Hỏi đáp: Thưa bác sĩ, em năm nay 21 tuổi. Khoảng nửa năm trước em bị đau đầu, nghẹt mũi thường xuyên, chảy mũi đặc xuống họng. Đi khám bệnh được chẩn đoán viêm xoang xuất tiết ...
Thưa bác sĩ, em năm nay 21 tuổi. Khoảng nửa năm trước em bị đau đầu, nghẹt mũi thường xuyên, chảy mũi đặc xuống họng. Đi khám bệnh được chẩn đoán viêm xoang xuất tiết ...
Câu hỏi
Thưa bác sĩ, em năm nay 21 tuổi. Khoảng nửa năm trước em bị đau đầu, nghẹt mũi thường xuyên, chảy mũi đặc xuống họng. Đi khám bệnh được chẩn đoán viêm xoang xuất tiết mạn tính ( em nội soi vòm mũi họng, chụp x-quang xoang ). Sau đợt chữa trị lâu lâu em vẫn tái phát triệu chứng nhưng khỏi nhanh. Hiện tại em lại tái phát đau đầu âm ỉ, khó chịu ở họng nhưng không chảy mũi nhiều nữa. Xin hỏi bệnh viêm xoang mạn tính này có cách chữa trị nào khả thi hay không? Và những xét nghiệm như nội soi vòm họng có loại trừ nguy cơ các bệnh như ung thư vòm họng hay không? Mong bác sĩ cho biết để em yên tâm.
Chào bạn ! Viêm xoang mũi xuất tiết mạn tính là bệnh không thể chữa khỏi được tuy nhiên có thể kiểm soát được bệnh. Bên cạnh điều trị thuốc bạn nên tránh lạnh và ẩm như dùng khẩu trang, xoa nóng mũi trước khi ra lạnh. Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn có thể ngâm chân bằng nước nóng ấm từ 15 đến 20 phút. Hàng ngày, bạn lưu ý giữ ấm hai bàn chân. Ngoài ra, bạn cũng cần có chế độ ăn uống khoa học, tập luyện phù hợp, tạo điều kiện môi trường sống tốt, trong lành. Về phương pháp điều trị hiện nay thường kết hợp cả đông y và tây y. Đa phần là điều trị triệu chứng. Với đông y có thể dùng cây ngũ sắc. Cây ngũ sắc đã được lưu truyền trong điều trị viêm mũi xoang, chống viêm, giảm phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn. Bạn có thể lấy hoa tươi đem về giã nát rồi lấy nước nhỏ vào mũi hàng ngày. Với tây y bạn có thể sử dụng thuốc giảm xuất tiết từ niêm mạc mũi xoang đường uống như nhóm thuốc kháng histamin H1 chọn lọc. Nhóm thuốc này có tác dụng phong bế các thụ thể H1 ở ngoại biên, ức chế phóng thích histamin từ dưỡng bào như Chlorpheniramin maleat, loratidin, fexofenadin hydoclorid, desloratidin... Chẩn đoán xác định chính xác ung thư vòm họng phải soi mũi trước và mũi sau đồng thời làm sinh thiết (dưới gây tê) Chúc bạn sức khỏe