đường thở có giống nhau không ạ?con cảm ơn quý Thầy Cô ạ!rn
Tất cả trường hợp bệnh nhân bị dị vật đường thở và đường ăn đều cần đưa đến bác sĩ kiểm tra và có hướng điều trị. Đối với người lớn : - Dị vật đường thở sẽ có những triệu chứng như ho sặc sụa, khó thở, mặt tím tái hoặc đỏ bừng. Ở giai đoạn cấp phải được lấy dị vật ra càng sớm càng tốt. Để lâu sẽ rất khó lấy và có thể phải mở khí quản. Trong những trường hợp này, bệnh nhân phải đến bệnh viện ngay trong vòng 24 giờ. Bác sĩ sẽ lấy dị vật ra bằng nội soi rồi cho bệnh nhân xuất viện ngay.
- Dị vật đường ăn khi bị hóc dị vật, nên đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng. Không nên chữa bằng các phương pháp mê tín dị đoan, chữa mẹo.Không được dùng bất kỳ biện pháp gì để lấy hoặc đẩy dị vật. Nếu dị vật cứng bệnh nhân không khó thở, đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra, soi gắp dị vật. Đối với trẻ em : - Dị vật đường thở không nên cố gắng lấy dị vật ở nhà, vì có thể gây tổn thương tai - mũi, gây chảy máu nhiễm trùng nặng, nhất là làm cho dị vật chui vào sâu không lấy ra được, đôi khi phải giải phẫu mới lấy được dị vật ra. Nên đưa trẻ đến bệnh viện, các bác sĩ có đèn soi tai - mũi và với những dụng cụ thích hợp để lấy dị vật dễ dàng. - Dị vật đường ăn thường gặp do hóc xương, hóc đồng xu, hóc vỉ thuốc uống… do ăn uống không kỹ, vội vã hay đùa giỡn trong lúc ăn. Không nên tìm cách tự móc ở nhà, nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được nội soi gắp dị vật càng sớm, càng tốt hầu tránh các biến chứng nguy hiểm mà lúc đó phải phẫu thuật lớn mới có thể cứu sống được. Khi trẻ bị áp xe vùng cổ sẽ phải phẫu thuật mở cạnh cổ để thoát mủ, nếu để trễ trẻ có thể bị viêm trung thất gây tử vong. Dị vật bạn lấy ra to, không sắc nhọn nếu không làm trầy xước đường ăn đường thở thì không cần phải đi khám lại, tuy nhiên nếu có tổn thương cần đi khám bác sĩ sẽ có hướng điều trị. Cơ chế của bệnh chết ngạt dưới nước gồm 4 giai đoạn : - Thở ra và hít phải nước. - Ngừng thở. - Ngừng tim Các giai đoạn kéo dài 4 phút, những vẫn còn cứu sống được. Tử vong chắc chắn sau 10 phút, đó là tình trạng ngất tím. Xử trí với người bị ngạt nước cần khẩn trương, kiên trì, bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt : khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi đường thở và miệng nạn nhân, đặt khăn vải hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân. Nếu ngừng tim (sờ mạch quay không có) phải ép tim ngoài lồng ngực. Dùng 2 tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/1 phút. Nếu một người cấp cứu thì thổi ngạt 2 - 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10 - 15 nhịp. Nếu có 2 người cấp cứu thì 1 người thổi ngạt, 1 người ép tim ngoài lồng ngực, làm kiên trì cho đến khi tim đập và thở trở lại. Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước, nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, kê gối dưới 2 vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn nhân hồi tỉnh.
Tình trạng ngưng tim ngưng thở thường xảy ra trong các tai nạn (chết đuối, hoả hoạn, tai nạn giao thông, điện giật,…) hay bệnh lý tim mạch và nạn nhân thường chết nhanh chóng trong vài phút vì thiếu dưỡng khí. Đa số các trường hợp được cứu sống và hồi phục tốt là nhờ được sơ cứu kịp thời ngay tại hiện trường bằng hà hơi thổi ngạt và ấn tim