không biết bạn bị vấn đề gì mà cần đi chụp X-quang do ta nạn gãy xương hay chấn thường gì vậy bạn?
ự cốt hóa là quá trình hình thành mô xương mới hoàn toàn. Ở trẻ xuất hiện nhiều điểm cốt hóa hơn. Xương dài cốt hóa nhanh trong thời kỳ đầu. Từ tuổi sơ sinh đến 2 tuổi sự cốt hóa các xương ngắn như xương cổ tay, cổ chân diễn ra rất nhanh. Các xương dẹp cốt hóa chậm hơn. Từ 2 tuổi trở lên, sự cốt hóa trở nên chậm trễ. Quá trình cốt hóa ở trẻ em mầm non tiến triển nhanh nên khi bi gãy xương thì chóng liền. Quá trình cốt hóa kết thúc khoảng 20 - 25 tuổi.Xương trẻ em phát triển chiều dài và chiều dày không đồng thời. Từ lúc sơ sinh đến tuổi dậy thì xương lớn nhiều về chiều dài, ít về bề dày; chi dưới lớn nhanh, xương ở thân lớn ít. Xương nào hoạt động nhiều thì phát triển nhiều hơn. Trong quá trình sống, xương liên tục thay đổi. Mô xương mới được tạo ra thay thế cho mô xương cũ.
Có 2 hình thức cốt hóa:
– Cốt hóa trực tiếp(cốt hóa màng) : chất ăn bản của mô liên kết ngấm calci, và biến thành xương . Các xương được hình thành theo hình thức này gọi là các xương màng.
– Cốt hóa sụn: chất căn bản của mô liên kết ngấm cartilagen thành sụn, sau đó sụn này biến thành xương.
Quá trình này do các nguyên bào xương thực hiện. Quá trình này giúp hình thành xương nối phần bị gãy hoặc phát triển xương ở tuổi trẻ. Do đó, quá trình này là tốt, bạn cũng cần cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin hơn để chúng tôi tư vấn cụ thể hơn bạn nhé!