Kính chào Bác sĩ,rnTiền sử tôi có bị đau dạ dày (HB).rnKhoảng 2 tháng gần đây tôi hay bị viêm họng, viêm thanh quản, cổ họng hay...
Câu hỏi
Kính chào Bác sĩ,rnTiền sử tôi có bị đau dạ dày (HB).rnKhoảng 2 tháng gần đây tôi hay bị viêm họng, viêm thanh quản, cổ họng hay bị khô. Tôi có đi khám bên BV Tai-Mũi-Họng, Hoàn Mỹ. Được bác sĩ chuẩn đoán " Viêm amygdale mãn, viêm họng mãn tính + theo dõi Gerd". Nhưng nó cứ bị tái đi tái lại nhiều lần, nhất là khi uống nước đá, rượu bia.... Có những lúc bị viêm nặng buổi sáng lúc súc miệng khạc đàm có dính theo chút máu tươi. Khi uống thuốc thì hết sau đó lại tái lại.rn1. Cho tôi hỏi bệnh này chữa khỏi được không hay cứ bị tái lại nhiều lần?rn2. Theo dõi Gerd ở đây là ý nghĩa gì có quan trọng không?rn3. Nên khám chuyên khoa ở đâu tốt nhất để điều trị bệnh này?rnRất mong bác sĩ giải đáp giúp tôi các thắc mắc nay. Chào trân trọng.
Chào bạn, Về vấn đề lo lắng của bạn, tôi xin trả lời bạn như sau: Theo dõi GERD là viết tắt của chữ Gastroesophageal Reflux Disease (bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản). Đối với người bị dạ dày có triệu chứng đau họng có thể là nguyên nhân dạ dày trào ngược gây nhiêm nhiễm, tổn thương cơ quan hô hấp nên BS sẽ theo dõi để tìm ra nguyên nhân từ đó điều trị bệnh của bạn dứt điểm. - Đối với tình trạng bệnh của bạn có 2 vấn đề cần giải quyết song song, điều trị dứt điểm viêm dạ dày và viêm họng. Vì 2 bệnh này có mối liên quan với nhau. Khi bạn bị đau dạ dày, dịch vị của dạ dày là kẻ thù của niêm mạc hô hấp làm trầm trọng hơn bệnh viêm họng, viêm amidan của bạn, ngược lại các thuốc điều trị viêm họng như kháng sinh, kháng viêm thì làm tổn thương nặng hơn dạ dày vốn có của bạn.
- Bệnh dạ dày và viêm họng mạn đều là bệnh khó điều trị dứt điểm, việc điều trị phải kết hợp nhiều yếu tố. + Đối với người bị bệnh dạ dày: cần tuân thủ phác đồ điều trị của BS, ngoài ra cần chú ý vấn đề làm tăng nguy cơ tổn thương: bia rượu, chất cay nóng, stress. Xây dựng chế độ ăn phù hợp: Không ăn quá no, hoặc để quá đói, ăn thức ăn mềm, dễ hấp thu. Hạn chế dùng thuốc gây tác dụng phụ cho dạ dày. + Đối với bệnh viêm họng: Việc điều trị cần phối hợp nhiều phương pháp: Hạn chế nói to, nói quá nhiều, hút thuốc lá, uống nước đá, làm việc trong môi trường nhiềt độ quá thấp, ngoài ra bạn nên vệ sinh mũi họng bằng cách ngậm nước muối pha loãng ngày 3 lân. Về việc dùng thuốc, do bệnh của bạn đã chuyển sang giai đoạn mạn do vậy cần hạn chế dùng thuốc tây vì nếu lạm dụng thì dễ gây tình trạng kháng thuốc. Bạn nên ưu tiên dùng đông y như lấy củ cải ngâm với đường uống hằng ngày, hoặc có thể dùng sản phẩm đông y như Tiêu Khiết Thanh có công dụng điều trị viêm họng mạn.
Tôi tin rằng nếu bạn làm tốt những vấn đề tôi hướng dẫn bệnh sẽ được cải thiện.