Hỏi đáp: Kính chào bác sĩ.rnCháu năm nay 35 tuổi,cháu cao 1m67 nặng 80 kg. Giữa tháng 5/2013 cháu đi xét nghiệm máu thì có c&aa...

Kính chào bác sĩ.rnCháu năm nay 35 tuổi,cháu cao 1m67 nặng 80 kg. Giữa tháng 5/2013 cháu đi xét nghiệm máu thì có c&aa...

Câu hỏi

Kính chào bác sĩ.rnCháu năm nay 35 tuổi,cháu cao 1m67 nặng 80 kg. Giữa tháng 5/2013 cháu đi xét nghiệm máu thì có các chỉ số sau:rn- Gama GT: 129 (8-37 u/L)rn- SGO(AST) 40 (6-25 U/L)rn- SGPT (ALT)   72 (3-30 U/l)rn- Uric Acid/Serum   8.3   (M:3.4-7; F: 2.4-5.7mg/di)rn- Cholesterol, Total 5.3   (3.4 - 5.4 mmol/L)rn- Triglycerides 2.7   (0.6-2.3 mmol/L)rn- HbsAG Âm tinh S/CO=0.27 (Index <1; ,0.05UI/mL)rnB/s vui lòng, các chỉ số như vậy có thể hiện bệnh gì không, có cần điều trị hay uống thuốc không?rnXin chân thành cảm ơn Bác sĩ
Hà Vũ Tuấn
Sức khỏe

Trả lời

Chào bạn,

Chỉ số Gama GT, AST (Alanin Amino Transferase ) và ALT (Aspartate Amino Transferase) là những chỉ số để đánh giá mức độ tổn thương gan. Bởi các chỉ số này đều do gan tạo ra thường có một hàm lượng cố định trong máu, trị số bình thường ALT < 40 U/L ,AST < 40 U/l. Khi gan bị tổn thương, hàm lượng men gan này sẽ tăng cao, mức tăng thông thường  gấp 5 – 8 lần bình thường, thậm chí còn cao hơn nữa. Đây là dấu hiệu tích cực trong chẩn đoán bệnh nhưng bên cạnh đó còn phải làm thêm một số XN khác để phối hợp phân tích chẩn đoán. Trong thời gian viêm gan cấp các men này sẽ tăng cao sau đó giảm dần và trở lại bình thường trong khoảng 1-4 tháng. Nếu các men này tăng cao liên tục trong thời hơn 6 tháng thì có thể là biểu hiện của một viêm gan mạn tính. Vì vậy bạn cần theo dõi định kỳ, kiểm tra men gan này 6 tháng một lần. Nguyên nhân dẫn đến tăng các men gan không chỉ do viêm gan B mà còn do viêm gan A, viêm gan C, viêm gan hay xơ gan do rượu... cũng như một số bệnh khác ngoài gan. Tuy nhiên viêm gan B là nguyên nhân chính, mức tăng của các men này càng cao thì khả năng tổn thương của gan càng lớn. Mặc dù vậy trong thực tế vẫn có một số trường hợp gan bị viêm rất nặng nhưng các men vẫn không tăng hay tăng rất ít, hoặc ngược lại các men này tăng mà lại do một số bệnh lý chẳng liên quan gì đến gan.

Truờng hợp của bạn kết quả sét nghiệm cho biết bạn không bị viêm gan B men gan tăng cũng không quá cao vì vậy bạn chỉ nên nghỉ ngơi, tránh vận động nặng, có chế độ ăn uống hợp lý nhằm tránh tăng gánh nặng cho gan,Khi biết mình bị men gan tăng cao hơn bình thường cần chú ý bảo vệ sức khỏe, trước tiên cần ngừng uống rượu hoặc bỏ hẳn rượu và rất cần đi khám bệnh. Khi men gan tăng, bác sĩ không chỉ dựa vào chỉ số men gan trong máu tăng mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác và các xét nghiệm cận lâm sàng khác mới hy vong kết luận được nguyên nhân gây tăng men gan như siêu âm gan, siêu âm hệ thống dẫn mật, tụy tạng cũng như xem xét một số bộ phận khác.

Khi được xác định nguyên nhân thì cần phải nghe lời tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình. Nên ăn đều đặn và không bỏ bất kỳ bữa ăn nào. Giảm tiêu thụ các loại thực phẩm tinh chế. Tăng lượng rau quả tươi. Tránh thực phẩm chế biến và đóng hộp, thức ăn nhanh như bánh pizza, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và bánh kem xốp. Tránh thức ăn chiên, chất béo bão hòa, nước uống có gas.

 

Chúc bạn sức khỏe.

tuvansuckhoe24h.com.vn
17/05/2013

Các mục liên quan:

Nguồn: tuvansuckhoe24h.com.vn/hoi-dap/13725/Knh-cho-bc-sirnChu-nam-nay-35-tuoichu-cao-1m67-nang-80-kg-Giua-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận