Chào bạn,
Bạn bị viêm mũi dị ứng rồi đấy, tôi cung cấp bạn các thông tin về bệnh cũng như điều trị căn bệnh này:
Nguyên nhân viêm mũi dị ứng.
Các biểu hiện lâm sàng cho thấy viêm mũi dị ứng cũng là một biểu hiện cúc bộ tại bộ phận mũi xoang khi tiếp xúc với các dị nguyên (yếu tố dị ứng) như:
- Yếu tố dị ứng đường thở: như bụi nhà, lông súc vật nuôi, phấn hoa, chất thải từ động cơ…
- Yếu tố dị ứng thực phẩm như: trứng, sữa, đậu đỏ, một số loại hạt và các loại hải sản (tôm, cua, mực, ghẹ…)
- Yếu tố dị ứng thuốc như: các loại thuốc tân dược, các vị thuốc đông y…
- Sự thay đổi của các yếu tố môi trường như: độ ẩm, nhiệt độ…
- Tinh thần căng thẳng, nội tiết tố, vi rút…
Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng cho thấy bệnh viêm mũi dị ứng còn có đặc tính gia đình, tức là nếu trong nhà có cha mẹ mắc bệnh này thì một tỉ lệ cao các con cũng có khả năng mắc bệnh này.
Phân loại viêm mũi dị ứng.
-
Viêm mũi dị ứng theo mùa:
bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng, với các triệu chứng như: nhột nhột, cay trong mũi rồi hắt hơi, có khi đến vài chục cái. Có thể chảy nước mắt, chảy nước mũi trong, lượng nhiều và có thể kèm theo nhức đầu và uể oải. Thông thường thì triệu chứng hắt hơi xảy ra vào buổi sáng, tuy nhiên vào buổi trưa và buổi chiều cũng có thể có triệu chứng hắt hơi và tình trạng hắt hơi thường kéo dài khoảng 1 tuần đến 10 ngày sẽ khỏi.
Khi soi mũi trong cơn hắt hơi thì thất mũi hẹp, nhầy trong, niêm mạc mũi bị sung huyết, ngoài cơn thì thấy mũi khô thoáng, Đây là cơn viêm mũi dị ứng ngắn hạn và nếu tình trạng bệnh kéo dài thì nước mũi sẽ đặc lại gây ra hiện tượng nghẹt mũi, niêm mạc mũi bị phù nề màu nhợt nhạt, phần cuống mũi bị phình to …gây ra hiện tượng nhức đầu, nhức trán, nên bệnh nhân thường lầm tưởng mình bị viêm xoang.
-
Viêm mũi dị ứng bột phát:
Các triệu chứng của bệnh viêm mũi bột phát tương đối giống bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, có điều bệnh này xuất hiện không theo chu kỳ, không theo mùa, thời tiết. Dấu hiệu nhận biết bệnh này đó là chỉ hắt hơi vài cái nhưng nghẹt mũi tăng và kéo dài giữa 2 cơn, khi khám thì thấy niêm mạc mũi nhợt có nhiều polype mũi và chụp X-quang thì thấy mờ các xoang.
Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.
Việc điều trị viêm mũi dị ứng nhanh hay lâu, hiệu quả điều trị có triệt để hay không phụ thuốc rất nhiều vào việc lựa chọn phương pháp điều trị của bạn. Do đó hãy sáng suốt nghe theo những chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý múa thuốc điều trị viêm mũi dị ứng về tự điều trị đặc biệt là các nhóm thuốc kháng sinh. Ngay sau đây là 3 phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.
-
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc tân dược.
Điều tiên bạn cần làm là đến gặp bác sĩ và phối hợp để xác định chính sác nguyên nhân gây bệnh, sau đó tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn sử dụng. Việc điều trị viêm mũi dị ứng đòi hỏi cần có sự kiên trì bởi vì đây là dạng bệnh viêm mũi mãn tính. Sau đây là các thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị vêm mũi dị ứng:
Thuốc kháng histamine: Nhóm này có 2 dạng thuốc cơ bản đó là dạng viên uống và dạng xịt, đối với những người thường xuyên phải di chuyển thì dạng xịt sẽ tiện dụng hơn. Các thuốc kháng histamine thường được sử dụng cho các bệnh nhân có triệu chứng mắc bệnh nhẹ với các biểu hiện ban đầu như: hắt hơi, nghẹt mũi, ho khan… Các thuốc này thường gây ra tác dụng phụ là buồn ngủ và các rối loạn tiêu hóa. Do vậy, khi sử dụng thuốc bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, và quá trình sử dụng nên uống nhiều nước để giảm thiểu các tác động tới hệ tiêu hóa.
Thuốc kháng viêm: Nhìn chung đây là các thuốc dạng xịt có chữa thành phần corticosteroid, có hiệu quả cao trong điều trị viêm mũi dị ứng và không gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều các dạng thuốc xít có chứa thành phần corticosteroid, bạn chỉ nên sử dụng những thuốc được bác sĩ kê đơn, tuyệt đối không tự ý thay đổi thuốc.
Thuốc tiêm chống dị ứng: Các thuốc này thường gây ra tác dụng phu sốc phản hệ rất cao, nên được khuyên cáo là không nên sử dụng, Trong y học chỉ sử dụng những thuốc này cho những bệnh nhân mắc bệnh nặng và không kiểm xoát được các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó việc sử dụng yêu cầu sự theo dõ nghiêm ngặt của bác sĩ, và không được lạm dụng.
Bên cạnh những lọai thuốc điển hình như trên thì còn có các nhòm thuốc khác được sử dụng trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng như: Thuốc chống ngạt mũi, Thuốc chống thụ thể, Chất ổn định tế bào, Liệu pháp miễn dịch dị ứng….vv
-
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc dân gian.
Từ lâu các bài thuốc dân gian đã thể hiện được một vai trò không thể thiếu trong việc điều trị các chứng bệnh tại cộng đồng trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng. Về mặt kinh nghiệm dân gian cũng có khá nhiều các bài thuốc hay được ứng dụng điều trị bệnh viêm mũi dị ứng như:
– Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi: Tỏi sau khi bóc vỏ thì được cho vào cối và giã nát, sau đó vắt lấy nước côt, dùng 1 phần nước ép tỏi 2 phần mật ong rừng hòa đều với nhau, sử dụng nhỏ vào mũi 3 lần/ ngày. Thời gian điều trị từ 3 đến 5 ngày bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi – Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng: Gừng tươi 30g, bèo cái tươi 120g, đem rữa sạch, giã nát cho thêm 100ml nước lọc hòa đều, sau đó lọc lại bằng vãi bỏ phẩn bả đi, phần nước cốt thu được cho thêm 20ml mật ong vào đun sôi là có thể sử dụng được. Chia số thuốc trên thành 3 lần uống hết trong ngày, nên uống vào lúc đói cùng nước ấm.
Ngoài 2 bài thuốc trên ta còn rất nhiều các bài thuốc dân gian chữa trị viêm mũi dị ứngkhác như: chữa viêm mĩ dị ứng bằng sáp ong, bằng thịt lợn nấu dây mướp… Mặc dù rất an toàn, không gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên các chuyên gia cho răng việc ứng dụng các bài thuốc trên để điều trị viêm mũi dị ứng mang đến hiệu quả không cao và không có cơ sở khoa học. Do vậy, chỉ nên áp dụng cho những trường hợp mới chớm mắc bênh hoặc bệnh nhẹ.
Như đã nói ở trên việc điều trị viêm mũi dị ứng cần nhất là sự kiên trì của người bệnh, và tuân thủ théo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối thực hiện 2 không đó là:
– Không tự ý mua thuốc điều trị, đặc biệt là các thuốc kháng sinh
– Không lạm dụng các bài thuốc dân gian để tránh tình trạng bệnh để lâu ngày tiến triển nặng hơn
Phòng bệnh viêm mũi dị ứng:
Bệnh viêm mũi dị ứng là một bệnh thường gặp, không có giới hạn về tuổi tác hay giới tính. Do đó, vấn đề phòng bệnh cần sự quan tâm đặc biệt không chỉ với những người có tiền sử mắc bệnh mà cả với những người chưa từng mắc bệnh. Bệnh viêm mũi dị ứng do nhiều nguyên nhân gây nên, do vậy những người có cơ địa dị ứng cần đặc biệt cảnh giác. Sau đây là các khuyến cáo cho người bênh.
- Tránh xa các yếu tố kích thích từ môi trường như: điều hoa không khí, phấn hoa, côn trùng…
- Tránh xa những nơi bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, nấm mốc, hóa chất độc hại…
- Không nuôi chó mèo và các loại vật nuôi khác trong nhà, hoặc có nuôi thì hạn chế tiếp xúc
- Thường xuyên vệ sinh nhà cữa, chăn ga gối đệm, phòng làm việc, tạo môi trường thông thoáng để hạn chế nấm mốc và vi khuẩn.
- Khi thời tiết thay đôi chuyển mùa cần có dữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng tai mũi họng.