Hỏi đáp: Xin hỏi Bác sĩ: Người già nằm lâu trên giường thường hay co chân để ngủ nhất là những tháng lạnh, lâu dần chân khó duỗi thẳng. Người chăm sóc cũng khô...
Xin hỏi Bác sĩ: Người già nằm lâu trên giường thường hay co chân để ngủ nhất là những tháng lạnh, lâu dần chân khó duỗi thẳng. Người chăm sóc cũng khô...
Hạn chế vận động hay bất động thường do bản thân bệnh tật hay thương tật khiến người bệnh phải hạn chế vận động, hay bất động. Triệu chứng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều tổn thương nặng như teo cơ, cứng khớp, loãng xương, lở loét... Do nằm bất động nhiều ngày nên thường gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để tránh những biến chứng nguy hiểm do bất động gây ra, mọi người trong gia đình cần cho bệnh nhân vận động sớm. Người bệnh có thể tập vận động theo ba phương pháp sau:
Tập chủ động (tự tập): Người bệnh nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế di động, tùy theo tình trạng bệnh có thể tự xoa bóp, tự trở mình, tự cử động các khớp và tập thở. Nếu có thể ngồi dậy, thoát ly khỏi giường để đi lại trong phòng càng sớm càng tốt. Ngày tập 2-3 lần.
Tập thụ động: Nếu bệnh nhân bị liệt do tổn thương thần kinh không thể tập chủ động được thì người nhà hay nhân viên y tế có thể xoa bóp, tập gập duỗi hết tầm vận động của các khớp, nâng ngồi dậy hoặc lăn trở người bệnh ít nhất 1 giờ/lần.
Thay đổi vị trí bằng cách lúc nằm ngiêng, nằm sấp, nằm ngửa, ngồi dậy, đứng lên. Nằm sấp là tư thế tốt nhất, tiếp đến là đứng giúp lưu thông khí huyết. Nếu bệnh nhân không thể đứng được thì có thể sử dụng bàn dốc có các góc độ khác nhau.
Lưu ý: với người nằm bất động quá lâu, khi đứng dậy dễ bị tụt huyết áp, do vậy cần cho bệnh nhân tập nâng cao dần đầu ở các độ dốc tăng dần trước khi cho đứng thẳng.