Căn cứ khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động được sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007 quy định: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.”
Như vậy từ 12/2005 đến nay anh đã làm việc được 4 năm 10 tháng nên khi nghỉ việc anh được trợ cấp thôi việc.
Căn cứ Điều 15 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương như sau: “Tiền lương làm căn cứ tính các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm,bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có)”.
Căn cứ Điều 2 Thông tư 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điểm của Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động về sửa đổi khoản 3, mục III, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH như sau:
Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:
Tiền trợ cấp thôi việc | = | Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc | x | Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc | x 1/2 |
Trường hợp, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau:
Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng làm tròn thành 1/2 năm.
Từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 01 năm.
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Theo quy định nêu trên tổng thời gian anh làm việc tại doanh nghiệp được làm tròn thành 5 năm, tiền trợ cấp thôi việc là 5 năm x tiền lương theo hợp đồng lao động trong 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động x 1/2.
Như vậy, doanh nghiệp của anh tính tiền trợ cấp thôi việc cho anh là sai vì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động chứ không phải tính theo số tiền lương anh nhận (ba tháng nghỉ không lương bằng 0 đồng).
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT
Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội
Điện thoại: 04.3747 8888 - Email: info@luatdaiviet.vn
Các văn bản liên quan:
Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động
Nghị định 44/2003/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động
Thông tư 17/2009/TT-BLĐTBXH Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động
Nghị định 114/2002/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương