Hỏi đáp: Thưa bác sỹ,rnMẹ tôi 56 tuổi, vừa điều trị bệnh basedow xong (6 tháng). Hiện tại không phải uống thuốc điều trị bệnh basedow nữa mà chỉ uống thuốc bổ gan thôi....
Thưa bác sỹ,rnMẹ tôi 56 tuổi, vừa điều trị bệnh basedow xong (6 tháng). Hiện tại không phải uống thuốc điều trị bệnh basedow nữa mà chỉ uống thuốc bổ gan thôi....
Câu hỏi
Thưa bác sỹ,rnMẹ tôi 56 tuổi, vừa điều trị bệnh basedow xong (6 tháng). Hiện tại không phải uống thuốc điều trị bệnh basedow nữa mà chỉ uống thuốc bổ gan thôi. Nhưng có 1 biểu hiện từ lúc bị basedow đến giờ vẫn chưa khỏi và cũng chưa biết nguyên nhân vì sao. Đó là:rn- Người luôn mệt vào buổi sáng, đến chiều tối thì khỏe hơn 1 chút. - Ngửi thấy mùi thức ăn là buồn nôn (nôn khan thôi) và không muốn ăn. Có cảm giác như họng bị cứng cứng.rnMẹ tôi cũng bị huyết áp cao nữa. Đi soi dạ dày thì không có vấn đề j, có khi nào là do hệ thần kinh có vấn đề không? Tôi đã khuyên bà đi khám ngoài cho chất lượng, nhưng bà cứ đòi đi nằm bảo hiểm để bác sỹ theo dõi (ở trạm y tế phường).rnThế nên tôi rất lo, mong vào đây bác sỹ có thể giúp đỡ xem những biểu hiện trên là bệnh j, để tôi có thể giải thích cho bà hiểu và đi khám cho chính xác.rnCám ơn bác sỹ rất nhiều !
Bệnh Basedow là một bệnh nội tiết, trong đó triệu chứng chủ yếu là tuyến giáp tăng sinh và phì đại lan tỏa, đồng thời tăng tiết quá nhiều hocmon giáp trạng so với nhu cầu của cơ thể. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh còn nhiều giả thuyết song trong bệnh Basedow chắc chắn có những rối loạn thần kinh thực vật và nội tiết, trong đó tuyến giáp bị cường chức năng và gây nhiễm độc với toàn bộ cơ thể. làm ảnh hưởng đến các cơ quan như: chuyển hóa, tim mạch, thần kinh - tinh thần và cơ
Đối với phụ nữ, mắc bệnh Basedow thường gặp ở những người trẻ, týp thần kinh nhạy cảm và hay bị stress, các chấn thương tinh thần, đôi khi gặp yếu tố cơ địa, di truyền. Có 3 phương pháp chính để điều trị bệnh Basedow đó là:
- Nội khoa: dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp, phối hợp với một số thuốc khác như: an thần, trấn tĩnh, giảm mạch, ức chế miễn dịch… Tỷ lệ khỏi bằng phương pháp nội khoa vào khoảng 48%.
- Điều trị bằng iode phóng xạ.
- Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Việc điều trị phải dựa vào khám và làm một số xét nghiệm để xem mức độ diễn tiến bệnh sau đó phụ thuộc vào thể trạng bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị bệnh.