Kính gửi các bác sỹ. Tôi viết thư này xin trình bày với các bác sỹ và mong các bác sỹ tư vấn giúp đỡ cho t&oc...
Câu hỏi
Kính gửi các bác sỹ. Tôi viết thư này xin trình bày với các bác sỹ và mong các bác sỹ tư vấn giúp đỡ cho tôi. Tôi năm nay 29 tuổi, vợ tôi 27 tuổi. Chúng tôi có một cháu trai hiện được 27 tháng tuổi. Nhưng cháu chỉ nói được một số từ đơn giản như "bà, không, đi, bà ơi, chú, bóc, ......." Cháu chưa nói được từ đơn giản như "mẹ, bố, ông, ............". Những từ cháu nói được ở trên từ khi cháu 21 tháng và đến nay thì vẫn chưa nói thêm được nhiều. Vợ chồng tôi cũng đã kiểm tra bằng cách gọi tên cháu, nhưng lúc thì cháu quay lại đáp ứng được, lúc thì không. Cháu ở nhà với ông bà, cuối tuần vợ chồng tôi mới về gặp cháu được 2 ngày cuối tuần. Nhưng khi vợ chồng tôi về thì cháu rất vui, chạy ra ôm hôn, chạy nhảy nhiều hơn hẳn thường ngày, nói nhiếu hơn thường ngày (nhưng nói toàn những từ linh tinh, không ra nghĩa cụ thể) duy chỉ có ăn uống là cháu không chịu ăn bằng hàng ngày. Cháu thích hoặc muốn cái gì thì cháu đều kéo tay người nhà ra đến chỗ đồ vật đó để lấy hoặc bóc cho cháu ăn. Cháu cũng thích chơi cùng các bạn nhưng khi chơi cháu thường vứt các đồ chơi đi.
Chào bạn ! Đối với trẻ 24 tháng tuổi được coi là phát triển bình thường về mặt ngôn ngữ khi: nói được câu 2 từ (bà ơi hoặc mẹ ơi cơm), chỉ được 6 bộ phận của cơ thể, chỉ và gọi tên được 4 hình (ví dụ con chim, con mèo, con ngựa, con chó...), trẻ hiểu được lời mình nói và làm theo như vậy, hiểu 2 hành động. Hiện tại bé nhà bạn đã 27 tháng mà chưa nói được nhiều như vậy là chậm nói. Nhiều gia đình thường cho con xem tivi, ngậm núm vú giả, đây là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Để khắc phục tình trạng hiện tại 2 bạn cần quan tâm đến con hơn. Thường xuyên nói với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ tập trung vào bạn, vào đồ vật nào đó mà bạn muốn nói đến. Nên nói đến những vật có trước mặt, hay những điều đang xảy ra. Chú ý lắng nghe, cho con bạn có thời gian để thực hiện những lời trẻ sắp nói, cũng như thường xuyên đưa ra lời động viên như “Con nói giỏi lắm”, giúp trẻ mạnh dạn tập nói.Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt. Việc trẻ chậm nói có ảnh hưởng nhiều như: làm cho trẻ mất tự tin trong giao tiếp, khó biết cách bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình có thể dẫn đến bực tức, ảnh hưởng đến việc đi học sau này (có thể gây ra sự thất bại học đường). Nếu thấy con có vấn đề khác thường về ngôn ngữ, gia đình nên đưa con đến các trung tâm thăm khám để phát hiện hoặc phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Chúc bạn và gia đình sức khỏe