Chào bạn.
Trong mỗi vòng kinh, chất nội tiết của buồng trứng làm nội mạc tử cung mọc dày lên, nhưng khi chất nội tiết này tụt xuống thì nội mạc tử cung bong và gây ra chảy máu kinh nguyệt. Khi chất nội tiết này tăng và giảm theo nhịp độ tương đương với một tháng thì kinh nguyệt sẽ đều. Máu kinh thường kèm dịch âm đạo, mảng nội mạc tử cung bong ra...do đó bạn không nên lo lắng.
Rất nhiều trường hợp bị đau trước và trong giai đoạn kinh nguyệt, đây là hiện tượng đau sinh lí bình thường do co thắt âm đạo để đẩy máu kinh ra ngoài, song cũng có trường hợp đau do một số bệnh lí gây ra. Thông thường thì có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng kinh, chủ yếu là:
1) Ống cổ tử cung quá hẹp, kinh nguyệt lưu thông bị trở ngại gây đau bụng
2) Tử cung phát triển không tốt kết hợp với sự cung ứng máu bất thường gây thiếu máu, thiếu oxi cho tử cung gây đau bụng.
3) Vị trí của tử cung không bình thường: nếu tử cung của phụ nữ quá lùi về phía sau hoặc quá ngả về phía trước cũng sẽ ảnh hưởng đến máu kinh lưu thông gây đau bụng.
4) Nhân tố tinh thần và thần kinh: một bộ phận phụ nữ quá mẫn cảm với tình trạng đau bụng kinh
5) Nhân tố gen di truyền: con gái bị đau bụng kinh có mối liên quan nhất định đến người mẹ.
6) Yếu tố nội tiết: đau bụng trong kì kinh nguyệt có liên quan đến sự gia tăng của progesterone
7) Nội mạc tử cung và hàm lượng prostaglandin trong máu kinh tăng lên, prostaglandin tác động đến các cơ tử cung, làm chúng co lại gây đau bụng. Những người mắc chứng này có hàm lượng prostaglandin trong các mô nội mạc tử cung tăng cao rõ rệt hơn đối với những phụ nữ bình thường.
8) Tử cung quá co thắt: Tuy áp lực co thắt tử cung của những phụ nữ mắc chứng đau bụng kinh tương đương với những phụ nữ bình thường ( áp lực bình thường khoảng 4.9Kpa), nhưng cơn co thắt tử cung kéo dài, và thường không dễ dàng thả lỏng lại bình thường, tất nhiên sẽ gây đau bụng do tử cung quá co thắt.
9) Tử cung co thắt không bình thường: Những người mắc chứng đau bụng kinh, tử cung thường co thắt không bình thường, vì vậy thường dẫn đến các cơ tử cung thiếu máu. Hiện tượng thiếu máu này lại dẫn đến sự co thắt các cơ gây đau bụng.
10) Các bệnh phụ khoa như: vị trí nội mạc tử cung bất thường, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung..., đặt vòng tránh thai trong tử cung cũng có thể dẫn đến đau bụng....
Nếu thường xuyên bị đau bụng và rối loạn kinh nguyệt bạn nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân gây ra và được tư vấn điều trị từ các BS chuyên môn. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Phụ Lạc Cao điều trị đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt, với thành phần thảo dược an toàn hiệu quả, cho kết quả cao trong điều trị bệnh, bạn có thể tham khảo để điều trị bệnh tốt.
Chúc bạn sức khỏe.