Xin chào bác sỹ. Xin Bác sỹ cho cháu hỏi: Mẹ cháu năm nay 54 tuổi, đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương (chụp và thử máu) các bá...
Câu hỏi
Xin chào bác sỹ. Xin Bác sỹ cho cháu hỏi: Mẹ cháu năm nay 54 tuổi, đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương (chụp và thử máu) các bác sỹ chuẩn đoán mẹ chàu bị viêm khớp dạng thấp. Biểu hiện của Bệnh là các khớp rất đau nhức, khi lội bùn thì hôm sau các khớp đau nhức và sưng thêm, hiện tại các đốt ngón tay, chân đang bị sưng to (khoảng 1,3 lần so với ngón tay đã được 1 năm) vài tháng trở lại đây thì có thêm triệu chứng đau, buốt khớp vai, hông và cả khớp gối, có lúc đang đi thì lại khuỵ xuống và vài lần còn chạy lên mắt gây nhức, nhói, quầng mắt. Xin bác sỹ cho hỏi mẹ cháu có thể dùng thuốc loại nào và chế độ ăn uống, luyện tập, kiêng kỵ như thế nào để cho bệnh có thể giảm và tránh những biến chứng sau này.rnrnChân thành cảm ơn bác sỹ!
Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính, kéo dài nhiều năm, do đó đòi hỏi một quá tình điều trị liên tục và kiên trì của cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân. Phải kết hợp nhiều phương pháp nội khoa (y học hiện đại và y học dân tộc), vật lý, ngoại khoa, chỉnh hình, phục hồi chức năng,.. - Sử dụng thuốc chống thấp khớp thay đổi được bệnh (Disease Modifying AntiRheumatic Drugs – DMARD) phù hợp với mức độ bệnh, thể trạng bệnh nhân, hoàn cảnh kinh tế… - Phối hợp điều trị triệu chứng lúc đầu (khi các thuốc DMARD chưa có tác dụng) bằng một thuốc kháng viêm NSAID hoặc Corticosteroid toàn thân (nếu biểu hiện viêm nặng nề và/hoặc không kiểm soát được bằng NSAID). Liều lượng, thời gian sử dụng, tương tác khi phối hợp thuốc kháng viêm phải được kiểm soát chặt chẽ, giảm liều và ngưng càng sớm càng tốt để tránh các tác dụng phụ khi dùng dài ngày (Loãng xương, nhiễm trùng, bệnh tim mạch, suy thận, viêm loét đường tiêu hóa, phụ thuộc corticosteroid…) - Dùng Corticosteroid tại chỗ (khi có chỉ định) là một điều trị hỗ trợ tốt, có thể sử dụng để tránh hoặc giảm bớt việc dùng Corticosteroid toàn thân.
Ngoài ra y học cổ truyền có đóng góp rất nhiều các cây thuốc và vị thuốc hay có tác dụng giảm viêm, chống đau. Gần đây xuất hiện một số thuốc mới tác dụng điều trị rất hiệu quả như Hoàng Thấp Linh, giúp phòng ngừa viêm khớp , giảm sưng, giảm đau, tăng cường hồi phục vận động cho khớp an toàn, không gây tác dụng khi sử dụng lâu dài.
Trong chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân cần chú ý tới những thực phẩm giàu vitamin C, D, E, cũng như một số loại axit béo có tác dụng tốt với khớp.
- Acid béo hệ Omega-3: Có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ... Các nghiên cứu cho thấy, acid béo hệ omega-3 giúp ngăn chặn phản ứng viêm, giảm triệu chứng VKDT, loại bỏ tình trạng cứng khớp buổi sáng, giảm số lần đau khớp.
- Vitamin C và D có khả năng cải thiện, giảm đau- viêm xương khớp: những thực phẩm chứa vitamin E như: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch...
Bệnh nhân VKDT nên bổ sung thêm acid folic để giảm triệu chứng đau và phản ứng viêm cũng như tác dụng phụ của thuốc điều trị. Acid folic thường có trong rau, ngũ cốc, thịt gia cầm, gan động vật... Bên cạnh đó, bệnh nhân cần kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Tuỳ theo giai đoạn tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ thay đổi liều thuốc và hướng dẫn chế độ luyện tập phù hợp.