Tôi đã mổ cắt túi mật do viêm nặng năm 1991 ( cách đây 22 năm ) và cắt một đoạn dị tật bẩm sinh ở đường mật chủ.Cách đây 7 năm tôi đau ...
Câu hỏi
Tôi đã mổ cắt túi mật do viêm nặng năm 1991 ( cách đây 22 năm ) và cắt một đoạn dị tật bẩm sinh ở đường mật chủ.Cách đây 7 năm tôi đau bụng quằn quại, nôn, sốt cao đi khám cấp cứu thì bác sĩ siêu âm, thử máu và làm một số xét nghiệm đưa ra kết luận tôi bị viêm tụy nên phải nhập viện điều trị trong 1 tuần truyền dịch và tiêm kháng sinh sau đợt điều trị này bác sĩ cho ra viện. Từ đó đến ngày 27/10/2013 gần đây toi bị chướng bụng, không tiêu, sốt cao nên đi khám cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng bác sĩ khám, siêu âm, lấy mẫu máu, chụp phổi, nước tiểu và làm xét nghiệm cộng hưởng 64 lớp CT, bác sĩ kết luận tôi bị viêm đường mật và có sỏi đường mật . Sau 12 ngày điều trị gồm truyền dịch,tiêm các loại kháng sinh chống viêm, tôi được bác sĩ cho xuất viện và hẹn 2 tháng sau tái khám. Xin hỏi bác sĩ tư vấn trong trường hợp viêm và sỏi đường mật của tôi cần có chế độ ăn uống như thế nào để duy trì sức khỏe tốt, nên uống loại thuốc nào, tây y hay đông y để tan sỏi chống viêm, sỏi đường mật của tôi có tự tan đi hay phải mổ, nếu phải mổ thì trong thời gian khoảng bao lâu. Xin cảm ơn bác sĩ nhiều !
Điều trị sỏi mật có thể hỗ trợ bằng giảm đau và kháng sinh, nhưng chủ yếu vẫn phải lấy sỏi mật.
Đối với sỏi túi mật:
- Dùng thuốc giúp tan sỏi, áp dụng đối với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5mm, thời gian dùng kéo dài 6-24 tháng, ursodeoxycholic acid 8-10mg/kg trọng lượng.
- Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất.
- Cắt túi mật qua nội soi: dùng với sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật, đây là phương pháp hiện nay thường dùng phổ biến, rút ngắn thời gian nằm viện và hồi phục sức khỏe nhanh.
- Cắt túi mật bằng mổ phanh: áp dụng trong trường hợp mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật.
Đối với sỏi trong gan và ống mật chủ:
- Lấy sỏi qua nội soi ngược dòng cắt cơ oddi, áp dụng với sỏi ở ống mật chủ, sỏi nhỏ dưới 1,5cm, phương pháp này giúp tránh được phẫu thuật.
- Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng, áp dụng với sỏi to.
- Phẫu thuật để lấy sỏi.
Phòng bệnh và biến chứng?
Đối với nước ta, nhiễm khuẩn đường mật vẫn còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hình thành sỏi mật, đặc biệt là nhiễm ký sinh trùng đường mật. Chính vì vậy cần ăn uống vệ sinh như ăn uống thức ăn đã nấu chín, tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không nên ăn thức ăn đường phố, trẻ em hạn chế ăn quà vặt cổng trường. Đối với người có tiền sử giun chui ống mật cần tẩy giun định kỳ 2 lần trong một năm.
Bạn đã đi khám ở bệnh viện, bạn cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ, không được uống thuốc không có chỉ định của bác sĩ.