Kính mong các chuyên gia, bác sĩ hỗ trợ tư vấn giúp tôi về hiện tượng sau:rnỞ chân và tay tôi xuất hiện những đốm bầm (đỏ + tím) bằng ...
Câu hỏi
Kính mong các chuyên gia, bác sĩ hỗ trợ tư vấn giúp tôi về hiện tượng sau:rnỞ chân và tay tôi xuất hiện những đốm bầm (đỏ + tím) bằng đầu ngón tay cái, bị sưng lên, ấn vào thấy đau nhức, tay chân có hiện tượng nhỏ lại, sức khỏe vẫn bình thường.rn - Cách đây 2 tuần tôi có đi khám và bác sĩ kê toa thuốcrn + MEDROL v-16mg+ (METHYL PREDNISOLONE)rn + PANLIFE v-40mg (PANTOPRAZOL)rn + VITOCAL(CALCI CARBONATE+MAGNESI HYDROXYD+ KẼM + D3)rnKhi uống thuốc vào các vết bầm tím suy giảm và bớt sưng, sau khi ngừng uống thuốc chờ tái khám khoảng 1 ngày các vết bấm tím lại xuất hiện và sưng nhiều hơn. Sau 10 ngày tôi đi tái khám lại bác sĩ kê toa thuốc khác.rn + RIFAMPICIN v-150mg (Mekophar VN) + (RIFAMPICINE)rn + PZA v-500mg + (PYRAZINAMIDE)rn + LEGALON v-70mg(SILYMARIN)rn + INH 150mgrnSau khi uống được 2 ngày theo toa thuốc trên tôi thấy bệnh không suy giảm, các vết bấm tím xuất hiện nhiều hơn và diện tích vết bầm lớn hơn, gây đau nhức rất khó chịu.rn* Hiện tại bác sĩ chưa chuẩn đoán ra bệnh.rnrnTôi rất lo lắng không biết bệnh gì, mong bác sĩ tư vấn và cho biết cách điều trị.rnXin chân thành cám ơn!
Theo như đơn thuốc đầu tiên của bạn: bác sĩ đã kê cho bạn thuốc chống viêm Medrol. Đây là một loại thuốc chống viêm corticoid. Bạn có thể tìm hiểu các tác dụng phụ của corticoid, đây là một loại thuốc chữa bệnh mà tác dụng chữa bệnh rất tốt mà tác dụng phụ của nó cũng rất nhiều, nói đơn giản là 1 con dao 2 lưỡi mà cả 2 lưỡi của nó đều rất sắc. Các tác dụng phụ có thể là: teo cơ (có thể là nguyên nhân làm cho chân tay bạn bị teo), loãng xương, rạn da, giữ nước, loét dạ dày... Chính vì thế bác sĩ kê thêm cho bạn thuốc chống loét dạ dày tá tràng: pantoprazol và 1 số vitamin tổng hợp...Tuy corticoid có tác dụng chữa bệnh rất nhanh nhưng làm bệnh khi tái phát có thể trở nên nặng hơn, đây chính là nguyên nhân mà khi bạn bị mắc lại nặng hơn.
Còn đơn thuốc thứ hai chúng tôi cũng không hiểu tại sao bác sĩ lại kê phác đồ điều trị bệnh lao cho bạn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các vết bầm máu trên da cũng như có nhiều nguy cơ có thể làm thành mạch dễ bị tổn thương. Chúng ta thấy người già thường dễ bị bầm máu hơn do thành mạch cứng hơn dễ vỡ hơn, hoặc những người béo phì, đang có mắc các bệnh lý khác, … cũng dễ xuất hiện các vết bầm máu trên da. Như vậy bầm máu trên da có thể chỉ đơn thuần là tổn thương thành mạch sau chấn thương, ngoài ra còn có thể do những nguyên nhân gây rối loạn quá trình đông máu như giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu, rối loạn các yếu tố đông máu hoặc tổn thương thành mạch mắc phải.
Chính vì vậy bạn cần đi khám nội tổng hợp để được đánh giá tất cả các chỉ số máu để có kết luận cụ thể.