Hỏi đáp: Kính chào Bác sỹ!rnCách đây 1 tháng tôi có đi kiểm tra máu, tôi thấy có chỉ số của axit Uric cao hơn mức độ cho phép (4...

Kính chào Bác sỹ!rnCách đây 1 tháng tôi có đi kiểm tra máu, tôi thấy có chỉ số của axit Uric cao hơn mức độ cho phép (4...

Câu hỏi

Kính chào Bác sỹ!rnCách đây 1 tháng tôi có đi kiểm tra máu, tôi thấy có chỉ số của axit Uric cao hơn mức độ cho phép (470/420 micromol/lít).rnTôi muốn hỏi: Với chỉ số như vậy thì mức độ ảnh hưởng thế nào? Đã được gọi là bị bệnh Gout chưa? và chế độ ăn uống, tập luyện thế nào cho hợp lý ?rnChân thành cảm ơn Bác sỹ!
Bùi Thanh Hùng
Sức khỏe

Trả lời

Chào bạn,

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân của nó bị phá hủy và chuyển hóa thành acid uric. Đây là nguồn acid uric nội sinh. Ngoài ra, những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cũng có nhân tế bào, khi vào cơ thể qua đường ăn uống sẽ chuyển hóa thành acid uric. Đó là nguồn acid uric ngoại sinh, trong đó các loại thực phẩm nội tạng động vật, hải sản... sẽ được chuyển hóa thành acid uric rất nhiều. Acid uric là một chất thừa trong cơ thể, được thải loại 80% qua đường niệu, 20% qua đường tiêu hóa và da. Bên cạnh đó, rượu bia có tác dụng kích hoạt men xanthine oxidase gây tăng sản xuất acid uric. Do đó, acid uric tăng cao trong máu có liên quan đến việc ăn nhiều đạm động vật và uống nhiều rượu bia. Đây là lý do nam giới bị tăng acid uric nhiều hơn phụ nữ.

Tình trạng của anh bị tăng acid Uric hơn mức bình thường cũng chưa đủ để kết luận anh bị bệnh gút, muốn xác định bệnh nhân có bị bệnh gút hay không, bác sĩ phải dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán gút chứ không chỉ dựa vào nồng độ acid uric trong máu đơn thuần. Tuy nhiên nếu anh có thêm các biểu hiện như ngón chân cái sưng đỏ và đau nhức thì rất có khả năng anh bị bệnh gút.

Trong giai đoạn này anh cần duy trì acid uric ở mức trung bình bằng chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý như: Nếu bạn đang thừa cân hay béo phì thì việc giảm cân qua ăn uống lành mạnh và thường xuyên hoạt động thể chất là điều rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy giảm cân có thể làm giảm nồng độ acid uric và giảm xuất hiện các cơn gút cấp. Nếu bạn nghiện rượu, bạn nên giảm hoặc ngưng hoàn toàn. Uống nhiều bia hoặc rượu mạnh làm tăng cơ hội mắc bệnh gút. Cụ thể, việc uống rượu nhiều sẽ làm sản sinh Acid lactic. Acid lactic sẽ tranh chấp đào thải với Acid uric, làm cho lượng Acid uric không thể thoát ra ngoài hoặc thoát với khối lượng không đủ. Bạn nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày vì nó giúp hoà tan acid uric trong cơ thể và loại bỏ theo đường tiết niệu ra ngoài.Không Ăn thực phẩm có nhiều purin (như cá cơm, cá mòi, ngỗng,...) cũng có thể gây tăng Acid uric. Những người ăn nhiều hải sản và thịt (đặc biệt là thịt nội tạng như gan, thận, não, tim) cũng có nguy cơ mắc bệnh gút. Ngoài ra, ở lứa tuổi 30 trở lên, nên tránh những thay đổi đột ngột của cơ thể, như đang nóng mà tắm nước lạnh, sốc cơ thể ... có thể sẽ là tác nhân để sự chuyển hoá từ Acid uric thành muối Urat diễn ra.

Chúc bạn sức khỏe!

tuvansuckhoe24h.com.vn
16/05/2013

Các mục liên quan:

Nguồn: tuvansuckhoe24h.com.vn/hoi-dap/13693/Knh-cho-Bc-syrnCch-dy-1-thng-ti-c-di-kiem-tra-mu-ti-thay-c-chi-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận