Hỏi đáp: Xin bác sĩ tư vấn giúp. Em có tiếp xúc với một bạn bị nhiễm Herpes đang bị vết lở trên miệng khoảng 1,2 ngày trước. Em có tiếp xúc như bắt t...
Xin bác sĩ tư vấn giúp. Em có tiếp xúc với một bạn bị nhiễm Herpes đang bị vết lở trên miệng khoảng 1,2 ngày trước. Em có tiếp xúc như bắt t...
Câu hỏi
Xin bác sĩ tư vấn giúp. Em có tiếp xúc với một bạn bị nhiễm Herpes đang bị vết lở trên miệng khoảng 1,2 ngày trước. Em có tiếp xúc như bắt tay, cầm đồ đạc... Hiện em cảm thấy vùng môi trên có triệu chứng ngứa, và vùng bẹn hơi đau, thỉnh thoảng nhức đầu. Em muốn hỏi là có thể biết mình đã bị nhiễm bệnh chưa? Nếu đã nhiễm bệnh thì điều trị ngay có thể trị dứt điểm không? Khám ở đâu? em có tìm hiểu thì thấy bệnh này tồn tại vĩnh viễn. Cảm ơn bác sĩ.
Bệnh Herpes miệng, Virus HSV1 là tác nhân của herpes môi - miệng, một bệnh trạng thường tự hết. Nhưng các tổn thương có thể lan vào hầu-họng, thậm chí xảy ra ở vùng mắt. Ở người bị giảm miễn dịch HSV-1 có thể gây bệnh lan rộng và nghiêm trọng; Virus HSV2 là tác nhân của herpes sinh dục. Nhưng HSV-2 cũng có thể gây mụn rộp ở vùng miệng; ngược lại, HSV-1 cũng có thể gây nhiễm chéo ở vùng sinh dục. Trong cơ thể virus herpes có thể nằm tiềm ẩn trong các hạch thần kinh cảm giác. Khi gặp một số yếu tố thuận lợi, như: môi khô, nứt môi, chấn thương, chấn thương răng-miệng (nhổ, trám răng…), sốt, cảm cúm, viêm đường hô hấp trên, kinh nguyệt, có thai, suy nhược cơ thể, căng thẳng tinh thần, chấn thương thể chất, giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch (AIDS, ung thư…), virus trở nên hoạt tính và từ trong hạch thần kinh đi ra ngoài da - niêm mạc gây bệnh. Do đó, không thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh Herpes, chỉ có các biện pháp phòng ngừa giảm tái phát và điều trị đợt tái phát. Herpes rất dễ lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp khi vẫn còn các tổn thương, vì vậy cần lưu ý những điều sau: Không chạm vùng có tổn thương của mình vào người khác, như: hôn hít, sờ, chạm; Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, ly uống nước, chén-đũa-muỗng, son môi, phấn trang điểm và "khăn ướp lạnh”…; Rửa tay sau khi thoa thuốc; Không sờ lên mắt, không dùng nước bọt để làm ướt kính sát tròng; Cẩn thận khi trang điểm và tẩy trang, không nên cố gắng dùng kem hay phấn trang điểm để che đi những mụn rộp hay vết lở vì sẽ dễ bị bội nhiễm vi khuẩn; Vết loét sẽ không còn gây lây nhiễm khi đã lành hoàn toàn và vùng da bị ảnh hưởng đã trở về bình thường. Có thể dùng thuốc kháng virus: Acyclovir (Zovirax) là thuốc uống kháng virus đầu tiên được ưu tiên sử dụng.Do đặc điểm phát triển của virus herpes nên dùng thuốc kháng virus cũng không bao giờ loại sạch hoàn toàn,và vì thế bệnh không thể chữa khỏi vĩnh viễn, có thể tái phát khi có điều kiện. Do vậy, chỉ dùng thuốc ngừa tái phát thường xuyên, lâu dài từ 6 - 18 tháng ở những người mỗi năm tái phát từ 6 lần trở lên, khi mỗi năm chỉ còn tái phát từ 2 lần trở xuống thì ngừng.