Hỏi đáp: Quyền của Thẩm tra viên thi hành án dân sự về ký tên, đóng dấu

Quyền của Thẩm tra viên thi hành án dân sự về ký tên, đóng dấu

Câu hỏi

Hiện nay pháp luật về thi hành án dân sự đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên thi hành án dân sự. Tuy nhiên, chưa có hướng dẫn về quyền của Thẩm tra viên trong việc ban hành văn bản. Cụ thể là Thẩm tra viên có quyền ký tên, đóng dấu cơ quan Thi hành án một số trường hợp như: Giấy mời, biên bản xác minh giải quyết khiếu nại, ký sao tài liệu, hồ sơ giải quyết khiếu nại hay không? Khi gặp các trường hợp như nêu trên thì giải quyết như thế nào?
Hà Thanh Hồng
Pháp luật

Trả lời

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự thì “Thẩm tra viên cơ quan Thi hành án dân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ không có quyền ký tên, đóng dấu cơ quan thi hành án dân sự kể cả trong trường hợp phát hành các văn bản như: Giấy mời, biên bản xác minh giải quyết khiếu nại, ký sao tài liệu, hồ sơ giải quyết khiếu nại” trừ trường hợp được thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự ủy quyền.

Khi gặp các trường hợp như trên trong quá trình tác nghiệp, Thẩm tra viên chỉ là người giúp việc cho Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, trừ khi được Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự ủy quyền. (Ngoài ra đến nay Luật Thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật không có quy định khác).

 

Các văn bản liên quan:

Nghị định 74/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự

Chuyên viên pháp lý - Tổng cục Thi hành án dân sự
02/11/2014

Các mục liên quan:

Nguồn: www.moj.gov.vn/hoidappl/Lists/DanhSachCauHoi/View_Detail.aspx?ItemID=17687


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận