Hỏi đáp: Xử lý việc người Trung Quốc và chủ nhà trọ không thực hiện việc đăng ký tạm trú

Xử lý việc người Trung Quốc và chủ nhà trọ không thực hiện việc đăng ký tạm trú
Admin Portal
Pháp luật

Trả lời

 

Đây là trường hợp người nước ngoài cư trú thuộc khu vực biên giới Trung Quốc giáp với Việt Nam vi phạm quy định về đăng ký tạm trú theo Quy chế khu vực biên giới cũng như quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ khẩu. Cùng với vi phạm của người phụ nữ Trung Quốc, chủ nhà nơi người nước ngoài nghỉ lại qua đêm cũng vi phạm nghĩa vụ khai báo và đăng ký tạm trú cho khách theo quy định của pháp luật hộ khẩu. Cụ thể là:

- Việc người phụ nữ Trung Quốc nghỉ lại qua đêm mà không khai báo tạm trú tại Công an xã là vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vi phạm hành chính này sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Theo quy định này, hành vi cư trú trái phép trong khu vực biên giới, cửa khẩu có thể bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền với mức phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

- Việc ông P, chủ hộ gia đình không đăng ký tạm trú cho người đến tạm trú ở nhà mình là vi phạm quy định tại Điều 31 Luật cư trú 2006 ngày 29/11/2006. Vi phạm hành chính của ông P sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP nêu trên với hình thức xử phạt và mức phạt tương tự như hành vi trên đây.

Thẩm quyền giải quyết

Trong tình huống này, lực lượng phát hiện vi phạm hành chính là Công an viên và dân quân xã, Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 200.000 đồng. tuy nhiên, những hành vi vi phạm hành chính phát sinh trong vụ việc bị xử phạt ở mức tối thiểu là 200.000 đồng và mức tối đa là 500.000 đồng. Khung xử phạt này phù hợp với thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Do đó, việc xử phạt hành chính trong vụ việc này do Trưởng Công an xã tiến hành là thuận tiện và phù hợp nhất.

Trình tự giải quyết

Bước 1: Công an xã giải thích cho chủ nhà và người Trung Quốc biết các quy định pháp luật Việt Nam về quản lý biên giới để họ thực hiện, đồng thời tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính riêng đối với từng người theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Pháp lệnh 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 02/04/2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Bước 2: Trưởng Công an xã căn cứ biên bản vi phạm hành chính ra quyết định xử phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng theo quy đinh tại Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Lưu ý: khi cân nhắc về mức phạt cụ thể, cần lưu ý thích đáng đến đặc điểm về quan hệ đồng tộc của công dân Việt Nam và công dân của nước láng giềng cư trú ở các xã liền kề hai bên biên giới để quyết định mức phạt phù hợp.

 

Các văn bản liên quan:

Nghị định 34/2000/NĐ-CP Ban hành Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nghị định 150/2005/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội

Luật 81/2006/QH11 Cư trú

Pháp lệnh 04/2008/PL-UBTVQH12 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính

Pháp lệnh 44/2002/PL-UBTVQH10 Xử lý vi phạm hành chính

Admin Portal
02/11/2014

Nguồn: www.moj.gov.vn/hoidappl/Lists/DanhSachCauHoi/View_Detail.aspx?ItemID=4840


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận